Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 99 - 104)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.2.Các yếu tố khách quan

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới mối quan hệ liên kết trong tiêu thụ rau hữu cơ

4.3.2.Các yếu tố khách quan

4.3.2.1. Các yếu tố thuộc về điều kiện cơ sở hạ tầng a. Hệ thống giao thông

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết sản xuất tiêu thụ rau hữu cơ của Lương Sơn đó là sự thuận lợi trong hệ thống giao thông. Với đặc điểm tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi tiếp giáp với các huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Sau 5 năm thực hiện chương trình ''Nơng Thơn mới'', hầu hết các xã trong huyện đã tranh thủ mọi nguồn lực, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng. Khi thực hiện chương trình NTM, đã giúp cho Lương Sơn có một hệ thống giao thơng thuận tiện cho phát triển kinh tế nói chung và cho phát triển ngành trồng rau hữu cơ nói riêng.

Một số xã như xã Nhuận Trạch, Hoà Sơn, Liên Sơn, Cao Thắng và Thành Lập chú trọng các tiêu chí về phát triển giao thơng nơng thơn, mơi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và quy hoạch lại giao thông, thuỷ lợi nội đồng. Số xã điểm cứng hoá 100% đường liên xã, đường trục xã; 64,8% đường trục thơn và 53,1% đường ngõ xóm; 74,5% đường trục chính nội đồng. Đây là những điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của toàn huyện.

b. Hệ thống thủy lợi

Cùng với kế hoạch thực hiện NTM tại địa bàn huyện đã góp phần thay đổi bộ mặt mới cho nông thôn Lương Sơn. Với hệ thống thủy lợi nội đồng đã được đầu tư nâng cấp đảm bảo diện tích tưới tiêu cho hầu hết các diện tích đất nơng nghiệp của tồn huyện.

Đối với những vùng quy hoạch sản xuất rau hữu cơ như xã Thành Lập và Hợp Hịa thì yếu tố thủy lợi ln được đặt lên hàng đầu với các mục tiêu và tiêu chí cấp thốt đảm bảo yếu tố về môi trường cũng như điều kiện để sản xuất. UBND huyện đã xây dựng những kết hoạch trong chiến lược phát triển KT-XH của tồn huyện ln được ưu tiên và đặt lên hàng đầu. Do vậy, đã tạo điều kiện cho sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ có những thuận lợi riêng.

4.3.2.2. Yếu tố thuộc về thị trường

a. Thị trường tiêu thụ sản phẩm và yếu tố người tiêu dùng

Trong những năm qua nhu cầu tiêu dùng rau hữu cơ ở thị trường nội địa và xuất khẩu tăng rất mạnh đó là một cơ hội tốt cho người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu, hơn nữa dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế thế giới sẽ tác động tích cực đến xuất khẩu rau hữu cơ, vì vậy xây dựng và phát triển liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau hữu cơ là cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường, cũng như thị hiếu ngày càng tăng cao của con người.

Năm 2015 diện tích rau hữu cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn mới chỉ chiếm khoảng 20 - 25% tổng diện tích gieo trồng rau các loại của tỉnh Hịa Bình. Sản lượng đáp ứng được khoảng 10% về nhu cầu sử dụng rau hữu cơ của người tiêu dùng. Do đó nhu cầu về rau hữu cơ trong thời gian tới còn rất lớn.

Dự kiến sản lượng tiêu thụ rau hữu cơ trong thời gian tới tiêu thụ chủ yếu vẫn ở thị trường truyền thống, thông qua các chợ đầu mối là các siêu thị và cửa hàng bán lẻ,... chiếm khoảng trên 60-70% sản lượng rau hữu cơ của huyện. Lượng còn lại được tiêu thụ tại chỗ và bán cho các tỉnh, TP lân cận. Một phần sản lượng rau hữu cơ đạt tiêu chuẩn được xuất khẩu sang các nước khác nhưng với số lượng rất hạn chế, bởi những đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm.

b. Giá thành, mẫu mã, chất lượng sản phẩm với thu nhập người tiêu dùng

Chất lượng mẫu mà và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm rau hữu cơ chế biến sẽ ảnh hưởng tới người sản xuất, hợp tác xã, và doanh nghiệp chế biến. Vì vậy xây dựng hình ảnh tạo thương hiệu sản phẩm, áp dụng quy trình sản

xuất nơng nghiệp theo hướng VietGap và các quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm và môi trường ADDA là giải pháp cần thiết để đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ hiệu quả nhất.

