Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 59)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn

Bước 2: Tiến hành điều tra thử tại 3 hộ nông dân sản xuất rau hữu cơ nằm trong vùng quy hoạch sản xuất rau hữu cơ của huyện Lương Sơn.

Bước 3: Kiểm tra, chỉnh sửa và hoàn thiện phiếu điều tra. Bước 4: Phỏng vấn chính thức để thu thập thông tin và số liệu. Bước 5: Tổng hợp số liệu.

Bước 6: Sử dụng phần mềm Excell nhập số liệu bảng thiết kế sẵn, tiến hành mã hóa, tính tỷ lệ, so sánh, vẽ biểu đồ... phù hợp với những chỉ tiêu của đề tài nghiên cứu. 3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mơ tả

Đây là phương pháp chính được sử dụng trong phân tích số liệu nghiên cứu với việc sử dụng chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, giá trị trung bình của các biến số để

phân tích quy mơ, cơ cấu, kết quả, hiệu quả, mức độ điển hình trong sản xuất rau hữu cơ của hộ.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

Những số liệu đã thu thập được chỉnh lý hệ thống hóa sau đó sử dụng phương pháp so sánh hai nhóm hộ liên kết để xem xét đánh giá nhóm hộ nào đạt hiệu quả kinh tế hơn. Từ đó, đánh giá ảnh hưởng của liên kết đến thu nhập hộ nông dân sản xuất rau theo quy trình.

3.2.4.3. Phương pháp cây vấn đề

Là phương pháp sử dụng khá hiệu quả khi phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng và hậu quả của vấn đề. Phương pháp này được sử dụng khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy trình liên kết sản xuất rau của các hộ nông dân. 3.2.4.4. Phương pháp SWOT

SWOT là tập hợp những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng anh: Strengths (Điểm mạnh), Weakneses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Đây được xem là cơng cụ rất hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong tổ chức, quản lý sản xuất. Ma trận SWOT dùng để tổng hợp những nghiên cứu về mơi trường bên ngồi và bên trong hộ sản xuất rau hữu cơ để đưa ra những giải pháp nhằm phát huy được thế mạnh, tận dụng được cơ hội, khắc phục các điểm yếu và né tránh các nguy cơ. Phân tích mơi trường bên ngồi để phát hiện ra cơ hội và những vấn đề đe doạ đối với hộ sản xuất rau hữu cơ, phân tích mơi trường nội bộ để xác định được thế mạnh và điểm yếu chính hộ sản xuất.

Thơng qua việc phân tích các yếu tố ma trận, căn cứ vào mục tiêu, nguồn lực sản xuất của hộ mà có thể kết hợp theo các hướng để đưa ra những giải pháp thích hợp và khả thi.

[1] Kết hợp S - O: Giải pháp phát triển bền vững dựa trên việc phát huy mặt mạnh và tận dụng cơ hội trong liên kết.

[2] Kết hợp S - T: Tận dụng mặt mạnh của liên kết để đối phó với những nguy cơ. [3] Kết hợp O - W : Tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục các điểm yếu của mối quan hệ liên kết trong sản xuất thụ rau hữu cơ.

[4] Kết hợp W - T: Cố gắng giảm thiểu các mặt yếu của mình và tránh được nguy cơ.

Với đề tài của mình, tơi sử dụng phương pháp SWOT để làm căn cứ đưa ra giải pháp cho việc thực hiện mối liên kết trong sản xuất tiêu thụ rau hữu cơ tại địa phương.

3.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng sản xuất rau: + Chỉ tiêu phản ánh số năm trồng rau của hộ;

+ Chỉ tiêu phản ánh diện tích đất canh tác và diện tích đất trồng rau của hộ; + Chỉ tiêu phản ánh các tư liệu phục vụ cho sản xuất rau của hộ.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh tiêu thụ xuất rau

+ Chỉ tiêu phản ánh loại khách hàng (doanh nghiệp thu mua, người tiêu dùng, siêu thị, nhà hàng, khách sạn;

+ Chỉ tiêu phán ánh địa điểm bán: Số lượng BQ (kg), Cơ cấu (%); + Chỉ tiêu phán ánh chênh lệch giá bán: Giá bán, Giá bán bình qn.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh đặc điểm liên kết của các tác nhân tham gia sản xuất kinh doanh rau

+ Chỉ tiêu thể hiện kết quả thực hiện mơ hình chình diễn rau: Diện tích (ha); Số người tham gia; số người tham gia tập huấn; Tổng kinh phí thực hiện; Kinh phí được hỗ trợ; Kết quả thực hiện;

