Thực trạng tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 87 - 89)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học

giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

Để khảo sát việc tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 7 (Phụ lục 1). Kết quả được thể hiện ở bảng 2.12:

Bảng 2.12. Thực trạng tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang,

TT Nội dung Ý kiến đánh giá Thứ bậc Tốt Đạt Chưa đạt SL % SL % SL % 1

Xây dựng được bộ máy quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV

91 53.53 72 42.35 7 4.12 424 2.49 2

2

Xác định chức năng, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, thành viên trong bộ máy quản lý bồi dưỡng

91 53.53 75 44.12 4 2.85 427 2.51 1

3

Lựa chọn đội ngũ GV cốt cán tham gia dạy

bồi dưỡng cho GV 78 45.88 47 27.65 45 26.47 373 2.19 5

4

Xác định cơ chế phối hợp giữa các bộ phận thành viên trong quá trình triển khai bồi dưỡng cho GV

25 14.71 59 37.70 86 50.59 279 1.64 6

5

Huy động nguồn lực, các điều kiện và phương tiện kỹ thuật phục vụ bồi dưỡng 87 51.18 51 30 32 18.82 395 2.32 3 6 Tổ chức bồi dưỡng GV theo kế hoạch 71 41.76 62 36.47 37 21.77 374 2.20 4 2.23 Nhận xét bảng 2.12:

Bảng 2.12 cho thấy: Theo đánh giá của các khách thể điều tra thì việc tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Bình Giang đạt mức trung bình ( =2.23). Tuy nhiên mức điểm đánh giá dành cho các nội dung khác nhau trong bảng có sự khác nhau. Cụ thể:

- Nội dung 1, 2: “Xây dựng được bộ máy quản lý bồi dưỡng năng lực đánh

nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, thành viên trong bộ máy quản lý hoạt động bồi dưỡng” được đánh giá ở mức cao (với ĐTB lần lượt là: =2.49; =2,51). Xây

dựng bộ máy quản lý đặc biệt lựa chọn giảng viên tham gia bồi dưỡng có ý nghĩa quan trọng, có thể thúc đẩy GV tham gia bồi dưỡng hoặc kìm hãm hiệu quả bồi dưỡng. Người giảng viên tham gia bồi dưỡng nếu đảm bảo về: kiến thức về thành tựu lý luận và thực tiễn trong đổi mới KTĐG KQHT của HS tiểu học; Trình bày, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn thực hiện đổi mới KTĐG KQHT, đặc biệt là của bản thân; chủ thể bồi dưỡng, tập huấn sử dụng được các phương pháp, kỹ thuật KTĐG KQHT ngay trong quá trình bồi dưỡng, hướng dẫn GV cách nghiên cứu tài liệu, cách lập kế hoạch hoạt động, cách thiết kế mạng nội dung, mạng hoạt động thì hiệu quả bồi dưỡng sẽ đạt kỳ vọng.

- Các nội dung: 3; 4; 5; 6: “Lựa chọn đội ngũ GV cốt cán tham gia dạy bồi

dưỡng cho GV”; “Xác định cơ chế phối hợp giữa các bộ phận thành viên trong quá trình triển khai hoạt động bồi dưỡng cho GV”; “Huy động nguồn lực, các điều kiện và phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động bồi dưỡng”; “Tổ chức bồi dưỡng GV theo kế hoạch”.Được đánh giá ở mức trung bình (Với điểm trung bình lần lượt là: =2.19;

=1.64; =2.32; =2.20), đây là những nội dung ít sử dụng và hiệu quả thấp.

Như vậy, việc tổ thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực ĐG KQHT của HS cho GV TH đã đạt những kết quả nhất định về xây dựng bộ máy quản lý hoạt động bồi dưỡng, phân công phân nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong bộ máy đảm bảo tính thống nhất, hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả. Lựa chọn được giảng viên, xây dựng được đội ngũ cốt cán chuyên nghiệp trong công tác bồi dưỡng, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất... Tuy nhiên, còn một số nội dung như huy động nhiều nguồn lực thực hiện cho hoạt động bồi dưỡng, còn bị động trong việc xử lí tình huống xảy ra, chưa phát huy hết vai trị của ban chỉ đạo, sự phối hợp gắn kết giữa các lực lượng tham gia còn rời rạc, GV chưa chủ động tự bồi dưỡng, tự đào tạo, tìm tịi để nâng cao năng lực ĐGKQHT của HS cho bản thân.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 87 - 89)

w