Thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 76 - 83)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng về bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học

2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả

tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

Để khảo sát về thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV các trường tiểu học huyện Bình Giang, chúng tơi sử dụng câu hỏi số 3 (Phụ lục 1). Kết quả được thể hiện ở bảng 2.7:

Bảng 2.7. Thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang,

tỉnh Hải Dương TT Nội dung bồi dưỡng

Ý kiến đánh giá

Thứ bậc Thường

xuyên Đôi khi

Chưa thực hiện SL % SL % SL % 1 Giúp GV nắm vững yêu cầu về phẩm chất và thái độ cần thiết đối với người GV trong quá trình kiểm tra, ĐG KQHT của HS

80 47.06 57 33.53 33 19.41 387 2.28 2

2

Bồi dưỡng GV nội dung, phương pháp và kỹ thuật đánh giá thường xuyên

TT Nội dung bồi dưỡng Ý kiến đánh giá Thứ bậc Thường

xuyên Đôi khi

Chưa thực hiện

SL % SL % SL %

3

Bồi dưỡng GV nội dung, phương pháp và kỹ thuật đánh giá định kỳ 80 47.06 87 51.18 3 1.76 417 2.45 1 4 Bồi dưỡng GV cách thức phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá khác nhau để đảm bảo đánh giá toàn diện KQHT của HS 18 10.59 100 58.82 52 30.59 306 1.80 3 5 Bồi dưỡng GV về cách thức vận dụng phương pháp, kỹ thuật đánh giá kết quả học tập vào việc phát hiện năng lực và phát triển năng lực học tập cho HS 9 5.29 93 54.71 68 40 281 1.65 5 X 1.97 Nhận xét bảng 2.7:

Bảng 2.7: cho thấy: Theo đánh giá của các khách thể điều tra thì việc thực hiện các nội dung bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Bình Giang đạt mức trung bình ( =1.97). Tuy nhiên mức điểm đánh giá dành cho các nội dung khác nhau trong bảng có sự khác nhau. Cụ thể:

- Nội dung 3 “Bồi dưỡng GV về nội dung, phương pháp và kỹ thuật đánh giá

định kỳ” được đánh giá ở mức cao ( =2,45), xếp thứ bậc 1. Kết quả này cho thấy

hiện nay, bồi dưỡng năng lực ĐGKQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Bình Giang tập trung vào việc bồi dưỡng về nội dung, phương pháp, kỹ thuật đánh giá định kỳ của HS tiểu học; CBQL, GV các nhà trường đã quan tâm nhiều đến việc đánh giá quá trình học tập, đặc biệt là việc đánh giá kết quả học tập cuối năm của HS vì đó là chứng cứ quyết định việc HS có hồn thành hay khơng hồn thành chương trình mơn học, lớp học ở cấp tiểu học.

- Các nội dung 1, 2, 4, 5 có mức điểm đánh giá ở mức trung bình (với ĐTB lần lượt là: =2.28, =1.67, =1.80, =1.65). Các nội dung này đã được CBQL

các nhà trường quan tâm đưa vào nội dung bồi dưỡng, song việc quan tâm chưa đúng mức, kết quả đánh giá kiểm tra định kỳ có tính chất quyết định việc hồn thành chương trình mơn học, lớp học nhưng cơ sở để KQ ĐGĐK chính xác khách quan lại phụ thuộc chủ yếu vào đánh giá thường xuyên hằng ngày của GV trên lớp. Mặt khác theo thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, nếu kết quả ĐGĐK bất thường, khơng phù hợp với KQ ĐGTX thì có thể tổ chức cho HS làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của HS. Như vậy ĐGTX không trực tiếp tham gia vào việc xét hồn thành chương trình mơn học, lớp học nhưng là nhân tố quan trọng đối với KQĐGĐK.

