Đặc điểm Kinh tế-Xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 56 - 57)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm Kinh tế-Xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số, lao động

Dân số toàn huyện 98.856 người gồm 3 dân tộc chính là Mường, Dao, Kinh, trong đó người Mường chiếm khoảng 70% dân số. Lực lượng lao động đông, số lao động phi nông nghiệp ngày càng gia tăng, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 45%, điều này cho thấy huyện có thế mạnh về nguồn lực lao động.

3.1.2.2. Tình hình cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật

Về xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, tổng nguồn vốn huy động sau 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới tồn huyện huy động được 694.757 triệu đồng, xây dựng 177 cơng trình về giao thơng, thủy lợi, trường học, trạm y tế, điện nơng thơn, cơ sở vật chất văn hóa; xóa 358 nhà tạm, nhà dột nát; xây mới và nâng cấp 895 nhà kiên cố, bán kiên cố. Tồn huyện có 24 trường học đạt chuẩn Quốc gia; 13 xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 11/5/2012 của Tỉnh ủy Hịa Bình, huyện Lương Sơn sẽ phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên, thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.

Chỉ tính riêng tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 đạt 11,5%. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 23,1%; Công nghiệp, xây dựng chiếm 48,1%; Thương mại – dịch vụ chiếm 28,8%. Giá trị sản xuất đạt 7.678,3 tỷ đồng, trong đó, lĩnh vực nơng, lâm, ngư nghiệp đạt 1.547 tỷ đồng; công nghiệp – xây dựng đạt 4.250 tỷ đồng; thương mại – dịch vụ đạt 1.881,3 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người tăng khá. Theo số liệu thống kê, năm 2010 thu nhập bình quân đầu người đạt 18,2 triệu đồng/ năm, năm 2014 đạt 36,6 triệu đồng/ năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,% (năm 2010) xuống còn 5,25% (năm 2014). Đây là điều kiện thuận lợi để huyện Lương Sơn phát triển thành vùng động lực kinh tế của tỉnh Hịa Bình.

Với mục tiêu tổng quát là huy động các nguồn lực, xây dựng vùng trung tâm huyện Lương Sơn thành đô thị loại IV vào năm 2020, tạo tiền đề để sớm trở thành thị xã Lương Sơn vào năm 2025. Thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn huyện, mở mang các ngành nghề sản xuấtKD đa dạng, tạo thêm sức mạnh mới cho kinh tế của Hịa Bình nói chung, huyện Lương Sơn nói riêng. Nghị quyết đã đưa ra các chỉ tiêu phát triển đô thị đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, các chỉ tiêu định hướng trở thành TX đến năm 2025. Theo đó, quy hoạch chung đô thị Lương Sơn là trung tâm tổng hợp, đầu mối giao thơng, giao lưu kinh tế,

văn hóa xã hội, có vai trị thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh, khẳng định vị thế của Hịa Bình trong chiến lược phát triển Thủ đơ.

Với những lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân số, sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh Hịa Bình, trong những năm qua huyện Lương Sơn đã thu hút được 156 dự án trong và ngoài nước đến đầu tư vào địa bàn, tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương và thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển mạnh theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nâng cao tỷ trọng Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp, tiếp đến là Thương mại- Du lịch- Dịch vụ và giảm dần tỷ trọng Nông- Lâm - Ngư nghiệp, tiến tới xây dựng huyện Lương Sơn sớm trở thành hạt nhân vùng động lực kinh tế của tỉnh Hịa Bình. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)