Cắt giảm thâm hụt ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 109 - 110)

Với thực tế lãng phí và kém hiệu quả trong chi tiêu công nhƣ hiện nay, rõ ràng CSTK là tác nhân có ảnh hƣởng vô cùng quan trọng (hoặc quan trọng nhất) đối với tình hình bất ổn và tăng trƣởng kém phẩm chất trong thời gian qua. Vì vậy, đòi hỏi nền kinh tế cần phải thực hiện cải cách toàn diện CSTK để đƣa mức ngân sách trở lại trạng thái cân bằng nhằm duy trì sự ổn định dài hạn. Theo đó, Chính phủ cần phải thể hiện sự quyết tâm hơn nữa trong việc thu hẹp vai trò của Nhà nƣớc trong các hoạt động kinh tế nhƣ: Sàn lọc các dự án kém hiệu quả, cắt giảm chi tiêu công, đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, hay thậm chí phải kiên quyết trong việc thi hành thủ

tục phá sản đối với các DNNN không có triển vọng nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi cho các DNTN có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực này.

Song, vấn đề quan trọng nhất đối với CSTK hiện nay vẫn là cần công khai và minh bạch hóa trong các vấn đề về thu chi NSNN. Nhƣng để làm đƣợc điều này đòi hỏi việc hạch toán NSNN phải đƣợc thực hiện dựa theo các chuẩn mực quốc tế và đƣợc quy định cụ thể trong Luật Ngân sách. Nhƣ vậy, việc tính toán thâm hụt Ngân sách cần phải loại bỏ những khoản thu kém bền vững, cũng nhƣ cần phải tính đến các gánh nặng ngân sách phát sinh trong tƣơng lai (khoản vay không bão lãnh DNNN, chi trả lƣơng hƣu hay bảo hiểm y tế,..) để có đƣợc cái nhìn chính xác về tình hình tài khóa hiện tại. Nhƣ vậy, nếu Chính phủ và các cơ quan có liên quan vẫn không thay đổi quan điểm về vai trò của chi tiêu công cũng nhƣ chƣa đảm bảo đƣợc sự minh bạch trong các chính sách thì việc áp dụng CSLPMT sẽ là không khả thi hay nền kinh tế cũng chậm hồi phục và các bất ổn tài chính là rất dễ xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 109 - 110)