Để làm rõ hơn thực trạng bồi dưỡng GV cách thức phối hợp nhiều hình thức đánh giá khác nhau để đảm bảo đánh giá toàn diện KQHT của HS, chúng tôi đã khảo sát ý kiến của HS về hình thức kiểm tra đánh giá KQHT của HS ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, chúng tơi sử dụng câu hỏi số 1 (Phụ lục 2). Kết quả được thể hiện ở bảng 2.8:

Bảng 2.8. Thực trạng ý kiến của học sinh về hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở nhà trường TT Hình thức KTĐG Ý kiến đánh giá X Thứ bậc Rất hài lòng Hài lòng Khơng hài lịng SL % SL % SL %

1 Kiểm tra vấn đáp (trả lời

câu hỏi của thầy cô) 25 16.67 43 28.67 82 54.66 243 1.62 3 2 Kiểm tra hồ sơ học tập (kết

quả làm bài tập trên vở) 60 40 52 34.67 38 25.33 322 2.14 2 3 Kiểm tra định kỳ (làm bài

viết 1 tiết) 85 56.67 54 36 11 7.33 374 2.49 1

X 2.08

Nhận xét bảng 2.8:

Bảng 2.8 cho thấy: theo đánh giá của HS thì việc thực hiện các hình thức kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Giang đạt mức trung bình ( =2.08). Tuy nhiên mức điểm đánh giá dành cho các hình thức khác nhau trong bảng có sự khác nhau. Cụ thể:

Hình thức 3: “Kiểm tra định kỳ (làm bài viết 1 tiết)” là nội dung có điểm đánh giá ở mức cao ( =2.49). Có thể thấy kết quả đánh giá của HS phù hợp với kết quả đánh giá của CBQL, GV về nội dung bồi dưỡng “Bồi dưỡng GV nội dung,

phương pháp và kỹ thuật đánh giá định kỳ” ( =2.45), điều đó chứng tỏ nội dung

bồi dưỡng nào được CBQL, GV quan tâm, tập trung bồi dưỡng thì kết quả tương ứng sẽ đạt cao. Kết quả khảo sát cho thấy GV các trường tiểu học huyện Bình Giang đã có kỹ năng trong việc ra đề kiểm tra định kỳ, lượng kiến thức phù hợp với thời gian, phù hợp với từng đối tượng HS. Qua đó cũng thể hiện nhận thức của HS về tầm quan trọng của kết quả kiểm tra, đánh giá định kỳ đặc biệt là đánh giá cuối năm.

- Hình thức 2: “Kiểm tra hồ sơ học tập” được đánh giá ở mức độ trung bình ( =2.14), đây là hình thức đánh giá thường xuyên hằng ngày trên lớp của người GV.

- Hình thức 1: “Kiểm tra vấn đáp -Trả lời câu hỏi của thầy cơ” hình thức này được đánh giá ở mức thấp ( =1.62). Để làm rõ nguyên nhân, tác giả có trị chuyện với một số HS (Có KQHT ở mức TB- Hồn thành) ở các trường Tiểu học Tân Việt và trường Tiểu học Thái Học, huyện Bình Giang thì được biết: đa số các em khơng thích hình thức kiểm tra vấn đáp (trả lời câu hỏi) theo em N.T.C HS lớp 5D trường Tiểu học Thái Học: “Câu hỏi cơ giáo ra thường khó, một lúc phải trả lời nhiều câu

hỏi, chúng em chưa kịp nghĩ hoặc không biết, khi khơng trả lời được lại phải đứng đó để nghe các bạn khác trả lời; cơ giáo cũng ít gọi chúng em, chỉ gọi các bạn giơ tay”, cịn đối với hình thức kiểm tra hồ sơ học tập của HS thì em N.T.A HS lớp 4B

trường Tiểu học Long Xuyên cho biết: “Chúng em khơng hay được chấm vì chưa

làm xong; cơ hay nhận xét chưa hồn thành nhiệm vụ; cô giáo bảo về nhà làm tiếp mai cô chấm nhưng cô lại không chấm...”

