Tổ chức đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 108 - 114)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả

3.2.3. Tổ chức đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng

đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học

3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp

Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV, khắc phục lối truyền thụ một chiều, thu động, ứng dụng các

phương pháp, hình thức dạy học tích cực và phương tiện dạy học hiện đại vào bồi dưỡng, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho GV; phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của GV trong quá trình bồi dưỡng; tạo ra sự phong phú, đa dạng về nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV; tạo ra sự sinh động, hấp dẫn, giảm bớt sự nhàm chán cho bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

- Đổi mới về nội dung bồi dưỡng

Căn cứ vào các thông tư, hướng dẫn của cấp trên về quy định đánh giá HS tiểu học, kịp thời bổ sung những điểm mới về kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ kết quả học tập của HS vào nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV.

Căn cứ vào kết quả khảo sát thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Bình Giang giai đoạn trước, bổ sung những nội dung chưa được CBQL các nhà trường quan tâm trong bồi dưỡng dẫn đến những hạn chế trong việc đánh giá KQHT của HS như: Nội dung bồi dưỡng GV về nội dung, phương pháp và kỹ thuật đánh giá thường xuyên; bồi dưỡng GV về cách thức phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá khác nhau để đảm bảo đánh giá toàn diện kết quả học tập của HS; bồi dưỡng GV về cách thức vận dụng phương pháp, kỹ thuật đánh giá kết quả học tập vào việc phát hiện năng lực và phát triển năng lực học tập cho HS. Đó là những nội dung quan trọng cịn chưa được CBQL, GV quan tâm đúng mức. Việc thực hiện đầy đủ, đa dạng hóa các nội dung bồi dưỡng chính nhân tố tiên quyết trong việc nâng cao năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV và giúp hoạt động đánh giá KQHT của HS đạt mục tiêu đề ra.

- Đổi mới về phương pháp bồi dưỡng

CBQL các nhà trường kết hợp hài hòa giữa phương pháp bồi dưỡng truyền thống với các phương pháp bồi dưỡng hiện đại; tăng cường sử dung các phương pháp như: phương pháp giải quyết tình huống, phương pháp vấn đáp, đặc biệt là phương pháp tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng. Hiện nay, các trường tiểu học ở huyện

Bình Giang, tỉnh Hải Dương 100% tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày vì vậy thời gian dành cho cơng tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ rất hạn hẹp, việc tăng cường phương pháp tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng là phương pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực ĐGKQHT của HS cho GV.

Mỗi phương pháp bồi dưỡng đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, vì vậy trong cơng tác bồi dưỡng cần có sự lựa chọn, phối hợp hài hịa các phương pháp để phát huy tối đa ưu điểm của từng phương pháp.

- Đồi mới về hình thức bồi dưỡng

Cần đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng năng lực ĐGKQHT của HS cho GV, trong điều kiện bùng nổ về khoa học công nghệ và sự hạn hẹp về thời gian bồi dưỡng thì việc sử dụng các phương tiện hiện đại (mạnh Internet, phương tiện kĩ thuật nghe, nhìn) hỗ trợ vào bồi dưỡng sẽ kích thích sự ham học, tìm tịi, khám phá của đội ngũ GV giúp bồi dưỡng đạt mục tiêu đề ra.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp 1) Đối với hiệu trưởng:

+ Hằng năm, hiệu trưởng căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của sở Giáo dục & Đào tạo, của các cơ quan cấp trên để đưa những nội dung, phương pháp, kỹ thuật mới về đánh giá KQHT của HS vào nội dung tổ chức bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV.

+ Tổ chức rà sốt, bổ sung, chỉnh sửa nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV định kỳ và thường xuyên nhằm cập nhật sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cập nhật những phương pháp và kỹ thuật đánh giá mới nhằm phát huy tối đa năng lực người học. Q trình được tiến hành từ việc phân tích chương trình bồi dưỡng, phân tích cơng việc và hoạt động của GV sau một khóa tham gia bồi dưỡng.

Trên cơ sở đó xác định hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết mà GV TH cần để đảm bảo sau khi được bồi dưỡng GV có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá KQHT của HS. Cụ thể là:

Bảng 3.1. Hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết mà GV TH cần đảm bảo sau khi được bồi dưỡng GV để có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới kiểm

tra đánh giá KQHT của HS TT

Hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết mà GV TH cần đảm bảo sau khi được bồi dưỡng GV để có thể đáp ứng được yêu

cầu đổi mới kiểm tra đánh giá KQHT của HS

1.Nâng cao năng lực chuyên môn

Các kiến thức, quan điểm, kỹ năng về đổi mới KTĐG kết quả học tập của HS tiểu học.

Mục tiêu đánh giá KQHT của HSTH là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lý và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và chương trình mơn học, hoạt động giáo dục. Phạm vi đánh giá bao gồm tồn bộ các mơn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, chuyên đề học tập và môn học tự chọn. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

Nguyên tắc vận dụng các phương pháp đánh giá, cách thức đánh giá KQHT của HSTH theo thông tư 22; thông tư 27 đặc biệt là đánh giá định kỳ để phát hiện sự tiến bộ của HS.

Phương pháp, hình thức và các mức độ năng lực đánh giá KQHT của HS.

Nghiên cứu từng bước áp dụng các thành tựu của khoa học đo lường, đánh giá trong giáo dục và kinh nghiệm quốc tế vào việc nâng cao chất lượng đánh giá KQHT của HSTH ở trường TH và sử dụng kết quả đánh giá trên diện rộng làm cơng cụ kiểm sốt chất lượng đánh giá ở trường TH. 2. Nâng cao trách nhiệm trong đánh giá KQHT của HS cho GVTH

Tổ chức các hình thức, phương pháp bồi dưỡng đa dạng để GVTH có nhận thức về lợi ích, ý nghĩa nâng cao năng lực đánh giá KQHT của HS trong giai đoạn hiện nay.

