Phương pháp bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 41 - 43)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học

1.3.6. Phương pháp bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học

cho giáo viên

Phương pháp là trình tự tiến hành, cách thức tổ chức học tập và làm việc theo chiều hướng tích cực để thực hiện bồi dưỡng nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Để thực hiện được mục tiêu và nội dung bồi dưỡng năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV có một số biện pháp chủ yếu sau đây:

1.3.6.1. Phương pháp thuyết trình:

Là phương pháp mà chủ thể bồi dưỡng cung cấp kiến thức chuyên đề, phân tích, giải thích, lý giải về kiến thức, những vấn đề thuộc các lĩnh vực khác nhau.

Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp: Phương pháp thuyết trình được sử dụng trong tình huống mà mục tiêu là chuyển giao kiến thức cho một nhóm học viên có kiến thức nền hạn chế về chủ đề được bồi dưỡng.

1.3.6.2. Phương pháp thảo luận nhóm:

Là phương pháp mà chủ thể bồi dưỡng tổ chức cho GV tham gia trao đổi về một vấn đề hay một nội dung nào đó theo nhóm. Thảo luận nhóm nhỏ được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho GV tham gia chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, rèn luyện năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ra quyết định, năng lực thương lượng, năng lực xử lý tình huống.

Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm: với phương pháp bồi dưỡng này có tác dụng tạo ra mơi trường học tập đa thông tin cho người học, giúp họ tự nghiên cứu, tự bộc lộ để thể hiện năng lực và kết quả học tập của cá nhân, ngồi ra học tập theo nhóm kết hợp với thảo luận tồn lớp còn giúp người học phát triển ý thức làm việc tập thể, phát huy trí tuệ tập thể, GV phát huy tính tích cực học tập, năng lực tổ chức, quản lý.

Là phương pháp chủ thể bồi dưỡng đưa ra các tình huống để GV phân tích, đánh giá và đưa ra hành động trong tình huống đó. Kết quả là GV chiếm lĩnh được kiến thức, thái độ và các kĩ năng hành động sau khi giải quyết tình huống. Việc nghiên cứu tình huống địi hỏi phải tổ chức làm việc nhóm. Để giải quyết tình huống nhóm người học cùng phân tích và thảo luận để đưa ra các giải pháp xử lý tình huống sau đó trình bày giải pháp của nhóm trước cả lớp. Như vậy sẽ tiếp thu được kinh nghiệm làm việc theo nhóm, chia sẻ kiến thức, thông tin để đạt đến mục tiêu chung. Các kỹ năng như lắng nghe/hồi - đáp/ghi chép cũng được hình thành trong q trình tổ chức các hoạt động trong nhóm.

1.3.6.4. Phương pháp vấn đáp:

Là phương pháp chủ thể bồi dưỡng đặt câu hỏi và GV trả lời câu hỏi nhằm rút ra những kết luận, những tri thức mà GV cần nắm, hoặc tổng kết, củng cố, kiểm tra mở rộng, đào tạo sâu những tri thức mà GV đã học.

Vận dụng phương pháp vấn đáp trong bồi dưỡng năng lực ĐGKQHT của HS cho GV: sử dụng phương pháp dạy học này sẽ làm tăng sự tương tác giữa chủ thể bồi dưỡng và GV thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định được chủ thể bồi dưỡng đặt ra. Để xây dựng được hệ thống câu hỏi nhằm phát huy năng lực đánh giá KQHT của HS cho GV, chủ thể bồi dưỡng phải xác định mục tiêu bài học và những năng lực mà GV có được sau q trình học tập, bồi dưỡng. Sau đó, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng để chuẩn bị những câu hỏi phù hợp với năng lực cần hình thành. Mục tiêu bồi dưỡng được mơ tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được, thể hiện được mức độ tiến bộ của GV một cách liên tục. Hệ thống câu hỏi giúp cho chủ thể bồi dưỡng biết được năng lực của GV và chất lượng bài giảng để có kế hoạch hiệu quả và phù hợp cho những nội dung bồi dưỡng khác, những lớp khác. Chủ thể bồi dưỡng phải luôn thống kê và phân loại hệ thống câu hỏi trước và sau khi dạy để rút kinh nghiệm cho những giờ dạy sau.

1.3.6.5. Phương pháp tự học, tự nghiên cứu:

Phương pháp tự nghiên cứu là phương pháp chủ thể bồi dưỡng đưa ra một vấn đề, một yêu cầu trong một thời gian ngắn địi hỏi người học phải có cách giải quyết hay xử lý. Ưu điểm của phương pháp này là trong một thời gian ngắn giúp người học nảy sinh được nhiều giả định về một vấn đề nào đó.

người dạy hoan nghênh mà không phê phán, nhận định đúng sai, báo cáo viên nên nhấn mạnh kết luận này là sản phẩm chung, yêu cầu người tham gia đưa ra ý kiến ngắn gọn và chính xác khơng chung chung. Thơng qua phương pháp tự học, tự nghiên cứu mà bồi dưỡng năng lực giải quyết vần đề cho học viên.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 41 - 43)

w