Tình hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản hữu cơ trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 43 - 45)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn về liên kết sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ

2.2.1. Tình hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản hữu cơ trên thế giới

2.2.1.1. Tình hình liên kết sản xuất tiêu thụ nơng sản hữu cơ ở Mỹ và các nước Châu Âu

Các qui định về sản xuất hữu cơ đã được ban hành từ những năm 1970, tại các bang Oregon và California Mỹ. Đầu những năm 1980, một số sản phẩm hữu cơ mới bắt đầu đưa vào châu Âu nhiều hơn. Các cơ quan thương mại về hữu cơ được tăng lên và nhanh chóng vượt ra ngồi biên giới. Ở Mỹ, người ta đã thông qua sắc luật về sản xuất thực phẩm hữu cơ năm 1990. Cuối cùng, tháng 12 năm 2000, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã ban hành quy định về thực phẩm hữu cơ và có hiệu lực vào tháng 10 năm 2002. Ở châu Âu, quy định 2092/91 về thực phẩm hữu cơ được thông qua năm 1991.

Trang trại hữu cơ đang được phát triển trên hầu hết các nước trên thế giới. Tỷ lệ các trang trại sản xuất hữu cơ ngày càng phát triển nhanh. Thị trường cho các sản phẩm hữu cơ cũng phát triển rất nhanh chóng khơng chỉ ở châu Âu, bắc Mỹ và Nhật Bản, đây là những thị trường lớn về sản phẩm hữu cơ. Sự phát triển này vào những năm gần đây đã được thúc đẩy ở châu Âu với cơ sở vững chắc là nhà sản xuất và người tiêu dùng đã gắn bó vì lợi ích xã hội và môi trường sinh thái.

Trang trại hữu cơ được phát triển rất nhanh ở hầu hết các nước châu Âu vào những năm 1990. Từ năm 1988 tới năm 1999 tổng diện tích sản xuất hữu cơ tăng lên tới 46,2%. Những năm gần đây tổng diện tích hữu cơ ở châu Âu hàng năm tăng lên trung bình khoảng 30%/năm.Vào đầu năm 2000, diện tích hơn 3 triệu ha được quản lý bởi các trang trại hữu cơ trên nhiều nước châu Âu, chiếm tới 2% đất nông nghiệp. Số trang trại hữu cơ tăng từ 830 năm 1990 lên 5300 trang trại sản xuất nông nghiệp hữu cơ năm 2000. Đến nay, nông nghiệp hữu cơ đã trở nên hết sức phổ biến và sản phẩm hữu cơ rất được ưa chuộng tại các nước phát triển (Nguyễn Văn Bộ, 2016). 2.2.1.2. Tình hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nơng sản ở Thái Lan

Sở Nông nghiệp Thái Lan (DOA) khẳng định, họ đang áp dụng nhiều biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các loại rau và trái cây trước khi cấp phép đạt tiêu chuẩn GAP và gắn mác thực phẩm hữu cơ.

Là một đất nước trồng cả rau nhiệt đới và ôn đới nên chủng loại rau của Thái Lan rất phong phú, hiện nay có trên 100 loại rau được trồng ở Thái Lan, trong đó có 45 loại được trồng phổ biến. Mức tiêu dùng rau bình quân tại Thái Lan là 53kg/người/năm, việc sản xuất và tiêu thụ rau ở Thái Lan có sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất với các tác nhân, các kênh tiêu thụ rau, cụ thể:

Kênh phân phối thứ nhất: Người sản xuất - Nhóm nơng dân tự thành lập hoặc thương lái - Người bán buôn/người chế biến/xuất khẩu - Người bán buôn - Người bán lẻ - Người tiêu dùng. Lượng rau tiêu thụ qua kênh phân phối này chiếm khoảng 80% lượng rau được tiêu thụ trên thị trường.

