Yêu cầu về năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 27 - 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học

1.3.1. Yêu cầu về năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo

học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học

1.3.1. Yêu cầu về năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viêntiểu học tiểu học

Trong hoạt động dạy học, đánh giá là hoạt động thường xuyên, kể từ lúc bắt đầu cho đến sau lúc kết thúc các khóa học. Đánh giá tạo ra động cơ, theo dõi và điều chỉnh quá trình, cho biết kết quả và sự kiểm nghiệm thực tế năng lực để thực hiện một mơn học. Chính vì vậy, vị trí đánh giá KQHT của HS rất quan trọng. Nó là khâu then chốt khơng thể thiếu trong quy trình đào tạo, có chức năng đào tạo và thẩm định chất lượng đào tạo. Đánh giá là đòn bẩy đối với sự thay đổi, biến đổi các yếu tố của quá trình dạy học (mục tiêu, nội dung phương pháp... dạy học), đánh giá cũng là đòn bẩy trong việc tạo ra động lực cho quá trình dạy học nhằm tạo ra đổi mới về chất lượng đào tạo. Năng lực đánh giá kết quả học tập của GV tiểu học được

thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Đánh giá HS tiểu học hiện nay được thực hiện theo Thông tư 30/2014/TT- BGDĐT, Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Thông tư 30 đối với lớp 3, 4, 5; Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT đối với lớp 1, 2 việc đánh giá bằng phương pháp định tính kết hợp định lượng. Trong q trình đánh giá người GV phải có thái độ và phẩm chất cần thiết để kết quả KTĐG đảm bảo tính trung thực, khách quan, cơng bằng [ 9]; [10]; [11].

- GV có kiến thức kĩ năng xây dựng nội dung, phương thức, kỹ thuật đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ HS tiểu học. Kết quả đánh giá phải phải ánh được sự tiến bộ của người HS so với chính bản thân các em trong những giai đoạn khác nhau.

- GV biết xây dựng, cung cấp thông tin phản hồi đầy đủ, chính xác kịp thời về kết quả học tập có giá trị cho HS tự điều chỉnh quá trình học, cho GV điều chỉnh hoạt động dạy học, cho cán bộ quản lý nhà trường có giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục và cho gia đình để giám sát, giúp đỡ HS.

- GV có kĩ năng kết hợp nhiều phương pháp, kỹ thuật trong kiểm tra đánh giá KQHT của HS bảo đảm đánh giá toàn diện nội dung, năng lực và phẩm chất.

- GV biết cách sử dụng một số phương pháp đánh giá KQHT của HS nhằm phát hiện năng lực (năng lực đặc biệt) và phát triển năng lực cho HS như đánh giá phát triển, đánh giá thực, đánh giá sáng tạo.

- GV có kỹ năng ra đề kiểm tra định kỳ phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực của HS.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w