Kết quả khảo sát nêu trên cho thấy, năng lực kiểm tra, đánh giá KQHT của HS ở GV tiểu học còn nhiều hạn chế. Điều này được thể hiện rõ qua kỹ thuật đặt câu hỏi nhằm kích thích sự sáng tạo của HS, kỹ thuật viết lời nhận xét về mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS. Theo chương trình GDPT mới cần tăng cường

KTĐG theo định hướng phát triển năng lực, trong đó khơng chỉ trọng tâm vào kiểm tra định kỳ mà còn coi trọng kiểm tra thường xuyên trong đó chú trọng việc kiểm tra kết quả làm bài của HS trong vở ghi, vấn đáp có như vậy thì hoạt động kiểm tra đánh giá HS tiểu học mới đạt mục tiêu đề ra.

- Việc bồi dưỡng GV kết hợp nhiều phương pháp, cách thức trong kiểm tra đánh giá KQHT của HS nhằm đánh giá toàn diện và phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt của HS ở các trường hiện nay còn hạn chế.

Qua trao đổi với đ/c Đ.T.H hiệu trưởng trường Tiểu học Nhân Quyền, huyện Bình Giang thì được biết: “Nhiều năm gần đây, với chủ trương bỏ không thi HS giỏi

văn hóa cấp tiểu học; khơng tổ chức trường chuyên, lớp chọn như trước đây vì thế việc phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ HS giỏi, HS năng khiếu chưa được CBQL, GV các nhà trường quan tâm đúng mức”. Việc thực hiện bỏ trường chuyên lớp chọn và

các kỳ thi HS giỏi ở cấp tiểu học là để đảm bảo sự công bằng trong giáo dục, giảm áp lực cho HS và phụ huynh HS trong các kỳ thi, để từ đó thay đổi cách nghĩ, cách học, cách đánh giá, chuyển từ hình thức dạy học tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, chứ không phải chúng ta bỏ một nhiệm vụ quan trọng là phát hiện và bồi dưỡng những HS năng khiếu, có năng lực đặc biệt về một lĩnh nhất định. Cấp học tiểu học là cấp học nền tảng vì vậy CBQL, GV các trường tiểu học cần quan tâm việc phát hiện những HS có năng lực đặc biệt để có kế hoạch bồi dưỡng, tạo nguồn cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các cấp học cao hơn.

Từ kết quả phân tích và khảo sát cho thấy: cùng với việc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp dạy học. Nội dung, phương pháp, kỹ thuật đánh giá KQHT của HS ở các trường tiểu học huyện Bình Giang đã có nhiều thay đổi theo hướng đánh giá vì sự tiến bộ của HS. Tuy nhiên nội dung bồi dưỡng chưa đầy đủ, chưa phong phú vì vậy năng lực đánh giá KQHT của HS đối với GV cịn có những mặt hạn chế nhất định. Thực tiễn đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu bổ sung nội dung bồi dưỡng năng lực ĐGKQHT của HS cho GV để nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng trong giai đoạn hiện nay.

2.3.4. Thực trạng thực hiện hình thức bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

Để khảo sát về hình thức bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV các trường tiểu học huyện Bình Giang, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 (Phụ lục 1). Kết quả được thể hiện ở bảng 2.9:

Bảng 2.9. Thực trạng thực hiện hình thức bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang,

tỉnh Hải Dương TT Hình thức bồi dưỡng Ý kiến đánh giá Thứ bậc Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp SL % SL % SL %

1 Bồi dưỡng trực tiếp 62 36.47 57 33.53 51 30 351 2.06 4 2 Bồi dưỡng gián tiếp

(qua mạng internet) 38 22.35 23 13.53 109 64.12 269 1.58 6 3 Bồi dưỡng kết hợp

trực tiếp và qua mạng internet

93 54.70 53 31.18 24 14.12 380 2.40 3 4 Bồi dưỡng thông

qua dự giờ, thao giảng

100 58.82 42 24.71 28 16.47 412 2.42 2 5 Bồi dưỡng thông

qua chuyên đề

61 35.88 48 28.24 61 35.88 340 2.00 5 6 Bồi dưỡng thông

qua sinh hoạt tổ chuyên môn

117 68.82 31 18.24 22 12.94 435 2.56 1

2.17

Nhận xét bảng 2.9:

