Chức năng, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 43 - 47)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Hiệu trưởng trường tiểu học với vai trò quản lý bồi dưỡng năng lực

1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường tiểu học

1.4.1.1. Vai trò, chức năng của hiệu trưởng trường tiểu học

Hiệu trưởng trường TH có vai trị, chức năng rất quan trọng trong nhà trường: là người lãnh đạo nhà trường, chịu trách nhiệm QL các hoạt động của nhà trường; là nhà sư phạm mẫu mực, nhà GD có cái tâm; là nhà hoạt động xã hội; là người tổ chức trong thực tiễn; là người nghiên cứu khoa học GD.

- Là người lãnh đạo nhà trường, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường: thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng theo điều

lệ trường TH, chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về việc đảm bảo chất lượng GD trường mình.

- Là nhà sư phạm mẫu mực, nhà GD có cái tâm: là thầy giáo hết lịng u

mến trẻ, sẵn sàng cống hiến trí tuệ và sức lực của mình cho việc đào tạo thế hệ trẻ của địa phương thành những người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng; hiểu biết những cơ sở của tâm lý học, GD học, trực tiếp tham gia GD một số HS và là nhà giáo mẫu mực trong nhà trường.

- Là nhà hoạt động xã hội: phải xây dựng mối quan hệ tốt với địa phương,

trên cơ sở đó vận động tồn xã hội tham gia sự nghiệp GD.

- Là người tổ chức trong thực tiễn: là người lãnh đạo cấp cơ sở trong sự

nghiệp GD, do vậy phải có chức năng “tổ chức thực hiện” phong phú. Hoạt động tổ chức về cơ bản là hoạt động với con người. Trong hoạt động với con người, hiệu trưởng cần có những đặc điểm sau: có đầu óc tổ chức; có sự đồng cảm hay sự nhạy cảm về tổ chức; có sự khéo léo ứng xử; có khả năng cảm hóa con người.

- Là người nghiên cứu khoa học GD: lôi cuốn GV vào nghiên cứu khoa học,

đặc biệt là nghiên cứu, phân tích, phổ biến và áp dụng những kinh nghiệm giảng dạy, GD của các đồng nghiệp tiên tiến ở trường mình và trường khác. Có thể cộng tác với các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn về các lĩnh vực khác nhằm phục vụ cho sự nghiệp GD.

1.4.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường tiểu học được quy định trong thông tư 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học. Tại điểm d, mục 1, Điều 11 quy định như sau:

Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.

Thành lập các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật, hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; cử GV làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, GV, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho GV, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho GV và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; thực hiện đánh giá, xếp loại GV, nhân viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, sắp xếp GV; tổ chức các bước giới thiệu nhân sự đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phó hiệu trưởng.

Quản lý, tiếp nhận HS, cho phép HS chuyển trường; quyết định kỉ luật, khen thưởng HS; phê duyệt kết quả đánh giá HS, danh sách HS lên lớp, lưu ban; tổ chức kiểm tra công nhận việc hồn thành chương trình tiểu học cho HS trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách.

Tổ chức triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sách giáo khoa, nội dung giáo dục của địa phương theo quyết định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thực hiện quản lý, sử dụng và lựa chọn các xuất bản phẩm tham khảo sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý. Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chun mơn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy theo quy định về định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng.

Quản lý hành chính; quản lý và tự chủ trong việc sử dụng các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường theo quy định.

Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện xã hội hóa giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục,

phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng xã hội.

Xây dựng môi trường học đường an tồn, lành mạnh, thân thiện, phịng, chống bạo lực học đường theo quy định của pháp luật.

Được hưởng chế độ phụ cấp đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định [5].

1.4.1.3. Những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng trong quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh

Theo Lênin: “Kết quả hoạt động quản lý đối với quần chúng được quy định

không phải bằng sức mạnh của quyền lực mà sức mạnh của uy tín, sức mạnh của năng lực, của sự dày dặn kinh nghiệm, của sự đa dạng phong phú về hình thức và tài năng thực tế” [32; tr.14], tức là phụ thuộc vào nhiều đặc điểm cá nhân của người

lãnh đạo.

