NHÓM GIẢI PHÁP ƢU TIÊN TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 102 - 105)

Để hƣớng tới mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mơ, có thể thấy rằng NHNN đã điều hành CSTT chặt chẽ, thận trọng kể từ năm 2012 đến nay. Sự thay đổi tích cực trong quan điểm, định hƣớng điều hành CSTT của NHNN bắt nguồn từ những bài học kinh nghiệm về điều hành chính sách trong quá khứ, khi CSTT đa mục tiêu của Chính phủ trong suốt thời gian dài đã bộc lộ nhiều hạn chế. Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cuối năm 2014, đến nay lạm phát đã đƣợc kiểm soát ở mức thấp khi CPI bình quân năm tăng 4,09%/năm, tốc độ tăng trƣởng cao hơn so năm 2013 đạt 5,98%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng trƣởng ở mức khá đạt 150 tỷ USD tăng 13,6%/năm, vốn đầu tƣ toàn xã hội tăng 11,5%/năm, cân đối cung cầu ngoại tệ khơng có nhiều biến động. Nhìn chung nền kinh tế trong nƣớc đã có sự ổn định và phục hồi so với những năm trƣớc, song bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì báo cáo cũng cho thấy cịn tồn tại nhiều vấn đề nhƣ bội chi ngân sách cao, nợ công tăng nhanh, tổng cầu còn yếu, nợ xấu cịn tồn đọng,…vì vậy đặt ra những yêu cầu trƣớc mắt cần giải quyết. Theo đó, trong thời gian đến việc hoạch định mục tiêu CSTT cần dựa trên một số định hƣớng sau:

Thứ nhất, kiên định trong việc ƣu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả nhằm hỗ trợ tăng trƣởng bền vững

Lạm phát trong thời gian gần đây mặc dù đang ở mức rất thấp song không thể chủ quan nhất là khi nền kinh tế vừa mới trải qua thời kỳ lạm phát cao, kéo dài và vẫn đang từng bƣớc hồi phục. Do đó, NHNN cần điều hành CSTT chủ động và linh hoạt và theo dõi sát sao các diến biến nền kinh tế. Đồng thời, phải đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát lên hàng đầu và lâu dài, ngay cả trong trƣờng hợp CSTT bị áp

lực buộc phải theo đuổi nhiều mục tiêu, vì suy đến cùng thì ổn định giá cả là điều kiện tiên quyết để thực hiện các mục tiêu khác nhƣ tăng trƣởng kinh tế, công ăn việc làm và tạo ra dƣ địa để NHNN có thể thực hiện nới lỏng CSTT thông qua cắt giảm lãi suất để hỗ trợ hoạt động SXKD cũng nhƣ đảm bảo thanh khoản cho tồn hệ thống. Tuy nhiên, việc kiểm sốt lạm phát ở đây cũng cần đƣợc hiểu là tỷ lệ lạm phát phải đƣợc duy trì ở mức hợp lý nhằm tránh rơi vào tình trạng thiểu phát.

Thứ hai, thực thi các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh

Trong giai đoạn từ 2012 - 2014, mặc dù các mục tiêu tăng trƣởng tín dụng

hay cung tiền đều đạt đƣợc kể hoạch đề ra tuy nhiên, dễ thấy rằng kết quả đạt đƣợc có phần gƣợng ép khi tổng cầu vẫn chƣa thực sự phục hồi, khả năng hấp thụ vốn nền kinh tế còn thấp. Theo đó, NHNN hiện nay cần tiếp tục điều hành CSTT nới lỏng một cách thận trọng theo đà lạm phát đang giảm thấp, đồng thời tập trung vào việc nâng cao chất lƣợng tín dụng kết hợp với việc giảm dần các mức lãi suất nhất là lãi suất thực đối với nguồn vốn ngắn hạn. Theo đó NHNN vừa có thể hỗ trợ tổng cầu đang suy yếu, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về chi phí vốn đồng thời vừa có thể giúp bản thân các NHTM giảm bớt tỷ lệ nợ xấu so tổng dƣ nợ.

Thứ ba, hƣớng vào mục tiêu điều tiết lãi suất thị trƣờng dần thay thế cho các mục tiêu kiểm soát cung tiền và tín dụng

Nhìn vào mối quan hệ giữa mục tiêu cung tiền, tín dụng và lạm phát thời gian qua cho thấy lạm phát cao là hệ quả của việc lạm dụng q mức cơng cụ tín dụng và mức tăng cung tiền. Ngƣợc lại, việc cắt giảm tức thời mức tăng trƣởng cung tiền hay tín dụng cũng không thể cải thiện ngay tình hình lạm phát. Vì vậy, dựa trên kết quả kiểm soát lạm phát từ năm 2012 - 2014 thì việc NHNN hƣớng vào mục tiêu điều tiết lãi suất thị trƣờng là một hƣớng đi hợp lý theo xu hƣớng chung của các nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên, điều này địi hỏi cần phải có những nghiên cứu chi tiết về tác động của kênh truyền dẫn lãi suất đến các mục tiêu của CSTT.

Thứ tƣ, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa hệ thống tài chính

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM hiện nay đã có một số kết quả nhất định

nhƣng cần thấy rằng khn khổ pháp lý vẫn cịn nhiều vấn đề vƣớng mắt nhất là đối với việc xử lý tài sản thế chấp cũng nhƣ chƣa có một cơ chế hiệu quả nào thúc đẩy việc giải quyết nợ xấu của VAMC32. Do đó, vấn đề cấp bách hiện nay là NHNN cần phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền nhằm hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý trong quá trình thanh lý tài sản, tố tụng, giải thể đồng thời cần thiết kế lại cơ chế hoạt động VAMC theo hƣớng cổ phần hóa nhằm xử lý nợ một cách hiệu quả hơn.

Thứ năm, tăng cƣờng hoạt động thanh tra, giám sát trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng

Theo đó, NHNN cần tăng cƣờng thanh tra giám sát chặt chẽ các TCTD về việc trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro. Đồng thời, thực hiện các giải pháp hỗ trợ các NHTM gặp khó khăn hay thậm chí thực hiện tái cơ cấu bắt buộc với các NHTM yếu kém hoặc gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo an toàn hoạt động cho toàn hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, NHNN cũng phải quy định chặt chẽ hơn về các vấn đề liên quan đến mua bán, sở hữu giữa chéo giữa các TCTD và cần thiết có một chế tài xử lý nghiêm đối với các trƣờng hợp vi phạm để thực thi tính kỷ luật thị trƣờng.

Thứ sáu, tăng cƣờng phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

Hiện nay, tình hình thâm hụt ngân sách và nợ vay đang ở mức cao trong khi các điều kiện kinh tế vĩ mơ vẫn cịn khó khăn, do đó cần thiết có sự cam kết của Chính phủ trong việc tiếp tục cắt giảm chi tiêu công cũng nhƣ tránh để xảy ra tình trạng CSTK chi phối cơng tác điều hành CSTT trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế. Đồng thời, NHNN cũng cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chế phối hợp với Bộ Tài Chính nhƣ trao đổi thơng tin, thiết lập các định hƣớng chung, tham gia thiết kế chính sách, và

32

Tính đến cuối năm 2014, VAMC đã mua đƣợc 123.000 tỷ đồng nợ xấu trong khi lƣợng nợ xấu xử lý đƣợc chỉ đạt 4.000 nghìn tỷ đồng.

cam kết thực hiện theo các thỏa thuận đề ra nhằm nâng cao hiệu quả điều hành CSTT cũng nhƣ tạo sự chủ động cho NHNN trƣớc các tình huống bất lợi có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 102 - 105)