Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 101 - 103)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Bình Giang cần có tính hệ thống. Ngun tắc này địi hỏi các biện pháp thực hiện phải được tổ chức hợp lý sao cho tác động có tính hệ thống đến tồn bộ các nội dung quản lý nhằm tạo ra những thay đổi tích cực và hướng đích của nhà trường.

Mỗi biện pháp đề xuất đều được trình bày theo một logic thống nhất: mục tiêu của biện pháp; nội dung biện pháp; cách thực hiện biện pháp; điều kiện thực hiện biện pháp.

Việc nâng cao hiệu quả quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Bình Giang thực sự đạt chất lượng khi các biện pháp đề xuất được triển khai thực hiện một cách đồng bộ. Trong thực tiễn, các biện pháp có tác động biện chứng lẫn nhau, quan hệ mật thiết, logic với nhau, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy nhau. Giữa các biện pháp hoặc trong cùng một biện pháp phải có sự ăn khớp ở tất cả các khâu, tạo nên sự hoạt động nhịp nhàng nhằm đảm bảo hiệu quả của quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Bình Giang. Việc triển khai đồng bộ các biện pháp sẽ góp phần nâng cao năng lực của GV, qua đó giúp phát triển các năng lực của HS.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Bình Giang là vấn đề cấp bách, cần phải được thực hiện và áp dụng ngay vào thực tiễn tại huyện Bình Giang. Thực trạng chất lượng quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Bình Giang cịn chưa cao, đội ngũ GV của trường còn chưa phát huy hết năng lực chuyên mơn và khả năng đánh giá KQHT cho HS hiện có... Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục và sự phát triển lớn mạnh của nhà trường, đòi hỏi đội ngũ GV cần phải có sự

chuyển biến tích cực, có phương pháp đánh giá KQHT của HS hiệu quả… đáp ứng nhu cầu đào tạo của nhà trường.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Đảm bảo tính kế thừa là nguyên tắc vàng trong mọi sự phát triển của hoạt động xã hội và con người. Khi nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý trong giáo dục nói chung phải biết kế thừa các thành quả, kinh nghiệm trước, biết phát huy những yếu tố tích cực của các biện pháp đã sử dụng trước đây, đồng thời bổ sung thêm những biện pháp mới hiệu quả hơn, sáng tạo hơn phù hợp với xu thế, điều kiện và hồn cảnh mới. Do đó, khi đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Bình Giang cần phải đảm bảo tính kế thừa các biện pháp trước đây đã có và đã thực hiện.

Việc kế thừa có thể thực hiện theo những cách sau: kế thừa toàn bộ các biện pháp, hoặc kế thừa những điểm tối ưu của mỗi biện pháp, tránh phủ định sạch trơn và tạo ra một hệ thống các biện pháp hồn tồn mới mà khơng dựa trên thực tiễn. Kế thừa chính là sự tiếp nối giữa cái quá khứ (cái đã làm) với hiện tại (cái đang tiến hành) và tương lai (sự vận động và phát triển của vấn đề quản lý).

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính khả thi, được áp dụng vào thực tế quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Bình Giang một cách thuận lợi, phù hợp trong việc thực hiện các chức năng quản lý của cán bộ quản lý. Đặc biệt phải thuận lợi, có những tác động tích cực và phù hợp đối với GV và HS ở các trường tiểu học huyện Bình Giang.

Các biện pháp đề xuất nhằm mục tiêu cuối cùng là tăng cường hiệu quả quản lý bồi dưỡng năng lực ĐGKQHT của HS cho đội ngũ GV theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho người học từ đó cải tiến và nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hiện nay. Do đó, việc đề xuất và áp dụng các biện pháp ngồi đảm bảo tính khả thi cũng phải mang lại hiệu quả tối ưu trong hồn cảnh cụ thể, ở từng thời điểm nhất định.

tình hình thực tế của nhà trường, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và xu thế đổi mới phát triển chung của đất nước.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và pháp lý

Thực hiện các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Bình Giang phải mang tính khoa học, có sự tính tốn bài bản từ khâu dự báo, lập kế hoạch, triển khai kiểm tra đánh giá đến áp dụng vào thực tiễn. Các biện pháp đưa ra phải có tính khách quan thực sự phù hợp với điều kiện thực tế mới mang lại hiệu quả cao cho nhà trường cũng như ngành giáo dục. Hiệu quả của các biện pháp mang lại là tạo điều kiện phát triển chuyên môn, năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV tiểu học, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu về đổi mới giáo dục tiểu học.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 101 - 103)

w