Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 118 - 122)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả

3.2.6. Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin

vụ bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học

3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp

Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ bồi dưỡng năng đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học một mặt nhằm tạo được giá trị và tác dụng của thành tố này trong cấu trúc của quá trình bồi dưỡng và hỗ trợ đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp qua đó nâng cao chất lượng bồi dưỡng. Mặt khác trong giai đoạn hiện nay, một trong những yếu tố hết sức quan trọng cùng với việc đổi mới quy trình, chương trình nội dung giáo dục tiểu học là cần phải tăng cường ứng dụng CNTT phục vụ cho bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT cho GVTH theo hướng hiện đại hóa.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

- Xây dựng kế hoạch, đề xuất hoặc tự chủ mua các thiết bị CNTT, phương

tiện cần thiết phục vụ cho bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV; kiểm tra, rà sốt tình hình đầu tư và quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH trong thời gian qua và nhu cầu sử dụng trong những năm tiếp theo.

- Khảo sát, đánh giá nhu cầu sử dụng cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thơng tin cho các khóa bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV, đồng thời kiểm kê đánh giá số lượng và chất lượng cơ sở vật chất hiện có của nhà trường so với nhu cầu sử dụng và đánh giá hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất trong bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV của nhà trường.

Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa về cơ sở vật chất và thiết bị công nghệ thông tin và dự trù mua sắm mới. Thực hiện tốt việc sử dụng và khai thác tối đa các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT cho GVTH.

- Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin đã được trang bị vào việc bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV, căn cứ vào thực tiễn đề xuất với chủ tài khoản mua sắm bổ sung những trang thiết bị cần thiết để nâng cao chất lượng của bồi dưỡng.

- Chủ trương đưa các ứng dụng CNTT vào các hoạt động quản lý trong nhà trường là phù hợp, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết hiện nay. Khi triển khai ứng dụng CNTT cho Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT, ngày 04/9/2020 Quy định đánh giá học sinh tiểu học.nhà trường sẽ được rất nhiều lợi ích.

- Cụ thể các sổ sách, báo cáo sẽ được in ra từ phần mềm, ví dụ như sổ tổng hợp kết quả giáo dục, học bạ học sinh, báo cáo chất lượng giáo dục,…

- Ngoài ra một số nội dung như tổng hợp đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ về môn học, năng lực phẩm chất hay khen thưởng sẽ được thực hiện tự động bằng phần mềm dựa trên các tiêu chí đánh giá của thơng tư 22 đã được lượng hóa theo các mức.

1) Hiệu trưởng:

Định kỳ kiểm kê tổng thể cơ sở vật chất xem thiết bị nào không phù hợp và những danh mục nào còn thiếu để bổ sung kịp thời.

Thường xuyên bồi dưỡng năng lực khai thác, sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS. Cụ thể là:

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá trong tất cả các môn học.

Phát động giáo viên xây dựng ngân hàng câu hỏi trực tuyến, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến, kho học liệu số của ngành và hệ tri thức Việt số hóa.

Tích cực triển khai Kế hoạch số 345/KH-BGDĐT ngày 23/5/2017 về việc thực hiện đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025.

Tích cực triển khai Công văn số 5807/BGDĐT-CNTT ngày 21/12/2018 về việc hướng dẫn triển khai mơ hình ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong trường phổ thông.

Tăng cường quản lý, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT cho GVTH, việc lập kế hoạch cải thiện cơ sở vật chất cần được bộ phận phụ trách thiết bị trên cơ sở định hướng phát triển chung của nhà trường và nhu cầu của các bộ phận trong nhà trường là cần thiết. Ngoài ra, khi xây dựng kế hoạch, các yếu tố như vốn đầu tư, thời gian thực hiện, hạng mục và mức độ ưu tiên… cần được quan tâm để đảm bảo tính hài hịa và đáp ứng đúng u cầu về chất lượng phục vụ cho bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH. Kế hoạch phải thể hiện rõ các nội dung về khảo sát hiện trạng, đầu tư nâng cấp các trang thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng, định kỳ báo cáo về tình hình và hiệu quả sử dụng và kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị bồi dưỡng…

