Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 29 - 32)

1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU

1.3.1.1 Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Thông thƣờng khuôn khổ điều hành CSTT bao gồm việc NHTW sử dụng các công cụ CSTT nhằm tác động đến mục tiêu hoạt động, sau đó tác động đến mục tiêu trung gian, và tác động đến mục tiêu cuối cùng của CSTT.

Hình 1.4: Quy trình thực thi chính sách tiền tệ

Mục tiêu cuối cùng

Thông thƣờng, tùy theo các điều kiện kinh tế khác nhau mà NHTW các nƣớc thƣờng điều hành CSTT theo đuổi các mục tiêu chủ yếu:

Công cụ của CSTT

Mục tiêu

hoạt động trung gian Mục tiêu

Mục tiêu cuối cùng

- Kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ: Trong điều hành CSTT, NHTW một nƣớc có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đối nội hoặc đối ngoại của nội tệ thông qua việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Nhƣ đã đề cập thì bên cạnh các tác động tiêu cực mà lạm phát gây ra cho nền kinh tế thì ngƣợc lại, một tỷ lệ lạm phát nhất định lại chính là yếu tố kích thích tăng trƣởng. Theo đó, lạm phát đã trở thành công cụ điều tiết quan trọng mà phần lớn NHTW các nƣớc hiện nay đều xem việc ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của CSTT, tức là kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý từ đó lan tỏa ra các mục tiêu khác nhƣ tăng trƣởng kinh tế hay việc làm.

- Toàn dụng lao động: Để đảm bảo ổn định tình hình xã hội và thúc đẩy kinh tế phát triển, mà NHTW một nƣớc có thể theo đuổi mục tiêu duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp, tạo ra nhiều công ăn việc làm. Theo đó, thông qua nới lỏng CSTT, NHTW một nƣớc có thể góp phần tạo ra nhiều cơ hội việc làm, thu hút nhiều lao động dựa trên việc mở rộng hoạt động sản xuất và đầu tƣ. Nhƣng ngƣợc lại, nếu tổng cầu đƣợc kích thích quá mức sẽ gây ra lạm phát. Theo đó, điều này hàm ý rằng mục tiêu công ăn việc làm cao không phải là làm cho tỷ lệ thất nghiệp bằng không mà là hƣớng đến việc giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp, tức là chấp nhận tỷ lệ thất nghiệp ở một mức nhất định đƣợc các nhà kinh tế gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

- Tăng trưởng kinh tế: Tăng trƣởng kinh tế luôn là mục tiêu đầu tiên hoặc sau cùng của mọi quốc gia trong việc hoạch định các chính sách vĩ mô nhằm giữ cho nhịp độ tăng trƣởng ổn định, sản lƣợng gia tăng từ đó góp phần đảm bảo công ăn việc làm, ổn định giá trị đồng tiền, và khẳng định vị thế quốc gia đối với quốc tế. Tuy nhiên, mục tiêu tăng trƣởng kinh tế cần phải đƣợc hiểu cả về mặt khối lƣợng lẫn chất lƣợng. Theo đó, mục tiêu tăng trƣởng sẽ là không đạt đƣợc kể cả khi nền kinh tế đang ở mức tăng trƣởng rất cao song nếu đi kèm theo đó là sự mất cân đối trong cơ cấu, bất ổn vĩ mô hay suy giảm năng lực cạnh tranh. Vì vậy, để đạt đƣợc mục tiêu này cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các mục tiêu ổn định giá trị đồng nội tệ và công ăn việc làm trong ngắn hạn lẫn dài hạn.

Nhìn chung, xét trong dài hạn các mục tiêu trên không xảy ra xung đột, nhƣng trong ngắn hạn thì các mục tiêu trên có sự mâu thuẫn hay thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Lấy ví dụ, khi NHTW thực thi CSTT thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát sẽ làm lãi suất tăng lên dẫn đến cắt giảm các nhân tố cấu thành tổng cầu, từ đó khiến tốc độ tăng trƣởng kinh tế chậm lại và thất nghiệp có xu hƣớng tăng lên. Ngƣợc lại, khi NHTW thực thi CSTT mở rộng nhằm giảm thấp tỷ lệ thất nghiệp, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhƣng sẽ dẫn đến rủi ro bất ổn về giá cả. Do vậy, việc lựa chọn mục tiêu nào là rất quan trọng, quyết định hiệu quả điều hành CSTT trong từng thời kỳ.

Mục tiêu trung gian

Thông qua các hệ thống công cụ của mình, NHTW không thể trực tiếp tác động ngay đến mục tiêu cuối cùng của CSTT mà luôn có khoảng cách nhất định về thời gian. Do đó, nếu NHTW đợi các dấu hiệu về giá cả, thất nghiệp mới điều chỉnh các công cụ CSTT sẽ không kịp thời. Vì vậy, để khắc phục hạn chế này, NHTW các nƣớc thƣờng lựa chọn theo đuổi các mục tiêu trung gian qua đó để đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng. Về cơ bản, mục tiêu trung gian đƣợc lựa chọn trên các tiêu chí sau: (i) Có thể đo lƣờng chính xác và nhanh chóng để NHTW điều chỉnh hƣớng tác động khi cần thiết; (ii) Có thể kiểm soát đƣợc; (iii) Có mối liên hệ chặt chẽ đến mục tiêu cuối cùng. Theo đó, các mục tiêu trung gian thƣờng đƣợc lựa chọn là các khối cung tiền (M1, M2, M3) hay lãi suất thị trƣờng (ngắn hạn hay dài hạn).

Mục tiêu hoạt động

Mục tiêu hoạt động là các chỉ tiêu đƣợc NHTW chọn lựa theo đuổi trƣớc khi đạt đƣợc mục tiêu trung gian do những phản ứng nhanh nhạy của mục tiêu này dƣới sự điều chỉnh các công cụ CSTT. Theo đó, các tiêu chuẩn để lựa chọn mục tiêu hoạt động: i) Đo lƣờng đƣợc; ii) Quan hệ chặt chẽ với mục tiêu trung gian; và iii) Quan hệ trực tiếp và ổn định với các công cụ CSTT. Với các tiêu chuẩn trên, các chỉ tiêu thƣờng đƣợc NHTW lựa chọn làm mục tiêu hoạt động: Lƣợng tiền cơ sở (MB), lãi suất thị trƣờng mở, lãi suất tín phiếu kho bạc, lãi suất liên ngân hàng,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)