Mục tiêu trung gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 53 - 56)

2.2 THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ KIỂM SOÁT LẠM

2.2.1.2 Mục tiêu trung gian

Hiện nay khơng có quy định rõ ràng về mục tiêu trung gian của CSTT, tuy nhiên có thể thấy rằng mục tiêu trung gian đƣợc NHNN lựa chọn để đánh giá quá trình thực thi CSTT là chỉ tiêu tổng phƣơng tiện thanh toán (TPTTT) thể hiện qua việc kiểm soát khối lƣợng cung tiền M2 trong nền kinh tế. Ngoài ra, mục tiêu bổ sung là tốc độ tăng trƣởng tín dụng cũng đƣợc NHNN sử dụng bằng việc giao chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng đối với từng nhóm ngân hàng. Thực tế cho thấy, hai chỉ tiêu trên có mối liên hệ nhất định đối với nguyên nhân lạm phát qua các năm.

Bảng 2.1: Kế hoạch và thực tế thực hiện các chỉ tiêu (2000-2014) Chỉ tiêu Tăng trƣởng cung tiền M2 Tăng trƣởng tín dụng Tỷ lệ lạm phát Tăng trƣởng kinh tế Kế

hoạch Thực hiện hoạch Kế Thực hiện hoạch Kế Thực hiện hoạch Kế Thực hiện

2000 38 39 28-30 38,1 6 -0,6 5,5-6 6,8 2001 23 25,5 20-25 21,4 5 0,5 7,5-8 6,9 2002 22-23 17,7 20-21 22,2 3-4 4,1 7-7,3 7,1 2003 25 24,9 25 28,4 5 3,0 7-7,5 7,3 2004 22 30,4 25 41,6 5 9,6 7,5-8 7,8 2005 22 29,7 25 31,1 6,5 8,7 8,5 8,4 2006 23-25 33,6 18-20 25,4 8 6,6 8,0 7,0 2007 20-23 46,1 17-21 53,9 8 12,6 8,2-8,5 7,1 2008 32 20,3 30 25,4 10 19,9 8,5-9 5,7 2009 18-20 29 21-23 37,5 15 6,5 5,0 5,4 2010 25 33,3 25 31,2 7-8 11,8 6,5 6,4 2011 15-16 12,4 20 14,4 7 18,1 6,0 6,2 2012 14-16 22,38 15-17 8,9 10 6,8 6-6,5 5,2 2013 14-16 18,5 12 12,5 7 6,0 5,5 5,4 2014 16-18 16 12-14 12,6 7 1,8 5,8 6,0

Nguồn: Tổng hợp từ tổng cục thống kê [77] và Ngân hàng Nhà nước [78]

- Mục tiêu cung tiền (M2)

Thời gian qua, có thể thấy rằng việc kiểm soát khối cung tiền (M2) của NHNN gặp rất nhiều khó khăn khi lƣợng tiền cung ứng thực tế thƣờng xuyên sai lệch so với kế hoạch đề ra (Bảng 2.1). Nếu nhƣ trong giai đoạn 2000 - 2003, mức chênh lệch giữa thực tế thực hiện và kế hoạch đề ra chỉ dao động trong khoảng từ 0 - 4,3%. Nhƣng từ năm 2004, khoảng cách giữa cung tiền (M2) thực tế và định hƣớng luôn chênh lệch rất nhiều khi những giai đoạn điển hình nhƣ năm 2007 với mức tăng cung tiền theo kế hoạch là từ 20 - 23% nhƣng trên thực tế tăng trƣởng M2 lại tăng đến 46%; hay năm 2010 với kế hoạch 25% trong khi thực tế là 33%. Mặc dù từ năm 2011 trở lại đây thì mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế đã dần thu hẹp khi dao động trong khoảng 0 - 6% nhƣng nhìn chung, kết quả này đã phần nào cho thấy năng lực kiểm soát của NHNN đối với chỉ tiêu này vẫn còn yếu.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn mục tiêu TPTTT cũng dần bộc lộ nhiều hạn chế khi mối tƣơng quan giữa cung tiền (M2) với các mục tiêu cuối cùng của CSTT ngày càng ít rõ ràng. Nếu trong giai đoạn 2001 - 2006 bình quân tốc độ tăng cung tiền (M2) qua các năm đạt 26% thì tốc độ tăng trƣởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát bình quân lần lƣợt đạt 7,4% và 5,4%; ngƣợc lại với tốc độ tăng cung tiền bình quân ở mức 25% trong giai đoạn 2007 - 2014 thì tốc độ tăng trƣởng kinh tế chỉ đạt 5,9% đồng thời lạm phát bình quân là 10,4% cao gần gấp đơi so với giai đoạn trƣớc đó

Biểu đồ 2.7: Diễn biến M2 thực tế và kế hoạch (2000-2014)

Nguồn: Tổng cục thống kê [77] và Ngân hàng Nhà nước [78]

- Mục tiêu tăng trƣởng tín dụng

Mặc dù không thể phủ nhận vai trò rất quan trọng khi đây là kênh cung ứng vốn chủ yếu trong hoạt động SXKD thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế trong lúc thị trƣờng vốn còn chƣa phát triển, nhƣng tƣơng tự nhƣ mục tiêu tốc độ tăng cung tiền thì mục tiêu tăng trƣởng tín dụng vẫn chƣa thể hiện tốt vai trò mục tiêu trung gian của CSTT. Điều này có thể dễ dàng nhìn thấy trong giai đoạn 2004 - 2007, tăng trƣởng tín dụng thực tế luôn cao hơn kế hoạch rất nhiều so với giai đoạn trƣớc đó, điển hình là năm 2007 với kế hoạch tăng trƣởng tín dụng đề ra từ 17 - 21%, nhƣng tốc độ tăng trƣởng tín dụng thực tế lại tăng gần 54%. Sang năm 2008, mặc dù tăng trƣởng tín dụng đã giảm thấp thông qua sự can thiệp quyết liệt của NHNN nhằm kiềm chế lạm phát nhƣng đến giai đoạn 2009 - 2010, mức tăng trƣởng tín dụng vẫn

-10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% M2 mục tiêu M2 thực hiện Lạm phát

tăng cao so với kế hoạch đề ra với tốc độ tăng bình quân đạt 34% trong khi kế hoạch đề ra cho giai đoạn này chỉ trong khoảng từ 21 - 25%.

Biểu đồ 2.8:Tăng trƣởng tín dụng thực tế và kế hoạch (2000-2014)

Nguồn: Tổng cục thống kê [77] và Ngân hàng Nhà nước [78] Nhìn chung, có thể thấy rằng việc đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng quá mức mà chƣa đi kèm với biện pháp kiểm sốt chất lƣợng tín dụng là nguồn gốc gây nên sự bất ổn của hệ thống các TCTD, biểu hiện qua tình hình nợ xấu đến nay vẫn còn diễn biến khá phức tạp. Hơn nữa, mặc dù lãi suất cho vay trên thị trƣờng trong vài năm gần đây (2011-2014) đã giảm thấp đáng kể theo định hƣớng của Chính phủ nhƣng sự hấp thụ vốn của khu vực sản xuất còn yếu cùng với tổng cầu khơng có nhiều khởi sắc cũng khiến cho việc đảm bảo mục tiêu tăng trƣởng tín dụng của NHNN trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)