Bảng 2.9 cho thấy: Theo đánh giá của các khách thể điều tra thì việc thực hiện các hình thức bồi năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Bình Giang đạt mức trung bình ( = 2.17). Tuy nhiên mức điểm đánh giá

dành cho các nội dung khác nhau trong bảng có sự khác nhau. Cụ thể:

- Các hình thức 3, 4, 6: “Bồi dưỡng kết hợp trực tiếp và qua mạng internet”; “Bồi dưỡng thông qua dự giờ, thao giảng”; “Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ

chuyên môn” được đánh giá ở mức cao (với ĐTB lần lượt là = 2.40; = 2.42;

= 2.56). Tổ chuyên môn là tế bào cơ bản giữ vị trí quan trọng nhất trong việc triển khai bồi dưỡng chuyên môn; là đầu mối để thực hiện các quyết định, các chủ trương của hiệu trưởng; là nơi tổ chức học tập, ứng dụng, thể nghiệm những lý luận về nội dung GDTH đặc biệt là các hình thức và kĩ thuật đánh giá KQHT của HS thông qua việc học tập các chuyên đề, tổng kết kinh nghiệm giáo dục, tổ chức thực tập, kiến tập, hội thảo... Trong thời gian gần đây khi dịch Covid -19 bùng nổ, diễn biến phức tạp, áp dụng CNTT vào việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV được xem là phương pháp hữu hiệu nhất.

Các hình thức 1, 2, 5 “Bồi dưỡng trực tiếp”; “Bồi dưỡng Gián tiếp”; “Bồi

dưỡng thông qua chuyên đề” được đánh giá ở mức trung bình (với ĐTB lần lượt là:

= 2.06; = 1.58; = 2.00). Kết quả khảo sát cho thấy các hình thức này ít được

sử dụng trong việc bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV; tìm hiểu nguyên nhân được biết: hiện nay, thời gian dành cho việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn của GV các trường tiểu học rất ít, chủ yếu diễn ra vào thời gian trong năm học (2 buổi/ tháng), hơn nữa việc đánh giá KQHT của HS ở mỗi khối lớp có sự khác nhau về môn học, tâm sinh lý lứa tuổi, ở mỗi tổ chun mơn lại có những năng lực đặc thù riêng vì vậy hình thức bồi dưỡng tập trung trực tiếp là khơng phù hợp; hình thức bồi dưỡng gián tiếp (qua mạng internet) tiết kiệm được thời gian, ít tốn kém. Tuy nhiên hiệu quả của hình thức này phụ thuộc vào tính tự giác, khả năng sử dụng CNTT của GV tham gia bồi dưỡng. Hiện nay, đội ngũ GV tiểu học huyện Bình Giang cịn một bộ phận nhỏ GV có tuổi đời cao, khả năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy và bồi dưỡng còn hạn chế, quen làm việc theo nếp cũ, ngại thay đổi nên việc sử dụng hình thức bồi dưỡng gián tiếp (qua mạng internet) hiệu quả sẽ khơng cao và chất lượng khơng đồng đều vì vậy hình thức bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV được sử dụng thường xuyên và hiệu quả là hình thức bồi dưỡng thơng qua tổ chun mơn.

Trong nhiều năm qua việc bồi dưỡng năng lực ĐG KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Bình Giang mới chỉ làm tốt khâu bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GV và chủ yếu diễn ra dưới các hình thức: sinh hoạt chun mơn tổ bộ mơn, dự giờ. Trong đó, những hình thức bồi dưỡng có tác dụng tiết kiệm thời gian, tài chính, giúp GV thẩm thấu, nghiền ngẫm để nâng cao năng lực ĐGKQHT

của HS như: hình thức bồi dưỡng qua mạng internet, bồi dưỡng trực tiếp, … ít được thực hiện. Điều đó cho thấy, để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng năng lực ĐG KQHT của HS cho GV, cần phải có hình thức tổ chức đa dạng hơn. Đặc biệt là sinh hoạt chuyên mơn theo cụm trường và tăng cường sử dụng hình thức nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm...

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 76 - 83)

w