Vì thế, người hiệu trưởng muốn lãnh đạo tốt, muốn hồn thành nhiệm vụ tốt, u cầu phải có những phẩm chất nhân cách cần thiết như:

- Về năng lực: có trình độ chun mơn, nghiệp vụ phù hợp với cấp học, có

thời gian dạy học ít nhất 5 năm trở lên; nắm được kế hoạch, chương trình, phương pháp giảng dạy cơ bản của các môn học trong nhà trường, giảng dạy khá tốt mơn mình phụ trách; có năng lực tổ chức, quản lý trường học, biết cách đánh giá từng người, có tính địi hỏi cao; biết cách tổ chức lao động của mình, biết tập trung vào nhiệm vụ chính; có năng lực thuyết phục, vận động nhân dân xây dựng sự nghiệp GD.

Năng lực quản lý của hiệu trưởng thể hiện trước hết ở khả năng xây dựng kế hoạch giáo dục cho nhà trường. Bản kế hoạch có thể coi là "giấy thơng hành" vơ cùng quan trọng để đi tới đích. Mỗi kế hoạch khi xây dựng cần tổ hợp các năng lực, kỹ năng khác nhau, các kỹ năng này khơng phải tự nhiên mà có, nó được hình thành thơng qua hành động và bằng hành động. Hiệu quả của các kế hoạch khi triển khai, nó phụ thuộc vào năng lực của hiệu trưởng. Hiện nay, nhiều hiệu trưởng năng lực quản lý cịn hạn chế nên cần phải tích cực, tự giác trau dồi, rèn luyện để nâng cao trình độ chun mơn, trình độ quản lý cho bản thân.

- Về phẩm chất: Có giác ngộ chính trị tốt, có nhiệt tình cách mạng; có niềm

tin vào con người; có lịng chính trực, tính ngun tắc, có uy tín trong nhà trường và trong nhân dân; chu đáo, lòng quý trọng con người, có thái độ quan tâm đến người khác, có lịng u trẻ và am hiểu trẻ; luôn luôn chăm lo bồi dưỡng mình về chun

mơn và đạo đức, là con chim đầu đàn của tập thể sư phạm; có lương tâm đối với công việc, tận tụy, say mê công việc của mình; có thái độ tích cực trước cái mới, cái tiến bộ, có kỹ năng khái quát hóa kinh nghiệm, có sức khỏe tốt…

1.4.1.4. Phân cấp quản lý về bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học

1) Việc phối hợp giữa sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ về quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học

Chức năng: Theo thẩm quyền sở GD&ĐT, phịng GD&ĐT, chủ trì, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ về quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học.

Nhiệm vụ: Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ sau: Tổ chức và chỉ đạo về bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học theo quy định.

2) Các trường tiểu học

Chức năng: Nhà trường hướng dẫn giáo viên, cán bộ quản lý thực hiện nhiệm vụ về quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học

Nhiệm vụ: Thực hiện nhiệm vụ về quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu họctheo quy định.

3) Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn

Chức năng: Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn thực hiện công tác tổ chức, chỉ đạo và xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ về quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học theo quy định.

Nhiệm vụ: Thực hiện đúng kế hoạch đã được xây dựng cho thực hiện nhiệm vụ về quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học.

Như vậy, qua phân cấp quản lý cho thấy hiệu trưởng trường tiểu học là một chủ thể quản lý quan trọng có chức năng thực hiện nhiệm vụ về quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học với nhiều cách tiếp cận khác nhau như tiếp cận nội dung công việc quản lý, tiếp cận các chức năng quản lý. Ở đây tác giả xin phép tiếp cận các chức năng quản lý: Lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra thực hiện nhiệm vụ về quản lý bồi dưỡng năng

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 43 - 47)

w