+ Chỉ tiêu về nội dung tập huấn cho các hộ tham gia mơ hình trình diễn: Nội dung; Số Lượng;

+ Chỉ tiêu về tình hình chung của các hộ điều tra: Tuổi BQ của chủ hộ; Trình độ văn hóa; BQ nhân khẩu/ hộ; BQ lao động/ hộ;

+ Chỉ tiêu về điều kiện sản xuất của hộ điều tra: Diện tích đất; Diện tích đất rau; Diện tích đất ở; Vốn cho sản xuất nông nghiệp, vốn khác...;

+ Chỉ tiêu đầu tư cho một sào sản xuất rau hữu cơ: Chi phí vật chất phân bón, dịch vụ làm đất, chi phí khác...; Tỷ lệ hộ khơng liên kết/ hộ liên kết;

+ Chỉ tiêu về tình hình liên kết của các hộ điều tra: Giống, vốn; Kỹ Thuật; Tiêu thụ; Số lượng(hộ); Cơ cấu(%);

+ Chi tiêu về tình hình tham gia liên kết tiêu thụ của các hộ điều tra: Lượng vốn bình quân; Khối lượng thu gom bình quân; Giá mua bình quân; Phương tiện vận chuyển.

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá thực trạng liên kết

+ Chỉ tiêu đánh giá lợi ích của nơng hộ: Lợi ích trong liên kết sản xuất; Lợi ích trong liên kết tiêu thụ sản phẩm;

+ Chỉ tiêu đánh giá lợi ích của các tác nhân khác: Chính sách; Nhà khoa học; doanh nghiệp;

+ Chỉ tiêu đánh mức độ hiểu biết, ý kiến đánh giá cảu các tác nhân liên kết: Mức độ hiểu biết; Mức độ cần thiết để liên kết; Đối tượng tham gia liên kết; Số ý kiến; Tỷ lệ(%) Lợi ích trong liên kết sản xuất; Lợi ích trong liên kết tiêu thụ sản phẩm.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh nhu cầu hộ tham gia liên kết

+ Chỉ tiêu phản ánh mong muốn của hộ về đối tượng hình thức liên kết;

+ Chỉ tiêu phản ánh mong muốn của hộ không tham gia liên kết: Số ý kiến; Tỷ lệ(%).

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ RAU HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG SƠN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG SƠN

4.1.1. Khái quát tình hình sản xuất rau hữu cơ của huyện Lương Sơn

4.1.1.1. Diện tích rau hữu cơ của Huyện

Trong những năm trở lại đây diện tích đất trồng rau hữu cơ của huyện ngày càng tăng cao, cũng nhờ các dự án trồng rau hữu cơ tập trung mà nhiều người nông dân đã chuyển tử đất canh tác lúa, trồng cây màu khác sang làm rau.

Về diện tích rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, huyện có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất các loại rau hữu cơ. Đó là: điều kiện thuận lợi, địa hình thích hợp, giao thơng thuận lợi, là một trong những khu vực có thể sản xuất một lượng rau lớn cho khu vực thành phố Hà Nội.

Diện tích rau hữu cơ trên địa bàn huyện qua 3 năm được thể hiện qua số liệu thống kê bảng 4.1. Nhìn chung diện tích rau hữu cơ của các xã trên địa bàn huyện đều có xu hướng ngày càng tăng, do là một trong những vùng trọng điểm trồng rau hữu cơ của tỉnh Hịa Bình, do đó diện tích đất trồng rau hữu cơ ngày càng được mở rộng. Tổng diện tích rau hữu cơ tăng từ 3,15 ha đến 4,35 ha, tương ứng tăng bình quân 8,09%. Cùng với kinh nghiệm phát triển của từng nhóm hộ tham gia liên kết đã đẩy năng xuất lên dần qua các năm.

Bảng 4.1. Tình hình biến động sản xuất rau hữu cơ của huyện Lương sơn qua 3 năm

Năm

Diện tích (ha)

Năng Sản Tốc độ tăng trưởng suất (tạ/ha) lượng (tạ) (%) Diện tích Năng suất Sản lượng 2013 3.15 343 1,080.77 - - - 2014 3.59 351 1,259.73 13.97 2.27 16.56 2015 4.05 401 1,622.03 12.81 14.14 28.76 2016 (dự kiến) 4.35 410 1,784.37 7.41 2.42 10.01 Bình quân 11.40 6.28 18.44