Trong cải thiện cơ sở vật chất và thiết bị CNTT phục vụ cho dạy học, bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH cần căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định đối với cơ sở vật chất về diện tích, khơng gian, các khu vực tự phục vụ bồi

dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH, các khu vực hỗ trợ bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH … Để có cơ sở đầu tư trang thiết bị, đặc biệt là thiết bị CNTT phải xây dựng được các danh mục thiết bị ở trường TH, xây dựng các loại thiết bị cần thiết đối với các chuyên đề bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT cho GVTH. Chỉ đạo các hội đồng đánh giá hiện trạng trang thiết bị với các quy trình, tiêu chí đánh giá rõ ràng. Chỉ đạo ký các hợp đồng cung cấp, mua sắm trang thiết bị. Chỉ đạo tập huấn hướng dẫn sử dụng và ký bàn giao trang thiết bị cho bộ phận sử dụng, các cán bộ GV được phân cơng bồi dưỡng. Chỉ đạo nhóm bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa theo định kỳ và thường xuyên các trang thiết bị dạy học, bồi dưỡng theo đúng quy định của nhà sản xuất và nhu cầu của bộ phận sử dụng.

Thành lập các đoàn kiểm tra, đánh giá về hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất phục vụ cho bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH. Theo kế hoạch, các đoàn kiểm tra, giám sát phải tiến hành công việc đúng thời gian, quy trình và có biên bản đánh giá đầy đủ, chính xác. Yêu cầu kiểm tra phải căn cứ vào kế hoạch hàng năm, hàng quý và hàng tháng. Cần có quy trình thống nhất, hướng dẫn, đánh giá với các tiêu chí rõ ràng, tiêu chuẩn định tính và định lượng đầy đủ, tránh hình thức, chung chung.

2) Tổ trưởng tổ chun mơn:

Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị CNTT đã được trang bị vào việc bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV, căn cứ vào thực tiễn đề xuất với chủ tài khoản mua sắm bổ sung những trang thiết bị cần thiết để nâng cao chất lượng của bồi dưỡng.

3) Giáo viên:

Tích cực ứng dụng cơng nghệ thơng tin, sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại vào việc tự nâng cao năng lực ĐGKQHT của HS cho bản thân.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị CNTT phục vụ cho bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV phải đảm bảo tính đồng bộ, có kế hoạch khoa học, hợp lý, phù hợp các quy định của nhà nước và các cấp quản lý giáo dục. Đầu tư phải đảm bảo tính hiện đại, tiên tiến thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa đổi mới giáo dục.

Đầu tư cơ sở vật chất phải đảm bảo tính cơ bản, lâu dài, bền vững, phải đảm bảo tính kế thừa và đi trước đón đầu.

Để thực hiện ứng dụng CNTT cho Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT, ngày 04/9/2020 Quy định đánh giá học sinh tiểu học,cần quan tâm một số điều kiện sau:

Thứ nhất, phải đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt sự tiện dụng cho GV khi sử dụng và thao tác. Làm sao để dữ liệu được thực hiện nhanh nhất, tránh sai sót khơng đáng có, giảm được thời gian cơng sức, giúp GV có nhiều thời gian hơn cho việc dạy học.

Thứ hai, phải đầy đủ các mẫu biểu báo cáo, thống kê về quản lý giáo dục, hồ sơ sổ sách điện tử, để khi cần chỉ việc in ra từ phần mềm phục vụ công tác quản lý, chun mơn. Ngồi ra, phải có khả năng cấp quyền truy cập phù hợp để nhà quản lý các cấp như sở GD&ĐT, phịng GD&ĐT đều có thể kiểm tra số liệu giáo dục trực tuyến mọi lúc, mọi nơi.

Thứ ba, phải đáp ứng nhu cầu kết nối và trao đổi thông tin giữa giáo viên, phụ huynh, học sinh thông qua phần mềm ứng dụng cho thiết bị di động. Các tin nhắn, thơng báo, hình ảnh hoạt động hàng ngày trên lớp, kết quả học tập của học sinh,… sẽ là những tính năng cần phải được chú trọng khi phát triển phần mềm cho Thông tư 27.

Thứ tư, khả năng bảo mật và an toàn dữ liệu hệ thống, khả lưu vết nhật ký sửa chữa dữ liệu của người dùng và hệ thống đảm bảo luôn chạy xuyên suốt, không bị tắc nghẽn.

Thứ năm, khi xây dựng hệ thống phải tuân thủ các chuẩn để có thể tích hợp với hệ thống của Bộ GD&ĐT, UBND Tỉnh/TP/Huyện, Chính Phủ khi có u cầu.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 118 - 122)

w