Bảng 4.30. Mức giá sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm rau hữu cơ

Mức cao hơn (%) Số hộ (n=30) Cơ cấu (%)

0 - 5 4 13

5 - 10 7 23

10 - 15 9 30

15 - 20 8 27

> 20 2 7

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Nhu cầu của con người là vô hạn tuy nhiên họ lại bị ràng buộc bởi ngân sách có hạn của mình khách hàng ln muốn mua sản phẩm với mức giá rẻ nhất có thể. Để phân tích sự ràng buộc của thu nhập đối với khả năng sẵn sàng chi trả của các hộ gia đình đối với các sản phẩm rau hữu cơ một khi nó được bán trên thị trường. Bảng trên phản ánh mức sẵn sàng chi trả cao hơn cho rau hữu cơ của các hộ tiêu dùng được phỏng vấn. Cụ thể với giá rau thường là mức giá tham khảo được đưa ra để thăm dò ý kiến của 30 hộ tiêu dùng. Kết quả cho thấy có 13% số hộ chấp nhận trả giá cao hơn 0 - 5% so với rau thường để được tiêu dùng sản phẩm rau hữu cơ. Bên cạnh đó có khoảng 80% số hộ sãn sàng trả mức giá cao hơn rau thường trong khoảng từ 5 - 20%. Đặc biệt có 7% hộ chấp nhận trả giá với sản phẩm rau hữu cơ cao hơn rau thường với mức > 20%, thể hiện sự nhận thức ngày càng cao của người tiêu dùng về sản phẩm rau hữu cơ, họ đã có ý thức về về sức khỏe của mình khi sẵn sàng chi trả cao hơn để có được sản phẩm an tồn cho bản thân và gia đình.

Bảng 4.31. Tiêu chí quan trọng về sản phẩm để quyết định chọn mua rau hữu cơ

Chỉ tiêu Số hộ Cơ cấu (%)

Hình thức đẹp 3 10

Sản phẩm thân thiện với môi trường 7 23

Biết rõ thông tin nguồn gốc 18 60

Giá cả hợp lý 2 7

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra(2016) Bảng trên cho thấy tiêu chí quan trọng nhất đối với các hộ gia đình được phỏng vấn là “Hình thức đẹp” với tỷ lệ ý kiến đồng ý là 10%. Bên cạnh đó “Biết rõ thơng tin nguồn gốc” cũng là một yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng tới quyết định chọn

mua rau hữu cơ với 60% ý kiến đồng ý. Như vậy, đối với hầu hết người tiêu dùng chú trọng vào việc mua rau bằng quan sát bằng mắt thường, rõ ràng việc nhận định này khó có thể đưa đến quyết định chính xác, song đây cũng là giải pháp tốt nhất mà người tiêu dùng có thể làm để lựa chọn. Kết hợp với biết rõ thông tin nguồn gốc rau sẽ giúp họ an tâm hơn khi sử dụng. Những điều trên cho thấy người tiêu dùng trên địa bàn vẫn có những nghi ngại về chất lượng các loại rau trên thị trường và họ vẫn phải đưa ra những nhận định trực quan để đánh giá một sản phẩm rau mà trước hết là đảm bảo chất lượng. Qua đó, có thể mở rộng ra đối với các sản phẩm rau hữu cơ, tất nhiên rau hữu cơ là phải đảm bảo chất lượng nhưng không thể không tránh khỏi sự so sánh của người tiêu dùng giữa rau hữu cơ và rau thường, mà thể hiện rõ nét trước nhất chính là những gì họ có thể nhìn thấy được về mặt hình thức bởi rau hữu cơ hiện nay ln có hình thức mẫu mã khơng bắt mắt, có thể biết được nguồn gốc. Do đó, rau hữu cơ nếu được cung ứng ra thị trường này cũng phải đảm bảo những yếu tố quan trọng trên mà người tiêu dùng đã lựa chọn trong bảng điều tra.

4.3.2.3. Yếu tố thuộc về chính sách nhà nước ảnh hưởng đến liên kết

Để phát huy lợi thế và hình thành vùng chuyên canh sản xuất rau hữu cơ có quy mơ tập trung gắn với Xdoanh nghiệpTM và phát triển bền vững, Lương Sơn đang tiếp tục mở rộng, hoàn thiện Dự án sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ giai đoạn 2013 - 2016, định hướng 2020.

