Chỉ đạo hoàn thiện cơ chế quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 116 - 118)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả

3.2.5. Chỉ đạo hoàn thiện cơ chế quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết

học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học

3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp

Chỉ đạo hoàn thiện bộ máy quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH bởi nó tạo nên sức mạnh tập thể. Để chỉ đạo hoàn thiện bộ máy quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH, cần kiện toàn bộ máy, xây dựng được cơ chế phối hợp cũng như nâng cao được năng lực của đội ngũ tham gia trong bộ máy quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

- Kiện toàn bộ máy quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, thành viên trong bộ máy quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH; xác định mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ, hợp tác giữa các bộ phận, thành viên trong bộ máy quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV; nâng cao năng lực thực hiện cho các thành viên trong bộ máy quản lý bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH.

- Đổi mới cơ chế quản lý bồi dưỡng, phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng; có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan các cấp để bồi dưỡng GV. Chỉ đạo tuyên truyền, động viên, khuyến khích GV tham gia học tập, bồi dưỡng. Tăng cường công tác thanh kiểm tra, đánh giá, thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng thường xuyên, định kỳ một cách kịp thời. Cân đối ngân sách hàng năm và các nguồn tài chính khác để triển khai thực hiện công tác bồi dưỡng GV. Xây dựng “Ban chỉ đạo cơng tác bồi dưỡng GV”, hình thành bộ máy quản lý chỉ đạo.

- Tạo cơ chế chỉ đạo có tính phối hợp cao bởi vì nó sẽ tạo sự chủ động trong chỉ đạo bồi dưỡng, phát huy được tính tích cực của các lực lượng tham gia bồi

dưỡng. Sự phối hợp cần đa dạng, phong phú trong việc lựa chọn nội dung chương trình, hình thức bồi dưỡng cho phù hợp với đối tượng nhằm nâng cao q trình thích ứng và tính thực tiễn của cơng tác bồi dưỡng GV.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp 1) Hiệu trưởng:

+ Ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ đạo, chịu trách nhiệm trong công tác quản lý và kiểm tra hoạt động của các lớp bồi dưỡng, các buổi hội thảo, thảo luận theo các chuyên đề, các hội thi... Bên cạnh đó cũng cần có sự chỉ đạo và phối hợp của các đơn vị trường học trong hoạt động kiểm tra, đánh giá chéo. Đây là một hoạt động rất cần thiết, nó vừa tạo tính khách quan trong đánh giá hiệu quả hoạt động, vừa tạo ra mối liên kết mật thiết trong quá trình hoạt động kiểm tra, giám sát. Đặc biệt, với hình thức kiểm tra chéo này sẽ giúp cho các bộ phận, các cá nhân, nhà quản lý nắm bắt được các khuyết điểm trong công tác quản lý điều hành. Từ đó có thể đưa ra các đối sách hữu hiệu, điều chỉnh kịp thời kế hoạch bồi dưỡng.

+ Chỉ đạo đánh giá thông qua kênh thông tin hai chiều, người quản lý chỉ đạo hoạt động thường xuyên gửi các thông tin đến các bộ phận và người thực hiện. Nhưng đồng thời cũng phải có phương pháp nắm bắt được các thông tin phản hồi ngược lại. Đây là một hình thức kiểm tra, đánh giá có tính khách quan và khá hiệu quả. Tuy nhiên cũng cần phải có sự sàng lọc, xác minh nguồn thơng tin vì thơng thường độ tin cậy của các thông tin này là không cao.

+ Trong bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH, dù ở bất cứ hình thức nào, cần phải chỉ đạo tổng kết đánh giá. Công tác tổng kết đánh giá phải thực sự đi vào chiều sâu, đúng thực chất và được chỉ đạo theo cấu trúc hệ thống quản lý từ thấp lên cao, từ riêng lẻ đến tổng thể. Điều cần thiết nhất của công tác này là xác định được những điểm mạnh và hạn chế; những điểm đã làm được và chưa làm được của hoạt động so với mục tiêu đặt ra. Đây chính là cơ sở quan trọng cho việc đề ra kế hoạch hoạt động tiếp nối của công tác bồi dưỡng nhằm đạt mục tiêu cao hơn.

2) Tổ chuyên môn:

Cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong tổ theo hướng đi sâu, chun mơn hóa, cuối năm đánh giá, tổng kết, đối chiếu với mục tiêu đầu năm đã xây dựng trong kế hoạch xác định những mục tiêu đạt và chưa đạt, xác định nguyên nhân, đúc rút bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện năm học sau.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp:

Để thực hiện tốt biện pháp này đòi hỏi mỗi nhà trường phải:

- Có sự quan tâm một cách thích đáng và nhận thức đúng đắn về tác dụng của công tác kiểm tra, đánh giá đối với bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ CBQL và lãnh đạo nhà trường.

Nhà trường cần có các CBQL quản lý các hoạt động nói chung và bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV nói riêng vững vàng về nghiệp vụ quản lý và tâm huyết, trách nhiệm cao với nghề nghiệp.

- Đầu tư xây dựng mạng thơng tin nội bộ và có chính sách khích lệ, động viên mọi cán bộ, GV và cả HS tham gia các diễn đàn thông tin để khai thác hết được sức mạnh tập thể trong việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá và góp ý kiến sáng tạo cho hoạt động này.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 116 - 118)

w