Đánh giá các điều kiện áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 83 - 86)

2.3 NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT

2.3.3 Đánh giá các điều kiện áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu

Dựa trên các điều kiện để áp dụng CSLPMT, có thể thấy mức độ đáp ứng của Việt Nam hiện nay chƣa cao, tuy nhiên, trong hội thảo giữa NHNN, Ủy ban

25

Theo báo cáo Bloomberg và BTC, tính đến 8/2013 thì tổng lƣợng TPCP (kể cả TPCP bão lãnh) đang lƣu hành có giá trị 500 ngàn tỷ đồng, tƣơng đƣơng 17% GDP và hơn 13% M2 trong năm 2012. Đến cuối 2014, tổng lƣợng TPCP đạt 882.062 tỷ đồng song lại không đƣợc phản ánh trong bội chi ngân sách vốn chỉ ở mức

0% 10% 20% 30% 40% 50% -500000 0 500000 1000000 1500000

KTQH và UNDP ngày 5/2013 về “CSTT lạm phát mục tiêu: Sự lựa chọn thích hợp cho Việt Nam”, nhiều chuyên gia kinh tế đồng thuận rằng Việt Nam nên theo đuổi CSLPMT và cần bắt đầu hoàn thiện những điều kiện cơ bản trƣớc khi nền kinh tế hội tụ đầy đủ các điều kiện tiền đề để áp dụng hoàn toàn CSLPMT trong trung hạn.

Trên thực tế, phân tích của Freedman và Robe (2009) [33] cũng cho thấy, phần lớn các thị trƣờng mới nổi áp dụng CSLPMT đều phải trải qua một thời kỳ chuyển tiếp thông qua cơ chế trung gian là lạm phát mục tiêu từng phần hay ngầm định – tức là việc thông báo một mức lạm phát mục tiêu định lƣợng trong trung hạn và từng bƣớc hoàn thiện dần các điều kiện trƣớc khi chuyển đổi áp dụng hồn tồn CSLPMT. Ví dụ, tại một số thị trƣờng mới nổi nhƣ Chile, Hungary, Irsarel, Ba Lan,...mặc dù chƣa có neo danh nghĩa thay thế cơ chế neo tỷ giá tuy nhiên các quốc gia này vẫn tiếp cận từng điều kiện theo đuổi CSLPMT mà không cần công bố hoặc tránh áp dụng hoàn toàn cho đến khi cơ chế neo tỷ giá đƣợc loại bỏ và các điều kiện khác chín muồi. Hay tại một số quốc gia với thị trƣờng tài chính chƣa đủ điều kiện áp dụng, hoặc khả năng dự báo lạm phát còn thấp nhƣ Mexico, Romani, Cộng hòa Séc...song kết quả tại các quốc gia này đều cho thấy, việc bắt đầu áp dụng từng điều kiện của CSLPMT sẽ thúc đẩy sự phát triển của các yếu tố dẫn đến thành công. [Phụ lục 4]

Nhƣ vậy, đến nay Việt Nam đã tƣơng đối thành công trong việc kiềm giữ tình hình lạm phát ổn định. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện quan điểm rõ ràng hơn của NHNN về mục tiêu hàng đầu là ổn định vĩ mô cũng nhƣ có thể tạo dựng niềm tin từ công chúng về năng lực NHNN trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả trong dài hạn, từ đó góp phần thúc đẩy sự thành cơng trong việc theo đuổi chính sách này. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng quyết định quá trình chuyển đổi sang cơ chế lạm phát mục tiêu hiện nay vẫn là việc Chính phủ cần thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hơn nữa trong việc phối hợp giữa CSTK và CSTT cũng nhƣ phải đảm bảo mức độ độc lập tối thiểu của NHNN trong việc theo đuổi mục tiêu lạm phát. Theo đó, sau một thời kỳ kinh tế ổn định trong khoảng từ 1 - 2 năm nữa và hoàn thiện dần một số điều kiện nền tảng sẽ cơng bố áp dụng CSLPMT hồn tồn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua các thời kỳ khác nhau cho thấy mối quan hệ giữa tăng trƣởng và lạm phát là mối quan hệ phi tuyến tính. Khi có những giai đoạn giảm phát/thiểu phát nhƣ (1999 - 2001) thì nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, chậm phát triển. Nhƣng những giai đoạn lạm phát tƣơng đối ổn định mức một con số (2002 - 2006) song tốc độ tăng trƣởng kinh tế lại khá cao. Ngƣợc lại từ năm 2007 đến nay, có những năm lạm phát rất cao song tăng trƣởng kinh tế lại suy giảm mạnh và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng cũng dần trở nên khắc nghiệt.

Ngoài ra, mặc dù đến nay việc điều hành CSTT cũng đạt đƣợc một số thành cơng nhất định, nhƣng có thể thấy tình hình bất ổn trong thời gian qua phần lớn xuất phát từ các yếu tố nội tại của nền kinh tế cũng nhƣ sự hạn chế của NHNN trong việc điều hành CSTT nhƣ: thực hiện CSTT đa mục tiêu, mức độ độc lập thấp của NHNN hay sự phối hợp không đồng bộ giữa CSTT và CSTK dẫn đến lạm phát thƣờng xuyên vƣợt khỏi mục tiêu đề ra. Do đó, cần thiết phải một sự thay đổi trong cách thức điều hành cũng nhƣ một cơ chế mới phù hợp hơn trong điều kiện hiện nay là hƣớng đến áp dụng CSLPMT. Theo đó, Việt Nam cần từng bƣớc hồn thiện dần các điều kiện trƣớc khi chuyển đổi áp dụng hồn tồn chính sách này.

CHƢƠNG 3

MƠ HÌNH ƢỚC LƢỢNG MỨC LẠM PHÁT TỐI ƢU (NGƢỠNG LẠM PHÁT) ĐỐI VỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 83 - 86)