Khuyến khích GV tìm hiểu, vận dụng, kết hợp các PPDH và vận dụng có hiệu quả để nâng cao năng lực đánh giá KQHT của HS vào dạy học.

Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH. Đây là yêu cầu và điều kiện mà chương trình cần đáp

ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng là cơng cụ để trường tiểu học tự đánh giá nhằm khơng ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH để cơ quan chức năng đánh giá và cơng nhận chương trình đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình cũng là việc thực hiện mục tiêu và đáp ứng tiêu chuẩn so với yêu cầu giảng dạy, giáo dục của đội ngũ GV.

Tổ chức đổi mới phương pháp bồi dưỡng hiệu quả thấp sang phương pháp bồi dưỡng mới đem lại hiệu quả cao. Trong đó, đối tượng được bồi dưỡng, GV trường tiểu học tích cực, chủ động tiếp nhận, bổ sung năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH còn thiếu, còn yếu để nâng cao chất lượng hiệu quả bồi dưỡng.

Tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm bồi dưỡng giữa các trường. Cải tiến các phương pháp bồi dưỡng. Tích cực tham gia tất cả các hoạt động bồi dưỡng, khơng sợ sai vì có làm sai, hiểu sai thì khi được sửa chữa, kiến thức sẽ khắc sâu vào trí nhớ hơn. “Học thầy không tày học bạn”, không giấu dốt, sẵn sàng hỏi kinh nghiệm, hỏi khi không hiểu rõ, tôn trọng, hơp tác với đồng nghiệp qua các hoạt động học tập nhóm, qua trao đổi bài học, bài làm.

Chỉ đạo bồi dưỡng phương pháp và kỹ năng tự bồi dưỡng, cần tự bổ sung kiến thức qua sách báo, truyền hình, internet... nhất là những kiến thức khoa học, đời sống, xã hội liên quan đến năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp bồi dưỡng. Sử dụng hiệu quả trang thiết bị kỹ thuật hiện đại như máy tính, máy chiếu, băng hình, đĩa CD.

Đưa nhiều tình huống trong thực tiễn GD vào bài giảng theo một quy trình khoa học, đảm bảo tính thực tiễn, tính sư phạm. Ngồi phương pháp thuyết trình cần tổ chức tốt phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm, đàm thoại, đa dạng bài tập xử lý tình huống, bài tập trắc nghiệm, viết thu hoạch, đề tài...

Đặc biệt phải tổ chức đổi mới phương pháp bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH khoa học, hiệu quả hiện nay gồm 4 giai đoạn:

nhận thức hay những tình huống giáo dục trong thực tiễn cần được nghiên cứu giải quyết (quan hệ thông tin một chiều).

- Giai đoạn 2: Trao đổi - đối thoại: Báo cáo viên cùng GV trao đổi về những vấn đề trình bày tại giai đoạn 1, tìm hiểu sâu hơn và giải thích rõ hơn vấn đề trình bày (quan hệ thơng tin hai chiều).

- Giai đoạn 3: Thực hành: GV dưới sự hướng dẫn của báo cáo viên tiến hành giải quyết các vấn đề đặt ra (Áp dụng q trình chuyển hóa từ nhận thức sang hoạt động thực tiễn, lao động sáng tạo).

- Giai đoạn 4: Thảo luận: GV tự đánh giả kết quả giải quyết vấn đề đặt ra, lựa chọn phương án giải quyết tối ưu (Tự đánh giá, rút kinh nghiệm cho hoạt động thực tiễn sau bồi dưỡng).

Như vậy phương pháp bồi dưỡng này theo chu trình: Thơng báo để biết, để hiểu, để áp dụng và để đánh giá.

2) Đối với tổ trưởng tổ chun mơn:

+ Để xây dựng chương trình bồi dưỡng được hiệu quả thì quá trình tổ chức thực hiện phải có sự thống nhất từ Ban giám hiệu, các Tổ chun mơn đến tồn thể GV trong trường thông qua các văn bản quy định, quy chế và quy trình thực hiện bồi dưỡng.

+ Tổ chức bồi dưỡng năng lực ĐGKQHT của HS cho GV bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.

3) Đối với GV:

Nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin, các thiết bị dạy học hiện đại để khai thác nội dung, áp dụng vào hoạt động tự bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ KQHT của học sinh cho bản thân.

Tích cực, chủ động tiếp nhận sự thay đổi về chương trình giáo dục phổ thơng đặc biệt là việc đổi mới kiểm tra, đánh giá KQHT của HS theo CTGDPT mới.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện:

CBQL nhà trường cần hiểu được tầm quan trọng cũng như yêu cầu phải rà sốt, bổ sung chương trình bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH và đây là việc làm thường xuyên của nhà trường giúp chương trình bồi dưỡng năng

lực đánh giá KQHT của HS cho GVTH phải ln có tính ứng dụng cao, phù hợp với nhu cầu của người tham gia bồi dưỡng. CBQL, GV phải nắm chắc nội dung các văn bản chỉ đạo của cấp trên về Quy định đánh giá HS tiểu học.

Nắm chắc ưu điểm, tồn tại của từng phương pháp, kỹ thuật đánh giá KQHT của HS từ đó giúp GV vận dụng vào đánh giá KQHT của HS một cách phù hợp nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế của từng phương pháp kỹ thuật.

Tổ chức khảo sát thực tế để có thơng tin phản hồi cần thiết cho việc xây dựng mới cũng như việc điều chỉnh phương pháp, nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho đội ngũ GV phù hợp với nhu cầu.

GV cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình trong bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 108 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w