Theo đó, huyện sẽ quy hoạch vùng sản xuất tập trung có tổng diện tích 15ha, xây dựng 1 điểm mẫu sản xuất tập trung tại hợp tác xã nông sản hữu cơ xóm Mịng (thị trấn Lương Sơn), đồng thời xây dựng 5 mơ hình sản xuất rau hữu cơ có giá trị thu nhập cao từ 250 - 300 triệu đồng/ha/năm, mỗi mơ hình có diện tích bình qn 1 - 3ha. Đến năm 2016, 15ha rau hữu cơ sẽ cho sản lượng 5.400 tấn rau, giá trị ước đạt 7.290 - 8.100 triệu đồng/năm, trừ chi phí, lãi khoảng 4.010 - 4.455 triệu đồng/năm.

Năm 2013, huyện sẽ duy trì và phát triển 9 nhóm rau hiện có, tiếp tục hồn thiện cơ sở sản xuất; phát huy có hiệu quả kinh nghiệm học viên đã qua đào tạo, đồng thời tiếp tục tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các hộ khác; tích cực hồn thiện thương hiệu rau hữu cơ Lương Sơn và xây dựng logo rau hữu cơ Lương Sơn; mở rộng phạm vi tiêu thụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn Hà Nội nhằm ổn định đầu ra cho sản xuất. Định hướng đến năm 2020, Lương Sơn sẽ có những vùng sản xuất rau khép kín, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

4.3.2.4. Yếu tố thuộc về các thành phần kinh tế, tổ chức chính quyền địa phương đối với liên kết sản xuất tiêu thụ rau hữu cơ

Để giúp nông dân nắm bắt kỹ thuật gieo trồng, Lương Sơn đã tổ chức 27 lớp tập huấn, đào tạo kiến thức về sản xuất rau hữu cơ cho 810 học viên ở các xã, thị trấn theo hình thức: vừa học lý thuyết, vừa kết hợp thực hành ngay trên ruộng, thời gian học 17 tuần.

Đến năm 2012, dự án ADDA, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, UBND huyện và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đã đầu tư trên 850 triệu đồng để hỗ trợ các nhóm sản xuất thành lập nhóm phân tích mẫu đất, mẫu nước, xây dựng mới và nâng cấp hạ tầng phục vụ sản xuất. Nhằm giới thiệu sản phẩm đến với đông đảo người tiêu dùng, hàng năm huyện Lương Sơn đều tham gia các hội chợ, xây dựng một quầy bán hàng và giới thiệu sản phẩm tại chợ trung tâm huyện.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền và đảm bảo chất lượng sản phẩm nên đến nay, hầu hết rau củ làm ra đều được doanh nghiệp bao tiêu, đơn cử như Công ty cổ phần Đầu tư Tâm Đạt đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với 6 nhóm; Cơng ty VinaGAP tiêu thụ sản phẩm với nhóm Mịng ở xã Nhuận Trạch và một số cơ sở khác.

Đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành một số điểm sản xuất rau tập trung tại 5 xã, thị trấn; một số sản phẩm đã được đưa đi tiêu thụ trong và ngồi huyện. Mơi trường tại các điểm sản xuất được cải thiện, thu nhập cao hơn so với các loại cây trồng khác. Năm 2012, trên vùng chuyên trồng rau hữu cơ, năng suất bình quân đạt 251,7 tạ/ha/năm; với giá bán 11.500 đồng/kg, giá trị thu nhập đạt 289 triệu đồng/ha/năm; trừ chi phí, lãi 158 triệu đồng/ha/năm.

Nhìn chung, vai trị của các thành phần kinh tế cũng như các cấp quản lý địa phương ln có những định hướng tốt cho cơng tác sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của toàn huyện. Đặc biệt là những chính sách hỗ trợ để hộ nông dân tiếp cận được với nguồn vốn vay phát triển. Đã phát huy mức được vai trị của mình trong việc phát triển sản xuất cây rau hữu cơ ở địa phương. Mặt khác, đảm bảo đời sống, an sinh xã hội cho địa phương, và rau hữu cơ cịn là cây trồng chủ đạo có hướng phát triển trong những năm vừa qua và trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 99 - 104)