Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 53 - 57)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết

học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học

1.5.1. Yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Năng lực quản lý của hiệu trưởng:

Phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý năng lực đánh giá KQHT cho HS của GV. Nếu hiệu trưởng có phẩm chất chính trị lập trường vững vàng, nắm vững chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thì sẽ chỉ đạo đúng hướng, đúng mục tiêu cấp học. Hiệu trưởng có khả năng xử lý thơng tin, có khả năng điều phối hoạt động sẽ hoàn thành được mục tiêu chung, tập hợp mọi người vào hoạt động chung tạo nên quyết tâm cao và phát huy được sức mạnh của tập thể đưa hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả cao. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức tốt các nội dung, phương pháp, hình thức, kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực DHTH chính xác, lựa chọn phân công hợp lý đội ngũ tham gia bồi dưỡng thì kết quả năng lực đánh giá KQHT cho HS của GV sẽ đạt hiệu quả cao, nâng cao chất lượng GD cấp tiểu học.

1.5.1.2. Nhu cầu bồi dưỡng và tính tích cực của giáo viên trong quá trình bồi dưỡng

Tính tích cực và chủ động của GV có tác động rất lớn tới bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS. GV là đối tượng, là chủ thể của hoạt động và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả bồi dưỡng năng lực nên yêu cầu đối với họ là cần phải có sự hiểu biết nhất định về đánh giá KQHT của HS, trên cơ sở bồi dưỡng của CBQL mà phát triển được kiến thức, kỹ năng, thái độ và nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân.

Mỗi GV cần hiểu được đánh giá kết quả học tập của HS và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của HS có ý nghĩa quan trọng. Phát triển năng lực nghề nghiệp nói chung, phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của HS nói riêng là nghĩa vụ của mỗi GV. Từ đó, tích cực, chủ động tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của HS, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của đổi mới tồn diện chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

1.5.1.3. Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên:

Trình độ chun mơn của GV là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả QL năng lực đánh giá KQHT cho HS của GV. Đội ngũ GV phải đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, trình độ chun mơn vững vàng, nghiệp vụ sư phạm giỏi, có lịng u nghề, nắm vững mục tiêu GD, chương trình, nắm vững các phương pháp kiểm tra, đánh giá theo năng lực của HS trong trường tiểu học... sẽ là yếu tố giúp cho hiệu trưởng quản lý năng lực đánh giá KQHT cho HS của GV được tốt hơn. Do vậy, số lượng và chất lượng đội ngũ GV có ảnh hưởng nhất định đến việc quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học.

1.5.2. Yếu tố khách quan

1.5.2.1. Cơ chế quản lý của nhà trường: Đảng và Nhà nước đã đưa ra các nghị quyết, chỉ thị, thông tư, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo có liên quan tới q trình hoạt động giáo dục và hoạt động dạy học. Trong đó Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, vì vậy quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV được hỗ trợ từ các cấp quản lý giúp cho quá trình quản lý đi theo định hướng, theo kế hoạch.

1.5.2.2. Cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị dạy học: cơ sở vật chất, trang

thiết bị dạy học thuộc hệ thống phương tiện của quá trình dạy học, là cơ sở thực hiện các mục tiêu dạy học. Đối với hoạt động năng lực đánh giá KQHT cho HS của GV thì yếu tố cơ sở vật chất có ảnh hưởng rất lớn. Người lãnh đạo cần nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của cơ sở vật chất đến hoạt động năng lực đánh giá KQHT cho HS của GV và có sự đầu tư, quản lý tốt các trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo cho bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS của GV thì sẽ đạt hiệu quả cao.

Hiệu trưởng cần tổ chức rà sốt, thống kê tồn bộ thiết bị hiện có; dành kinh phí để sửa chữa, mua sắm thêm trang thiết bị để đáp ứng đầy đủ, phục vụ cho bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT cho HS của GV và đáp ứng yêu cầu ứng dụng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV sau bồi dưỡng vào thực hiện đánh giá KQHT

của HS.

1.5.2.3. Mơi trường văn hóa của nhà trường

Văn hóa nhà trường là một hệ thống phức hợp các giá trị, các chuẩn mực xung quanh chức năng đào tạo con người của nhà trường, được chấp nhận tự nguyện, được cam kết tơn trọng để theo đó mà các thành viên nhà trường cùng nhau thực thi các hoạt động dạy và học, nhằm hoàn thành ngày càng tốt sứ mệnh cao cả của mình. Văn hóa nhà trường bao gồm: văn hóa lãnh đạo, văn hóa tổ chức, văn hóa chia sẻ, văn hóa ứng xử, văn hóa thi cử, văn hóa đánh giá... Như vậy văn hóa nhà trường có ảnh hưởng khơng nhỏ đến quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV. Nếu GV được tham gia bồi dưỡng năng lực trong mơi trường có văn hóa, ở đó tập thể GV đồn kết, tơn trọng lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm, giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn. GV được động viên khuyến khích cải tiến phương pháp dạy học và đánh giá KQHT của HS thì hiệu quả bồi dưỡng năng lực sẽ được nâng lên nhất nhiều. Như vậy văn hóa nhà trường tạo bầu khơng khí tin cậy, là địn bẩy thúc đẩy các hoạt động giáo dục của nhà trường phát triển và giúp việc bồi dưỡng các năng lực chuyên môn đạt mục tiêu đề ra.

Kết luận chương 1

Bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng về đánh giá KQHT của HS cho GV, nhằm giúp GV đạt được các mục tiêu dạy học trong nhà trường.

Bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như: tầm quan trọng của bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV; nội dung của bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV; phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV…

Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV là sự tác động có kế hoạch, có mục đích và phương pháp khoa học của chủ thể quản lý (hiệu trưởng nhà trường) đến bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV, giúp cho hoạt động này diễn ra có hiệu quả, đạt được mục tiêu của quá trình quản lý.

Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV bao gồm các hoạt động: lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học; tổ chức triển khai bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học; chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học; kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học.

Các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học gồm 6 yếu tố cơ bản đó là: năng lực quản lý của hiệu trưởng; tính tích cực của GV trong q trình bồi dưỡng; số lượng và chất lượng đội ngũ GV; cơ chế quản lý của nhà trường; cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị dạy học; mơi trường văn hóa của nhà trường.

Các nội dung trình bày trên là cơ sở quan trọng, định hướng để tác giả tiến hành khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương ở chương tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ

KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 53 - 57)

w