1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU
1.3.1.2 Công cụ của chính sách tiền tệ
- Công cụ trực tiếp: Công cụ trực tiếp là các công cụ tác động trực tiếp đến các mục tiêu trung gian (cung tiền, lãi suất, tỷ giá) và đƣợc áp dụng phổ biến ở các nƣớc trong thời kỳ hoạt động thị trƣờng tài chính chƣa phát triển, hay các yếu tố nền tảng của các công cụ CSTT gián tiếp chƣa hiệu quả. Thông thƣờng, NHTW sử dụng các công cụ này thông qua các biện pháp hành chính nhƣ:
+ Quy định hạn mức tín dụng: Đây là công cụ đƣợc NHTW sử dụng nhằm khống chế mức dƣ nợ tín dụng tối đa mà các TCTD cho vay ra nền kinh tế. Theo đó công cụ này thƣờng đƣợc sử dụng khi nền kinh tế có lạm phát cao để kiểm soát trực tiếp và nhanh chóng lƣợng tín dụng cung ứng dựa trên cơ sở các TCTD không đƣợc phép vi phạm các giới hạn tín dụng đã đƣợc NHTW quy định cụ thể.
+ Khống chế trực tiếp lãi suất thị trường: Theo đó, NHTW sẽ ấn định mức trần lãi suất tiền gửi, cho vay hay quy định khung dao động theo lãi suất điều hành.
+ Khống chế trực tiếp tỷ giá thị trường: Để sử dụng công cụ này thì NHTW sẽ ấn định trực tiếp các mức tỷ giá mua bán của các NHTM trên thị trƣờng.
- Công cụ gián tiếp: Công cụ gián tiếp là những công cụ tác động trƣớc tiên đến mục tiêu hoạt động của CSTT và tiếp tục truyền dẫn ảnh hƣởng đến các mục tiêu trung gian nhƣ cung tiền hay lãi suất theo cơ chế thị trƣờng. Bao gồm:
+ Dự trữ bắt buộc: là một phần vốn huy động tiền gửi mà các TCTD bắt buộc dự trữ theo luật và đƣợc xác định bằng một mức tỷ lệ nhất định trên tổng số dƣ tiền gửi căn cứ vào thời hạn tiền gửi hay loại tiền gửi trong các thời kỳ khác nhau. Đây là công cụ có sức ảnh hƣởng mạnh mẽ đến khối lƣợng tiền cung ứng đồng thời vẫn đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các TCTD. Theo đó, khi tỷ lệ DTBB tăng lên sẽ làm giảm khả năng cho vay của các TCTD, dẫn đến giảm hệ số tạo tiền và mức cung vốn, từ đó hạn chế lƣợng cung tiền ra nền kinh tế. Ngƣợc lại, nếu tỷ lệ DTBB giảm sẽ tác động làm tăng lƣợng tiền cung ứng trên thị trƣờng.
+ Chính sách chiết khấu: (hay còn gọi là công cụ tái cấp vốn) bao gồm các quy định hay các điều kiện của NHTW về cho vay đối với các NHTM trên cơ sở chiết khấu các GTCG ngắn hạn chủ yếu là tín phiếu kho bạc và thƣơng phiếu, theo đó nhằm điều hòa khối cung tiền tệ trong nền kinh tế. Đây thực chất là biện pháp cho vay của NHTW đối với các NHTM để qua đó nhằm kiểm soát chất lƣợng tín dụng, khối lƣợng tín dụng, hay lãi suất cho vay. Thông thƣờng, một sự tăng giảm của lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn đƣợc xem nhƣ tín hiệu thông báo tới thị trƣờng của NHTW trong việc thực thi CSTT nới lỏng hay thắt chặt, từ đó có tác dụng hƣớng dẫn hành vi của thị trƣờng. Mặc dù, công cụ này có khả năng điều tiết một cách linh hoạt các mục tiêu trung gian, tuy nhiên mức độ hiệu quả của công cụ này còn căn cứ vào mức độ phụ thuộc vốn của các TCTD đối với NHTW.
+ Nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động của NHTW trong việc mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn (tín phiếu, trái phiếu, thƣơng phiếu, chứng chỉ tiền gửi....) trên thị trƣờng tiền tệ nhằm tác động trực tiếp đến dự trữ các NHTM và ảnh hƣởng gián tiếp đến mức lãi suất, qua đó làm thay đổi cơ sở tiền tệ (MB) và lƣợng tiền cung ứng (MS) ra nền kinh tế. Theo đó, nếu muốn bơm tiền vào nền kinh tế thì NHTW sẽ mua các GTCG trên TTM, ngƣợc lại NHTW sẽ bán các loại GTCG nhằm rút về lƣợng tiền đang lƣu thông. Do tính linh hoạt và chủ động nên đây là công cụ điều tiết các mục tiêu trung gian rất hiệu quả, nhất là đối với các quốc gia có thị trƣờng vốn thứ cấp và thị trƣờng tiền tệ phát triển ở một trình độ nhất định.