Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý bồi dưỡng năng lực đánh

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 85 - 87)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập

2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý bồi dưỡng năng lực đánh

sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kếtquả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

Để khảo sát về xây dựng kế hoạch quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, chúng tơi sử dụng câu hỏi số 6 (Phụ lục 1). Kết quả được thể hiện ở bảng 2.11:

Bảng 2.11. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học

huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

TT Nội dung Ý kiến đánh giá Thứ bậc Tốt Đạt Chưa đạt SL % SL % SL % 1 Phân tích bối cảnh, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu bồi dưỡng

33 19.41 54 31.77 83 48.82 290 1.71 7 2 Xác định mục tiêu bồi

dưỡng cho GV 127 74.71 40 23.53 3 1.76 464 2.73 1 3 Xác định đối tượng

tham gia bồi dưỡng 71 41.76 54 31.77 45 26.47 366 2.15 4

4

Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo năm học dựa trên kế hoạch chung của nhà trường

81 47.65 52 30.59 37 21.76 384 2.26 3

5

Xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng cho GV

36 21.18 65 38.23 69 40.59 307 1.81 6 Xác định các công

TT Nội dung Ý kiến đánh giá Thứ bậc Tốt Đạt Chưa đạt SL % SL % SL % 6 việc cơ bản và thứ tự các công việc sẽ thực hiện trong quá trình bồi dưỡng

83 48.82 67 39.41 20 11.77 383 2.37 2

7

Xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng

50 29.41 43 25.29 77 45.30 313 1.84 5

2.12

- Nội dung 2, 6: “Xác định mục tiêu bồi dưỡng cho GV”; “Xác định các

công việc cơ bản và thứ tự các công việc sẽ thực hiện trong quá trình bồi dưỡng”

được đánh giá ở mức cao (với ĐTB lần lượt là: = 2.73; = 2.37). Một trong những nội dung của xây dựng kế hoạch là nắm vững mục tiêu bồi dưỡng là gì? Ai là đối tượng? Ai là chủ thể thực hiện bồi dưỡng? Từ kế hoạch, mục tiêu bồi dưỡng của cấp trên lãnh đạo các trường triển khai, thực hiện phù hợp điều kiện về nhân lực và tài chính của nhà trường. Đây là nội dung rất quan trọng trong cơng tác QL, trong đó phổ biến về mục tiêu, kế hoạch, thời gian, tiến độ đến toàn bộ CBQL, GV trong nhà trường, từ đó mỗi đối tượng có kế hoạch thực hiện cho mục tiêu bồi dưỡng.

- Các nội dung 1; 3; 4; 5; 7 được đánh giá ở mức trung bình (với ĐTB lần lượt là: =1.71; =2.15; =2.26; =1.81; =1.84). Kết quả khảo sát cho thấy: CBQL các nhà trường đã quan tâm, dành thời gian để xây dựng kế hoạch, có đầy đủ nội dung đảm bảo tính khoa học, tính khả thi. Bên cạnh đó, một số nội dung chưa được chú trọng như: Xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng cho

GV; Xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng. Điều đó

cho thấy, việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV trong kế hoạch năm học còn sơ sài, chung chung, thiếu tính khoa học, chưa tìm hiểu sâu nhu cầu bồi dưỡng của GV.

Thực tế, thời điểm tháng 5, chuẩn bị kết thúc năm học và trong thời gian nghỉ hè các thầy cô thường chủ động xây dựng các loại kế hoạch cho năm học mới trong đó có kế hoạch bồi dưỡng của cá nhân. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm cuối

năm học và thời gian nghỉ hè của GV vì vậy việc góp ý các nội dung trong kế hoạch bồi dưỡng còn hạn chế. Hầu hết việc thực hiện kế hoạch mang tính chủ quan của cá nhân CBQL. Khi vào đầu năm học, rất nhiều công việc triển khai cho năm học mới, nhiều loại kế hoạch cần xây dựng nên việc tập trung thực hiện các quy trình của việc lập kế hoạch đánh giá KQHT của HS chưa tốt.

Một nội dung quan trọng trong việc xác định tính hiệu quả, tính khả thi của kế hoạch, đó chính là chú ý tìm hiểu nhu cầu của GVTH khi tham gia bồi dưỡng. Thực tế là khi xây dựng kế hoạch đánh giá KQHT của HS, các trường chủ yếu dựa vào kế hoạch đánh giá của cấp trên (phòng GD&ĐT) và cơ bản dựa vào kế hoạch đánh giá KQHT của nhà trường ở các năm trước, mà chưa chú ý tìm hiểu nhu cầu, mong đợi của các đối tượng liên quan đến việc thực hiện bồi dưỡng đó chính là nhu cầu bồi dưỡng, điểm mạnh, điểm yếu của từng GV khi đánh giá KQHT của HS. Trao đổi với các thầy cô giáo ở các trường tiểu học thì đa số các thầy cô không thấy nhà trường thực hiện vấn đề này. Điều này cho thấy công việc này không được phổ biến công khai, do vậy tác động không tốt đến chất lượng của việc lập kế hoạch.

Một số nội dung đánh giá GV tuy có trong kế hoạch nhưng khi đưa vào thực hiện thì cịn bị động lúng túng vì trùng lặp với các hoạt động khác. Nguyên nhân là do một phần nội dung của các kế hoạch đánh giá KQHT của HS chưa bám sát với các tiêu chí sau bồi dưỡng. Do vậy, để hoàn thiện hơn và thực hiện chức năng lập kế hoạch là tiền để để chức năng quản lý tiếp theo đi đúng dự kiến ban đầu thì hiệu trưởng cần tăng cường kế hoạch, tham khảo ý kiến của cấp cao hơn và đánh giá đúng thực trạng đội ngũ từ đó kế hoạch khả thi, thực tế.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 85 - 87)

w