Nội dung bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 30 - 41)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học

1.3.4. Nội dung bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh

giáo viên ở các trường tiểu học

Trên cơ sở Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định đánh giá HS tiểu học và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ giáo dục và Đào tạo Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá HS tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư 30/TT- BGDĐT ngày 20/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (ở lớp 3; 4; 5), Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định đánh giá HS tiểu học (ở lớp 1; 2), chúng ta có thể hình dung nội dung bồi dưỡng đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học bao gồm:

1.3.4.1. Bồi dưỡng giáo viên nắm vững yêu cầu về phẩm chất và thái độ cần thiết trong quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học

Theo thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định đánh giá HS tiểu học. HS chủ yếu được đánh giá bằng nhận xét (lớp 1, 2 có 5/7 mơn học và HĐGD bắt buộc được đánh giá bằng nhận xét); thơng tư 22/2016/TT-BGDĐT (lớp 3 có 6/8 mơn học được đánh giá bằng nhận xét; lớp 4, 5: có 6/9 mơn học được đánh giá bằng nhận xét), thông qua những hoạt động như quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra GV đưa ra những nhận xét về quá trình học tập, rèn luyện của HS; tư vấn, hướng dẫn, động viên, giúp đỡ HS hồn thành mục tiêu của bài học, mơn học. Như vậy, việc nhận xét, đánh giá HS được thực hiện chủ yếu bằng lời nói, câu nhận xét của GV và mang nặng màu sắc cá nhân. Đánh giá bằng nhận xét thì vai trị của GV là quan trọng nhất vì vậy việc đánh giá HS địi hỏi người GV phải có thái độ nghiêm túc, khách quan, cơng bằng đầy trách nhiệm trong quá trình đánh giá, nội dung nhận xét bằng lời nói hoặc viết phải mang tính sư phạm, tạo động lực, thể hiện sự tơn trọng, tình u thương, thiện chí của người thầy dành cho học trị, có như vậy thì thầy mới phát hiện ra những ưu điểm của học trị trong q trình học tập và rèn luyện từ đó tạo điều kiện để các em phát huy tốt nhất tính sáng tạo, khả năng và năng lực của bản thân. Khi nhận xét, GV tránh dùng những từ ngữ gây tổn thương HS làm ảnh hưởng ý chí phấn đấu của các em.

Như vậy, đánh giá HS không chỉ được thực hiện bằng công cụ, những phương pháp đánh cứng nhắc giá mà còn phải thể hiện được thái độ và phẩm chất nghề nghiệp của người GV trong quá trình đánh giá.

thường xuyên

- Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của HS, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các mơn học và các hoạt động giáo dục. Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của HS theo mục tiêu giáo dục tiểu học. Về mặt này, nội dung bồi dưỡng bao gồm các khía cạnh sau:

- Bồi dưỡng GV nội dung về đánh giá thường xuyên KQHT của HS:

GV dùng lời để chỉ ra cho HS biết được chỗ đúng, chưa đúng, chưa đạt yêu cầu và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của HS khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời.

HS tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn.

Khuyến khích cha mẹ HS trao đổi với GV về các nhận xét, đánh giá HS bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với GV động viên, giúp đỡ HS học tập, rèn luyện.

- Bồi dưỡng GV về phương pháp và kỹ thuật đánh giá thường xuyên KQHT của HS:

1) Phương pháp quan sát: Quan sát là nhóm phương pháp chủ yếu mà GV thường sử dụng để thu thập dữ liệu kiểm tra đánh giá. Quan sát bao hàm việc theo dõi hoặc xem xét HS thực hiện các hoạt động (quan sát quá trình) hoặc nhận xét một sản phẩm do HS làm ra (quan sát sản phẩm).

