Năng lực; năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 25 - 26)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.3. Năng lực; năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh

1.2.3.1. Năng lực

Tài liệu chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể năm 2018 của Bộ GD&ĐT xếp năng lực vào phạm trù hoạt động khi giải thích: “Năng lực là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính khác nhau như hứng thú, niềm tin, ý chí. để thực hiện một loại cơng việc trong một bối cảnh nhất định”[9].

Theo Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn và Lê Ngọc Lan: “Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hồn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” [29].

Mặc dù có nhiều cách tiếp cận và diễn đạt khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất:

- Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng và hành động trách nhiệm.

- Năng lực biểu hiện và quan sát được trong hoạt động, nó gắn liền với tính sáng tạo tuy có khác nhau về mức độ.

- Năng lực chỉ tồn tại và phát triển được thơng qua các hoạt động. Nói đến năng lực là nói đến khả năng hồn thành một hoạt động nào đó của cá nhân.

- Năng lực chỉ có rèn luyện mới phát triển được.

- Có nhiều năng lực khác nhau và mỗi cá nhân có năng lực khác nhau.

Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, hợp lý các kiến thức, kĩ năng và thái độ, nhằm đáp ứng những yêu cầu nhất định của một hoạt động, đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả tốt trong một tình huống nhất định.

Từ các quan niệm về năng lực của các nhà nghiên cứu trong và ngồi nước, theo chúng tơi: Năng lực là thuộc tính tâm lý của cá nhân được hình thành, phát

triển trong quá trình học tập, rèn luyện, cho phép cá nhân thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định trong những điều kiện cụ thể.

1.2.3.2. Năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh

Tác giả Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc, đánh giá kết quả học tập của HS là q trình thu thập, xử lí thơng tin về trình độ, khả năng của người học trong việc thực hiện các mục tiêu học tập đã xác định, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV, cho nhà trường và cho bản thân người học để giúp người học học tập tiến bộ hơn [24].

Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh cho rằng: đánh giá kết quả học tập là đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đề ra cho người học sau một giai đoạn học tập [34, tr.11]. Các mục tiêu này thể hiện ở các môn học cụ thể. Thông qua đánh giá, kết quả học tập của người học sẽ thể hiện kết quả của quá trình giáo dục và đào tạo. Việc đánh giá kết quả học tập khẳng định và công nhận những thành quả đã đạt được và định hướng những mục tiêu cần phấn đấu trong tương lai. Đánh giá kết quả học tập đòi hỏi xác định mức độ người học đạt được các mục tiêu của chương trình đề ra. [25].

Như vậy, theo chúng tôi: Đánh giá kết quả học tập của HS là sự đối chiếu, so

sánh kiến thức, kĩ năng, thái độ đạt được ở HS với các kết quả mong đợi đã được xác định ở mục tiêu học tập, từ đó có những kết luận tin cậy về kết quả học tập của HS.

Đánh giá kết quả học tập khơng những giúp GV có những quyết định phù hợp trong q trình dạy học, mà cịn thúc đẩy động cơ học tập và nâng cao trách nhiệm của người học trong học tập.

* Năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh

Dựa trên các khái niệm về năng lực, đánh giá kết quả học tập của HS đã nêu ở trên, theo chúng tôi: Năng lực đánh giá KQHT của HS ở người GV là khả năng

kết hợp một cách linh hoạt, hợp lý các kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp để thực hiện một các có hiệu quả nhiệm vụ đánh giá kết quả học tập của HS trong quá trình dạy học.

Năng lực đánh giá kết quả học tập của HS ở người GV được thể hiện qua 3 khía cạnh cơ bản: Kiến thức về lĩnh vực ĐGKQHT của HS, các kỹ năng đánh giá KQHT của HS và thái độ cần thiết (sự công tâm, tôn trọng HS…) khi thực hiện nhiện vụ ĐGKQHT của HS trong quá trình dạy học.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w