Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 57 - 59)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

* Số liệu thứ cấp (Số liệu đã công bố)

Thông tin thứ cấp thu thập từ: Báo cáo, đề án, kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2012-2016, báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2012-2016, niên giám thống kê.

Các số liệu thứ cấp có liên quan đến tình hình sản xuất nơng nghiệp nói chung và tình hình sản xuất rau hữu cơ nói riêng ở địa phương được thu thập từ phịng Kinh tế, Trạm khuyến nơng, Trạm BVTV huyện và các báo cáo tổng kết của hợp tác xã ở 2 xã Nhuận Trạch, Hợp Hịa và Thị trấn Lương Sơn. Ngồi ra số liệu còn được thu thập từ nhiều nguồn khác như: sách, báo, mạng internet.

* Số liệu sơ cấp (Số liệu ban đầu)

Số liệu này được thu thập thông qua các cuộc điều tra phỏng vấn hộ nông dân, thương lái thu mua, người tiêu dùng, chủ doanh nghiệp tại Thị trấn Lương Sơn và hai xã điểm là xã Nhuận Trạch và xã Hợp Hịa phỏng vấn người có liên quan như: chủ nhiệm hợp tác xã, đội trưởng đội sản xuất, chủ tịch hội nơng dân, trưởng nhóm liên kết.

- Số liệu sơ cấp: Mẫu điều tra được chọn với sự tham gia của các đại diện từ chính quyền địa phương các cấp, cơ quan chuyên môn các cấp ở địa phương, hộ nông dân, thương lái, người chế biến, thương lái, người bán buôn, người bán lẻ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản và các tổ chức kinh tế - xã hội khác ở địa phương nhằm nhận diện những vấn đề đặt ra trong các kênh kết nối sản xuất của hộ nông dân với thị trường và các hình thức kết nối sản xuất của hộ nông dân với thị trường và các hình thức kết nối trong sản xuất và tiêu thụ nơng sản, những khó khăn, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân. Thực trạng kết nối sản xuất của hộ trồng rau hữu cơ với thị trường trên địa bàn nghiên cứu được thu thập thông qua các mẫu đối tượng sau:

- Các hộ nông dân sản xuất: 45 hộ;

- Hộ, người thu gom, thương lái: 30 người;

- doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất kinh doanh rau hữu cơ: 10 đơn vị; - Người tiêu dùng: 30 người.

Nguồn số liệu này được tôi thu thập chủ yếu bằng phương pháp sau:

Điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi đối với các hộ nông dân sản xuất rau hữu cơ tại các điểm nghiên cứu, các cán bộ phụ trách về sản xuất rau hữu cơ của huyện, của ban chủ nhiệm các hợp tác xã, để lấy các thông tin cần thiết như mức đầu tư, doanh thu, sử dụng các yếu tố cho sản xuất rau hữu cơ, việc thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện quy trình sản xuất rau hữu cơ. Đối với mỗi xã tiến hành điều tra 15 hộ nông dân về các thông tin chung như địa chỉ, chủ hộ, giới tính, trình độ, thu nhập từ trồng rau hữu cơ. Về tình hình sản xuất rau hữu cơ như chủng loại rau sản xuất, giống, cơ cấu, mùa vụ, đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất, tình hình tiêu

thụ, giá cả, các quy trình kỹ thuật áp dụng... Về những thuận lợi, khó khăn và những kiến nghị với các ngành, các cấp, các nhà khoa học trong quá trình sản xuất rau hữu cơ của người dân trồng rau. Nội dung điều tra hộ nông dân cũng bao gồm sự hiểu biết của người sản xuất về lợi ích của việc liên kết, điều kiện sản xuất, tình hình đầu tư và vốn cho sản xuất của hộ, những khó khăn mà hộ gặp phải và mong muốn của hộ ra sao?

Phỏng vấn cán bộ chuyên trách với nơng dân và tìm hiểu chủ trương chính sách tác động của Nhà nước để khuyến khích sản xuất, tiêu thụ và vấn đề liên kết.

Phỏng vấn đại lý thu gom, cơ sở tiêu thụ, người tiêu dùng thông qua hệ thống siêu thị, cửa hàng bán rau hữu cơ, tại các chợ, nơi tập trung thu mua và bảo quản rau hữu cơ, được áp dụng để thu thập thơng tin một cách nhanh chóng, sử dụng mẫu điều tra thuận lợi, với phiếu điều tra đơn giản, gắn gọn kết quả đem lại thường rất sinh động và chính xác. Nội dung điều tra thương lái, doanh nghiệp về các nội dung chủ yếu về tình hình thu mua rau, việc liên kết diễn ra như thế nào, có gặp khó khăn, nhu cầu khi tham gia liên kết và những đề xuất để tăng cường mối liên kết tại địa phương.

Điều tra phỏng vấn một số khách tiêu thụ rau hữu cơ thường xuyên như: các công ty, các quán ăn, trường học, người tiêu dùng để lấy các thông tin như: Hệ thống cung ứng như thế nào, chất lượng ra sao, giá cả như thế nào, chủng loại rau có phong phú không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)