- Quan sát quá trình: GV phải chú ý đến những hành vi của HS trong quá

trình quan sát như: phát âm sai từ phân môn Tập đọc, sự tương tác (tranh luận, chia sẻ các suy nghĩ, biểu lộ cảm xúc...) giữa các em với nhau trong nhóm, nói chuyện riêng trong lớp, bắt nạt các HS khác, mất tập trung, có vẻ mặt căng thẳng, lo lắng, lúng túng,.. hay hào hứng, giơ tay phát biểu trong giờ học, ngồi im thụ động hoặc không ngồi yên được quá ba phút...

- Quan sát sản phẩm: HS phải tạo ra sản phẩm cụ thể, đó là bằng chứng của

sự vận dụng các kiến thức đã học. Những sản phẩm rất đa dạng: bài luận ngắn, bài tập nhóm… HS phải tự trình bày sản phẩm của mình, cịn GV đánh giá sự tiến bộ hoặc xem xét q trình làm ra sản phẩm đó. GV sẽ quan sát và cho ý kiến đánh giá về sản phẩm, giúp các em hồn thiện sản phẩm.

GV có thể sử dụng các loại kỹ thuật để thu thập thơng tin. Đó là: ghi chép các sự kiện thường nhật; sử dụng thang đo; sử dụng bảng kiểm tra (bảng kiểm)/ bảng tham chiếu; sử dụng phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí.

2) Phương pháp vấn đáp (đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi): Đây là nhóm phương pháp chủ yếu thứ hai mà GV thường sử dụng để thu thập dữ liệu trong kiểm tra đánh giá trên lớp. Đây là phương pháp GV đặt câu hỏi và HS trả lời câu hỏi (hoặc ngược lại), nhằm rút ra những kết luận, những tri thức mới mà HS cần nắm, hoặc nhằm tổng kết, củng cố, kiểm tra mở rộng, đào sâu những tri thức mà HS đã học.

Một số kỹ thuật khi sử dụng phương pháp vấn đáp:

- Đặt câu hỏi: Kĩ thuật đặt câu hỏi là then chốt của phương pháp vấn đáp.

Đây vừa là một vấn đề khoa học, vừa là một nghệ thuật. Để HS phát huy được tính tích cực và trả lời đúng vào vấn đề GV cần:

+ Chuẩn bị trước những câu hỏi sẽ đặt ra cho HS: xác định rõ mục đích, yêu cầu của vấn đáp. Các câu hỏi cần tập trung vào những nội dung/những vấn đề quan trọng của bài học, làm đối tượng sẽ hỏi.

+ Sử dụng đa dạng các loại câu hỏi để thu thập thơng tin.

+ Khuyến khích HS tham gia đặt câu hỏi: đặt câu hỏi tự vấn mình và câu hỏi cho các bạn học.

- Nhận xét bằng lời: Những đánh giá dưới dạng nhận xét tích cực bằng lời

của GV, của bạn cùng lớp về một sản phẩm học tập nào đó… có tác dụng ni dưỡng những suy nghĩ tích cực, hình thành sự tự tin ở HS. Nhận xét tích cực bằng lời nói có tác dụng điều chỉnh hành vi. Điều này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng vì nó giúp HS tự “cài đặt” lại suy nghĩ, niềm tin tích cực cho chính mình. Vì vậy lời nhận xét của GV phải mang tính xây dựng, thể hiện sự tin tưởng, kỳ vọng để giúp HS tạo dựng niềm tin, đồng thời giúp các em tự điều chỉnh hành vi theo sự kì vọng của GV.

- Ưu, nhược điểm của vấn đáp:

+ Kích thích tính tích cực độc lập tư duy ở HS để tìm ra câu trả lời tối ưu trong thời gian ngắn nhất.

+ Tạo khơng khí làm việc sơi nổi, sinh động trong giờ học.

+ Bồi dưỡng cho HS năng lực diễn đạt bằng lời nói; bồi dưỡng hứng thú học tập qua kết quả trả lời. Giúp GV thu tín hiệu ngược từ HS một cách nhanh gọn kể

kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình, mặt khác có điều kiện quan tâm đến từng HS, nhất là những HS năng khiếu và kém.

