8. Cấu trúc luận văn
2.2. Khái quát về mục đích, nội dung, phương pháp khảo sát
2.2.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát thực trạng hoạt động và quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, tạo căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp tổ chức.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Khảo sát thực trạng về bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường tiểu học huyện Bình Giang: nội dung, phương pháp, hình thức, cách thức kiểm tra, đánh giá;
- Khảo sát thực trạng về quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV ở các trường TH huyện Bình Giang: việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV.
2.2.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát
Nghiên cứu tiến hành khảo sát CBQL, tổ trưởng; GV và HS cụ thể ở bảng sau:
Bảng 2.4. Số lượng trường, khách thể khảo sát
TT Trường
Cán bộ quản lý, tổ
trưởng GV HS
1 Trường Tiểu học Cổ Bì 3 10 10
2 Trường Tiểu Học Thái Học 4 10 15
3 Trường Tiểu học Nhân Quyền 3 10 10
4 Trường Tiểu học Hồng Khê 3 10 10
5 Trường Tiểu học Long Xuyên 3 10 10
6 Trường Tiểu học Tân Việt 3 10 10
7 Trường Tiểu học Hùng Thắng 3 10 10
8 Trường Tiểu học Vĩnh Hồng 3 10 15
9 Trường Tiểu học Vĩnh Hưng 3 10 15
10 Trường Tiểu học Kẻ Sặt 3 10 10
11 Trường Tiểu học Thúc Kháng 3 10 10
12 Trường Tiểu học Tân Hồng 3 10 10
13 Trường Tiểu học Bình Xuyên 3 10 15
TỔNG 170 150
- Phương pháp khảo sát:
Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: quan sát, đàm thoại, điều tra bằng bảng hỏi... Trong đó điều tra bằng bảng hỏi được xem là phương pháp cơ bản.
Chúng tôi thiết kế 03 mẫu phiếu điều tra đối với các khách thể: cán bộ quản lý, GV (phụ lục 1); HS là đối tượng được kiểm tra đánh giá (phụ lục 2); Phiếu khảo nghiệm (phụ lục 3).
- Phương thức xử lý số liệu
Sau khi thu thập số liệu đã phát, chúng tôi tiến hành loại bỏ các phiếu không đạt yêu cầu và thu được 170 phiếu.
Đánh giá mức độ thực hiện quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho GV ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo tiêu chí mức độ thực hiện bằng thang đo khoảng cách 3 mức độ. Giá trị khoảng cách = (Maximun-Minimun)/n.
Từ giá trị khoảng cách, xác định được các mức độ và ý nghĩa các giá trị trung bình theo 3 mức độ của thang likert.
Tính điểm theo mỗi mức độ:
- Cơng thức tính số điểm trung bình: Điểm trung bình:
Trong đó:
- ∑ = x1n1+ x2n2+x3n3 là tổng số đối tượng đánh giá - x1, x2, x3 là điểm số của các mức độ
- n1, n2, n3 là đối tượng đánh giá các tiêu chí cụ thể - N: tổng số đối tượng khảo sát
Phiếu khảo sát được thiết kế theo 03 phương án lựa chọn và mức điểm tương ứng:
Rất quan trọng (Rất cần thiết, rất phù hợp, rất hài lòng...) = 3 điểm Quan trọng (Cần thiết, phù hợp, hài lòng,. ) = 2 điểm
Không quan trọng (Không cần thiết, chưa phù hợp,...) = 1 điểm
Dựa trên điểm số thu được của mỗi nội dung, tính điểm trung bình cho từng nội dung đó. Giá trị khoảng cách giữa các mức được tính theo phương án: (3-1)/3 = 0,67, ý nghĩa như sau:
từ 1-1,67: mức thấp
từ 1,68 - 2,34: mức trung bình từ 2,35 - 3,00: mức cao
Xử lý số liệu bằng cơng thức tính tỉ lệ phần trăm: Tỉ lệ phần trăm (%) = 100
Y X
Trong đó: X - là tổng số đối tượng trả lời các tiêu chí cụ thể Y - Tổng số đối tượng điều tra