4.1.2. Khái quát tình hình tiêu thụ rau hữu cơ của Huyện

4.1.2.1. Hệ thống phân phối và sản lượng tiêu thụ

Tham gia tiêu thụ rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn trong thời gian qua gồm có 4 doanh nghiệp (Công ty Cổ phần đầu tư Tâm đạt, Công ty THNN MTV Kết Nối Xanh (Greenlink), Công ty TNHH Liên kết Sinh thái Việt Nam (Ecomart), Công ty TNHH Vinagap Việt Nam (VinaGap). Ngồi ra, rau hữu cơ cịn được bán cho cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại chợ Lương Sơn và chợ địa phương khi các công ty không tiêu thụ hết sản phẩm. Các công ty và cửa hàng giới thiệu sản phẩm mua rau với giá rau hữu cơ, sản lượng rau được bán tại chợ địa phương sẽ có mức giá rau thường hoặc thậm chí thấp hơn.

Có thể nhận thấy, hệ thống phân phối rau hữu cơ còn khá hơn điệu và phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiêu thụ của các công ty, điều này gây khó khăn cho người sản xuất trong vấn đề thương lượng giá cả và các điều kiện khác trong hợp tác tiêu thụ sản phẩm. đáng chú ý là sự xuất hiện của hợp tác xã nông sản hữu cơ vào cuối năm 2011, nhưng cũng chưa phát huy được thế mạnh của mình trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới.

Bảng 4.2. Thị trường tiêu thụ rau hữu cơ của huyện Lương Sơn

Thị trường Năm 2013(%) Năm 2014(%) Năm 2015(%)

Trong huyện 15 - 22 19 - 25 20 - 25

Thành phố Hịa Bình 55 - 65 55 - 67 57 - 70 Các tỉnh lân cận 10 - 15 12 - 16 12 - 20

Xuất khẩu 4 - 5 3 4 - 6

Nguồn: Phòng kinh tế và PTNT huyện Lương Sơn (2016)

Bảng 4.3. Sản lượng tiêu thụ sản phẩm của các nhóm

Năm

Tiêu thụ theo giá rau

hữu cơ Tiêu thụ theo giá rau thường

Khối lượng (tạ) Tỷ lệ (%) Khối lượng (tạ) Tỷ lệ (%) 2013 627.65 58.08 453.06 41.92 2014 787.71 62.53 472.02 37.47 2015 1,155.54 71.24 466.49 28.76 2016 (dự kiến) 1,606.52 90.03 177.85 9.97

Biểu đồ 4.1. Sản lượng tiêu thụ sản phẩm của các nhóm

Qua biểu 4.3 tỷ lệ rau tiêu thụ theo giá rau hữu cơ cho thấy sản lượng tiêu thụ qua các năm ngày càng tăng từ 58,8% năm 2013 lên đến khoảng 71,24% năm 2015 và dự kiến đến năm 2016 tiêu thụ theo giá rau hữu cơ đạt 90,03%. Nhằm mục tiêu doanh thu và lợi nhuận cho người sản xuất tối đa.

4.2. THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG SƠN TIÊU THỤ RAU HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG SƠN

4.2.1 Thực trạng mối quan hệ liên kết trong sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn huyện Lương Sơn

4.2.1.1. Liên kết hộ nông dân sản xuất

Thời kỳ cạnh tranh kinh tế thị trường cần phải có sản phẩm khối lượng lớn, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế; giao hàng đúng lúc, giá thành cạnh tranh. hộ nông dân sản xuất rau hữu cơ cá thể không thể làm được điều này. hộ nông dân phải tổ chức được "hành động tập thể" theo quy trình sản xuất chung. Quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và thương mại sản phẩm rau của hộ nông dân được thiết lập trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường về khối lượng cung ứng, chất lượng hàng rau quả hữu cơ. Đây chính là các yếu tố để hộ nơng dân xây dựng hành động tập thể liên kết lại với nhau, và cùng tham gia vào nhiều liên kết cùng một lúc. Sản phẩm rau quả cần được xác định rõ về số lượng, chất lượng đối với từng thị trường để làm cơ sở xây dựng kế hoạch cung ứng; xác định rõ chất lượng và số lượng sản phẩm rau quả hữu cơ trong sản xuất. Yêu cầu chất lượng của thị trường phải làm căn cứ cơ bản để xây dựng quy trình kỹ thuật cho các mơ hình liên kết.