+ Nếu vận dụng khơng khéo léo, phương pháp vấn đáp có thể có ít nhiều hạn chế: làm mất thời gian, ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch lên lớp cũng như mất nhiều thời gian để soạn hệ thống câu hỏi.

3) Phương pháp viết: Phương pháp viết là nhóm phương pháp đề cập đến cách thức, kĩ thuật đánh giá thể hiện qua việc phân tích bài viết luận, các sản phẩm mà trong đó HS phải viết câu trả lời cho các câu hỏi hoặc vấn đề vào giấy. Đây là nhóm phương pháp kiểm tra đánh giá kiểu truyền thống nó được sử dụng cả trong đánh giá định kỳ (với 2 dạng là bài kiểm tra tự luận và kiểm tra trắc nghiệm). Nhóm phương pháp này cũng được sử dụng phổ biến trong ĐGTX. ĐGTX sử dụng các kĩ thuật viết như: ghi chép ngắn, viết thư, viết lời nhận xét, viết lời bình... viết ra những suy nghĩ (yêu cầu, mong muốn/ước mơ... khó khăn, suy ngẫm cá nhân).

+ Một số kỹ thuật khi sử dụng phương pháp viết:

GV viết nhận xét: Viết nhận xét là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong

ĐGTX. GV thường phải viết nhận xét vào vở, bài kiểm tra, các sản phẩm học tập. Viết nhận xét cần chứa những cảm xúc tích cực, niềm tin vào HS và mang tính xây dựng,... Như vậy khi viết nhận xét, GV cần đề cập đến những ưu điểm trước, những kỳ vọng sau đó mới đề cập đến những điểm cần xem xét lại, những lỗi cần điều chỉnh. Tránh những nhận xét chung chung: “chưa đúng/sai/làm lại...”; “chưa đạt yêu cầu”;.. Khi viết nhận xét nên sử dụng lời lẽ nhẹ nhàng, thể hiện thái độ tôn trọng, thân thiện, tránh xúc phạm HS. Các em sẽ dễ tiếp nhận hơn.

HS viết lời nhận xét: GV cần hướng dẫn HS cách viết nhận xét mang tính xây

dựng, tập trung phát hiện những điểm tích cực đã làm được... thay vì chỉ chú ý những điểm hạn chế/chưa làm được.

Hồ sơ học tập: Hồ sơ học tập là một tập hợp đại diện sản phẩm học tập của

một HS, thường bao gồm những sản phẩm tốt nhất cho tới nay và một số sản phẩm đang được hoàn thành… để thể hiện quá trình nỗ lực học tập của người học.

4) Phương pháp tự đánh giá: Người GV cần hướng dẫn HS biết tự đánh giá bản thân, tham gia đánh giá bạn và nhóm bạn, điều này sẽ giúp các em thấy được những mặt mạnh - yếu của mình, thấy được sự tiến bộ (hay thụt lùi) so với thời gian trước. Giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc học tập, rèn luyện tu dưỡng. GV có thể giao phiếu kiểm kê, thang xếp hạng, đáp án biểu điểm để

HS tự đánh giá mình, đánh giá bạn và nhóm bạn.

1.3.4.3. Bồi dưỡng giáo viên về nội dung, phương pháp và kỹ thuật đánh giá định kỳ kết quả học tập của học sinh

Đánh giá kết quả giáo dục của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS so với chuẩn kiến thức, kĩ năng (lớp 3;4;5) hoặc yêu cầu cần đạt của chương trình (lớp 1;2) quy định trong chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất HS. Về mặt này, nội dung bồi dưỡng cụ thể như sau:

1) Bồi dưỡng giáo viên về nội dung đánh giá định kỳ kết quả học tập của học sinh

Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, GV căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng, mức độ cần đạt để đánh giá HS đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:

Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập của mơn học hoặc hoạt động giáo dục;

Hồn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục;

Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục.

