Đối với hộ nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 111 - 113)

Phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm rau hữu cơ: duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm? Vấn đề thương hiệu được quan tâm như thế nào? Trong điều kiện hiện tại và trong tương lai gần, rau hữu cơ vẫn thể hiện sức cạnh tranh yếu kém của mình ở hai yếu tố cơ bản, một là giá bán và hai là mẫu mã. Xét về yếu tố giá bán có thể khẳng định so với các loại rau thường, giá bán sản phẩm rau hữu cơ thường cao hơn nhiều, nên chưa thể trở thành “sản phẩm của bữa ăn hàng ngày công chúng”. Xét về mẫu mã, do không hoặc sử dụng rất ít hàm lượng các chất

bảo vệ thực vật, chất kích thích nên vẻ bề ngoài của các sản phẩm rau hữu cơ luôn không “hấp dẫn” như các sản phẩm rau không được cho là an toàn. Có hai cách để giải quyết vấn đề này.

Thứ nhất: Đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm rau hữu cơ có giá thành chấp nhận được, với mẫu mã thỏa mãn sự hiếu kỳ của người tiêu dùng.

Thứ hai: Có những động thái nhằm thay đổi suy nghĩ, thói quen của người tiêu dùng về rau hữu cơ qua các chương trình tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ý nghĩa cũng như sự cần thiết của rau hữu cơ đối với đời sống xã hội. Để làm thay đổi suy nghĩ của người tiêu dùng đòi hỏi người sản xuất không những không thể đứng ngoài cuộc mà phải là nhân tố tích cực trong công cuộc ấy bởi hơn ai hết họ là những người cần người tiêu dùng am hiểu về rau hữu cơ hơn cả.

Thứ ba: Phải phát triển các hình thức liên kết, đặc biệt là xây dựng các hợp đồng cung ứng sản phẩm trong tương lai. Trong điều kiện hiện tại và tương lai, các nguồn lực phục vụ sản xuất rau hữu cơ của hộ luôn là những yếu tố giới hạn, đặc biệt là yếu tố đất đai có xu hướng ngày càng thu hẹp lại. Những hạn chế ấy sẽ làm cho đường giới hạn năng lực sản xuất của hộ nông dân rau hữu cơ dần bị thu hẹp nếu không có những động thái làm thay đổi số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn lực phục vụ xuất. Chính nhờ các hình thức liên kết mà đường cong năng lực sản xuất của hộ nông dân rau hữu cơ sẽ được mở rộng. Để phát triển ngành nghề rõ ràng người sản xuất rau hữu cơ không thể đứng một mình được mà sẽ chủ động tìm đến các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hình thức liên kết 4 nhà sẽ được triển khai rộng rãi trong ngành hàng này. Khi đó, người sản xuất rau hữu cơ sẽ trở thành một tác nhân quan trọng không thể thiếu trong hệ thống cung ứng sản phẩm đến người tiêu dùng. Họ sẽ dần trở nên chuyên nghiệp hơn trong việc tiếp nhận thông tin từ thị trường, tổ chức các yếu tố đầu vào, vận hành quá trình sản xuất, điều phối các hoạt động tiêu thụ thông qua các hợp đồng với sự hợp tác đắc lực của các tác nhân khác trong việc tạo ra điều kiện thuận lợi hơn cho người sản xuất tiếp cận với yếu tố về đầu vào, kỹ thuật và thị trường tiêu thụ. Sự liên kết hợp lý không chỉ làm cho người sản xuất rau hữu cơ mở rộng được đường năng lực sản xuất mà hơn thế nữa sẽ tạo điều kiện để họ ứng xử ở những ngưỡng cho hiệu quả nhất, có nghĩa là sản xuất tại những điểm nằm trên đường giới hạn năng lực sản xuất để tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực thông qua sự tư vấn, trợ giúp của chính các tác nhân tham gia trong liên kết.

Thứ tư: Phải ứng xử đặt trong bối cảnh phát triển thương mại quốc tế sản phẩm. Ở giai đoạn đầu đó là ứng xử trong việc đối phó với sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nhập ngoại. Điều này đã rất rõ ràng đối với thị trường các sản phẩm rau “không an toàn” trong những năm trở lại đây, cụ thể là cuộc chiến không cân sức giữa rau quả Việt Nam với rau quả đến từ Trung Quốc, Thái Lan. Trong tương lai, khi ngành hàng rau hữu cơ đã được ổn định hơn, thị phần nội địa đã trở nên vững mạnh, người sản xuất sẽ nghĩ đến việc hướng tới các thị trường ngoại quốc để gia tăng lợi ích cho mình. Họ sẽ sẵn sàng chấp nhận làm theo các yêu cầu về mặt kỹ thuật ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn từ thị trường quốc tế. Điều này cho thấy việc tiêu thụ rau hữu cơ đang còn vất vả, nặng nhọc, bên cạnh đó công cụ vận chuyển còn thô sơ như xe đạp thồ, xe bò, quang gánh, chưa có những phương tiện vận chuyển chuyên dùng trừ khi phải đi thuê. Bên cạnh đó sản phẩm rau hữu cơ rất dễ bị dập nát khi mang ra chợ bán. Chính vì điều này mà một số gia đình vẫn có tiềm năng để sản xuất rau hữu cơ nhưng vì ít lao động, lại không có phương tiện nên không dám mở rộng diện tích để sản xuất rau hữu cơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)