Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 28 - 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học

1.3.2. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học

học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học

Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học bao gồm:

1) Nâng cao kiến thức, kỹ năng đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên, giúp giáo viên hoàn thiện năng lực nghề nghiệp của bản thân

Nhiệm vụ cơ bản của việc kiểm tra kiến thức và kĩ năng của học sinh là làm sáng tỏ tình trạng các kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo của học sinh.

Kiểm tra kiến thức phải chỉ ra cho HS thấy được các em đã tiếp thu những điều vừa học như thế nào, đã hiểu những gì, cịn những lỗ hổng kiến thức nào và phải đánh giá như thế nào kết quả học tập của họ. Dựa trên cơ sở đánh giá ấy, học sinh có thể hiểu

được những yêu cầu đòi hỏi đặt ra đối với mỗi em về học tập và các em phải làm gì để thực hiện được những điều đó để nâng cao kiến thức kĩ năng, kĩ xảo.

Công tác kiểm tra và kết quả kiểm tra phải kích thích được việc học tập và tạo khả năng nâng cao kiến thức của học sinh. Nếu kiểm tra một cách có hệ thống, thầy cơ giáo có thể nắm được một cách khá chắc chắn mức độ kiến thức và kĩ năng của học sinh và từ đó có thể khuyến khích, biểu dương, giúp đỡ và tư vấn từng HS, do đó ngăn chặn được tình trạng học kém của HS và nâng cao chất lượng học tập của các em.

Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông trong điều 5, chương 2 của qui định: “GV tiểu học phải nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” [8].

Khoản 4, điều 5, chương 2 của chuẩn nghề nghiệp GV phổ thơng u cầu GV phải có năng lực kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS; chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, cơng cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS.

Năng lực đánh giá KQHT của GV là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động giáo dục của nhà trường. GV có năng lực đánh giá KQHT của HS tốt là có hệ thống kiến thức cơ bản, vững vàng về sự phát triển của HS, về chương trình giáo dục tiểu học, đặc biệt là mục tiêu, nội dung và kết quả mong đợi về sự phát triển của HS ở các lớp trong trường tiểu học.

2) Giúp giáo viên xác định được mức độ lĩnh hội tri thức của học sinh, từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học sao cho phù hợp

Bản chất của kiểm tra, đánh giá KQHT của HS là q trình thu thập thơng tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập đối với từng môn học hoặc hoạt động giáo dục của HS và đó cũng chính là kênh thơng tin ngược giúp GV tìm ra những nguyên nhân của tình hình đó, tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của bản thân để giúp HS học tập tiến bộ hơn, phát triển nhân cách ngày một tốt hơn.

3) Giúp giáo viên nắm vững phương pháp và kỹ thuật đánh giá kết quả học tập của học sinh, từ đó vận dụng vào việc phát hiện năng lực và phát triển năng lực học tập cho học sinh

Như phần lý luận đã nêu, đánh giá KQHT của HS có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thúc đẩy sự phát triển của giáo dục và đào tạo, Nếu GV không nắm vững về phương pháp, kỹ thuật đánh giá KQHT của HS sẽ dẫn đến việc nhận định sai về

chất lượng đạt được và kết quả học tập của HS gây tác hại to lớn đối với sự nghiệp giáo dục. Nhưng nếu GV nắm vững phương pháp, kỹ thuật đánh giá KQHT của HS thì kết quả kiểm tra đánh giá phản ánh đúng thực tế, chính xác, cơng bằng từ đó giúp GV phát hiện ra năng lực riêng của từng cá nhân và có kế hoạch phù hợp cho việc phát triển năng lực học tập đó của HS; việc sử dụng tốt phương pháp và kỹ thuật đánh giá KQHT của HS sẽ tăng cường vai trò của người GV trong thực hiện hoạt động giáo dục, đồng thời tạo nên sự hứng thú, tích cực, say mê, chủ động học tập của HS trong học tập.

4) Giúp nhà trường nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đồng thời thấy được mức độ tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập

Hiện nay, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, người thầy phải trải qua một quá trình học tập và thực hành tay nghề một cách tích cực và kỹ lưỡng, từ đào tạo ban đầu đến bồi dưỡng liên tục trong thực tiễn hành nghề. Trong quá trình dạy học, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của thầy giúp cải thiện kĩ năng sử dụng, kết hợp các phương pháp, hình thức đánh giá khác nhau. Năng lực đánh giá KQHT của HS được cải thiện là tiền đề để GV, HS, trong đó cả cán bộ quản lý, CMHS nhìn rõ được sự tiến bộ của HS trong học tập. Chính vì vậy, để đánh giá KQHT của HS đạt hiệu quả không thể không thực hiện bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV nhất là trong giai đoạn hiện nay [23].

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w