Đánh giá định kỳ là quá trình đánh giá kết hợp giữ đánh giá định lượng và định tính (kết hợp giữa điểm số và nhận xét) cụ thể:

+ Giữa học kỳ I và giữa học kỳ II

Theo thông tư 30 và thông tư 22, các môn học chỉ đánh giá định tính (nhận xét) ở lớp 3, 4, 5: Tốn lớp 3, Tiếng việt lớp 3, TN&XH lớp 3, Khoa học lớp 4, 5, Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5, Thủ công lớp 3, Kĩ thuật lớp 4, 5, Thể dục, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, các môn tự chọn Ngoại ngữ, Tin học. Các môn đánh giá định lượng kết hợp với định tính (điểm số và nhận xét): Tốn lớp 4, 5, Tiếng Việt lớp 4, 5 [9], [10].

Theo thông tư 27, các môn học và hoạt động giáo dục đánh giá bằng định tính (nhận xét) ở lớp 1, 2: Tốn, Tiếng việt, TN&XH, Đạo đức, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật), HĐTN, và GDTC [11].

+ Cuối học kỳ I và cuối năm

Theo thông tư 30 và thông tư 22, các mơn học chỉ đánh giá định tính (nhận xét) ở lớp 3, 4, 5: TN&XH lớp 3, Thủ công lớp 3, Kĩ thuật lớp 4, 5, Thể dục, Đạo

đức, Âm nhạc, Mĩ thuật. Các môn đánh giá định lượng kết hợp với định tính (điểm số và nhận xét): Tốn lớp 3, 4, 5, Tiếng Việt lớp 3, 4, 5; Khoa học lớp 4, 5, Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5; các mơn tự chọn: Ngoại ngữ lớp 3, 4, 5, Tin học lớp 3, 4, 5;

Theo thông tư 27, các môn học và hoạt động giáo dục đánh giá định tính (nhận xét) ở lớp 1, 2: TN&XH, Đạo đức, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật), HĐTN và GDTC. Các môn đánh giá định lượng kết hợp với định tính (điểm số và nhận xét): Toán lớp 1, 2, Tiếng Việt lớp 1, 2.

2) Bồi dưỡng giáo viên phương pháp, kỹ thuật đánh giá định kỳ kết quả học tập của học sinh

+ Đánh giá bằng nhận xét: Đối với việc đánh giá bằng nhận xét GV phải căn

cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên xem hằng ngày HS có đạt được các yêu cầu về chuẩn kiến thức kỹ năng của từng bài học đối với mơn học đó hay khơng; cuối học kỳ I và cuối năm đối chiếu với chuẩn kiến thức, kỹ năng, mục tiêu cần đạt của từng môn học, lớp học và ra quyết định đánh giá HS đó hồn thành ở mức độ nào hay chưa hồn thành các u cầu học tập của mơn học đó (Hồn thành tốt; hoàn thành; chưa hoàn thành).

Như vậy để đánh giá định kỳ bằng hình thức định tính đảm bảo tính chính xác, khách quan, cơng bằng thì địi hỏi người GV phải làm tốt việc đánh giá thường xuyên hằng ngày trên lớp đối với tất cả các mơn học và HS của lớp mình.

+ Đánh giá bằng định lượng (điểm số): Để có điểm số tham gia vào việc

đánh giá định kỳ thì giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm đối với những môn học đáng giá bằng điểm số kết hợp với nhận xét GV phải tổ chức cho HS làm bài kiểm tra viết, thời lượng từ 35-40 phút, cho điểm theo thang điểm 10 và không cho điểm thập phân vào bài kiểm tra.

Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:

- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập của mơn học hoặc hoạt động giáo dục;

- Hồn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của mơn học hoặc hoạt động giáo dục;

- Chưa hồn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục.

Với thông tư 27, cuối năm học, đánh giá kết quả giáo dục HS theo bốn mức: - Hồn thành xuất sắc: Những HS có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các mơn học đạt 9 điểm trở lên;

- Hồn thành tốt: Những HS chưa đạt mức Hồn thành xuất sắc, nhưng có

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 30 - 41)

w