Kênh phân phối thứ hai: Người sản xuất (thông qua cửa hàng bán lẻ, chợ tiêu thụ trực tiếp) - Người tiêu dùng Do kiến thức của nông dân hạn chế nên Bộ Thương mại phải thường xuyên tuyên truyền phổ biến kiến thức liên quan đến việc ký kết hợp đồng thỏa thuận và phân loại chất lượng nơng sản. Để khuyến khích việc ký kết hợp đồng mua bán nông sản giữa nông dân với các doanh nghiệp, cục nội thương tổ chức hội nghị với sự tham gia của người mua, người bán và các đối tượng có liên quan đến việc ký hợp đồng, đồng thời hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc chấp hành hợp đồng, hỗ trợ tài chính cho người mua đã ký hợp đồng thỏa thuận trong trường hợp đặc biệt. Như vậy đối với thị trường giao dịch theo hợp đồng thì Cục nội thương trực thuộc Bộ Thương mại thiết lập thị trường để phục vụ cho các giao dịch theo hợp đồng giữa người nông dân hoặc tổ chức nông nghiệp với những người mua hàng. Cục nội thương đề ra tiêu chuẩn hàng hóa, đề ra mẫu hợp đồng tiêu chuẩn, văn phòng thương mại của cục nội thương đặt tại các tỉnh để điều tiết các hoạt động ký kết, giám sát thực hiện hợp đồng, tham gia cùng với 25 bên trọng tài và các bên ký kết, giải quyết mâu thuẫn khi có tranh chấp. người bán và người mua nhà máy chế biến công nghiệp, nhà xuất khẩu,… Các doanh nghiệp ở Thái Lan muốn ký kết hợp đồng để mua bán các nơng sản sẽ phải thơng báo ý định đó cho Cục Nội thương hoặc Văn phòng thương mại ở các tỉnh để họ xem xét. Nếu được chấp nhận các bên phải đến văn phòng thương mại làm hợp đồng theo sự quản lý và quy chế của văn phòng thay cho việc trước đây người mua thiết kế hợp đồng (khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự Việt Nam, 2015).

2.2.1.3. Tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở Nhật Bản

Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở Nhật Bản thể hiện khá rõ trong phong trào một làng một sản phẩm (OVOP), đây là hợp tác xã nông nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm mận, hạt dẻ, nấm khơ, nấm Enoki được một nhóm nơng dân Oyama của Nhật Bản từ bỏ trồng lúa và tập trung vào trồng mận và hạt dẻ, nhóm

nơng dân này đã thành lập hợp tác xã nông nghiệp mạnh và trở thành gương điển hình về hợp tác xã ở Nhật Bản.

* hợp tác xã ở Nhật xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản là:

-Tư duy theo kịp thế giới và hành động theo điều kiện địa phương: Độc lập và sáng tạo.

- Tăng cường nguồn nhân lực hợp tác xã có các hoạt động hỗ trợ như: Tổ chức một chuỗi hội thảo, thảo luận giữa nông dân hoặc cộng đồng.

- Bản thân chủ nhiệm hợp tác xã tự nghiên cứu và tiêu thụ sản phẩm - Hỗ trợ kỹ thuật khi nông dân yêu cầu - Hỗ trợ một phần về tài chính.

* Hợp tác xã có các chức năng: - Hướng dẫn quản lý và kỹ thuật. - Tiêu thụ sản phẩm.

- Mua các nguyên liệu đầu vào cho nông dân.

- Hoạt động tín dụng, bảo hiểm, đầu tư các thiết bị máy móc cho nơng trại và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Tại hội thảo, các chuyên gia về hợp tác xã nơng nghiệp Nhật Bản cho rằng, để mơ hình hợp tác xã phát triển bền vững cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các xã viên, các tổ sản xuất với hợp tác xã và giữa các hợp tác xã với các thành phần kinh tế, doanh nghiệp. Khi tạo được quy trình khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm sẽ ổn định, sản phẩm làm ra sẽ đến với thị trường và người tiêu dùng dễ dàng hơn. Cùng với việc quyền lợi của các xã viên được bảo đảm, số lượng các xã viên tham gia vào hợp tác xã sẽ tăng lên. Theo các chuyên gia Nhật Bản, lợi ích kinh tế của xã viên, người nông dân phải được đặt lên đầu trong hoạt động của hợp tác xã nơng nghiệp. Ngồi ra, cần thực hiện các chương trình lồng ghép phát triển nơng nghiệp nông thôn với việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã. Các đại biểu cũng cho rằng, cần nhân rộng các điển hình hợp tác xã thành công trong việc thực hiện các dịch vụ kinh tế như tiêu thụ, cung ứng sản phẩm và các dịch vụ tín dụng nội bộ, để triển khai cho nhiều hợp tác xã khác học hỏi và thực hiện (Theo TTXVN, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)