Bảng 4.4. Sự tham gia của hộ nông dân trong liên kết

Đơn vị

Liên kết Không liên kết Tham gia HĐ liên kết Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Thị trấn Lương Sơn 13 93,33 2 13,33 12 80 Xã Nhuận Trạch 14 93,33 1 6,67 13 86,67 Xã Hợp Hòa 15 100,00 0 0,00 15 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Hộ nông dân trồng rau hữu cơ ở Lương Sơn liên kết lại bằng cách vào tổ hợp tác, hợp tác xã (hợp tác xã), nhóm, Liên nhóm. Tuy nhiên, một bộ phận nơng dân vẫn cịn ngán ngại mơ hình hợp tác xã kiểu cũ nên kiên quyết khơng tham gia mơ hình liên kết mới, vẫn sản xuất độc lập.

Hộ nông dân là tác nhân quan trọng trong liên kết tiêu thụ rau hữu cơ đây là nhóm người trực tiếp sản xuất cung ứng các sản phẩm rau cho thị trường tiêu thụ và cung ứng cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, nếu nhà nơng khơng tham gia liên kết hoặc tự phá bỏ liên kết, thì mối liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sẽ bị phá vỡ. Qua khảo sát ở 3 xã điểm của huyện Lương Sơn ta có bảng sau:

Theo số liệu ở bảng 4.4 cho ta thấy số hộ điều tra ở 3 xã tham gia sản xuất rau hữu cơ đa số là liên kết và chủ yếu là thỏa thuận miệng điều đó cho thấy tâm lý của người nơng dân đa phần có tâm lý khơng muốn ràng buộc, khơng theo quy hoạch và đồng thời liên kết bằng văn bản chưa thực sự mạng lại lợi ích, do đó trong mối liên kết giữa người nông dân với các đối tác khác chủ yếu là hình thức thỏa thuận miệng do vậy liên kết thường khơng bền chặt dễ bị phá bỏ.

Trình độ của người lao động tham gia sản xuất rau hữu cơ cũng nâng cao, theo điều tra ở hầu hết các xóm tỷ lệ người học hết phổ thơng cơ sở chiếm chủ yếu trong lao động tham gia liên kết.

Qua bảng còn thể hiện mức độ tham gia và số buổi tham gia vào các lớp tập huấn của các đơn vị khuyến nông các tổ chức, chiếm tỷ lệ cao các lớp có số buổi từ 3 – 6 buổi. Do đó, u cầu về mục đích của các lớp tập huấn đến người lao động còn chưa sâu. Và hầu hết số lao động tham gia vẫn dung kinh nghiệm tư duy cũ trong sản xuất. Dẫn đến hiệu quả sản xuất còn nhiều hạn chế.

Bàng 4.5. Thông tin chung của các hộ nông dân sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn nghiên cứu

Chỉ tiêu ĐVT Thị trấn Lương Sơn Xã Nhuận Trạch Xã Hợp Hòa 1.Tổng số hộ điều tra Hộ 15 15 15

- Số hộ tham gia liên kết Hộ 13 14 15

- Số hộ chưa tham gia liên kết Hộ 2 1 0

Số hộ ký kết hợp đồng tham gia liên kết Hộ 12 13 14

2.Tuổi chủ hộ Tuổi 45,40 42,66 43,18 3.Giới tính của chủ hộ -Nam % 100,00 86,67 93,33 -Nữ % - 13,33 6,67 4.Học vấn - Tiểu học % 6,66 20,00 13,33 - Trung học cơ sở % 46,66 40,00 53,33 - Trung học phổ thông % 46,68 40,00 33,34 5.Số buổi được tập huấn kỹ thuật sản

xuất rau hữu cơ Buổi

- Từ 1-3 buổi % 20 26,66 26,66

- Từ 3-6 buổi % 35,33 60 53,33

- Từ 6-10 buổi % 26,67 13,34 20,01

6.Số năm kinh nghiệm trồng rau hữu cơ Năm 7 5 6

7.Số lao động trong hộ Người 3 2,5 2,5

8. Số vốn sản xuất Triệu đồng 21.1 23.8 20.3 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) 4.2.1.2. Liên kết hộ nông dân với đơn vị nghiên cứu khoa học

Sản xuất trong tổ nhóm, trong tổ hợp tác, hộ nơng dân giảm được ngày công lao động, giảm chi phí sản xuất do tất cả đều được cơ giới hóa. Khơng chỉ vậy, hộ nơng dân thơng qua tổ nhóm, liên nhóm được tham gia trực tiếp gián tiếp với các đơn vị nghiên cứu như Trường đại học Nông Lâm xuân Mai, trường Cao đẳng Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ, Văn phòng ADDA office Việt Nam, và được nâng cao trình độ sản xuất thơng qua các buổi tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất rau hữu cơ do cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 59)