Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 43 - 46)

1.4 KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG VIỆC ÁP DỤNG CHÍNH

1.4.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia thực hiện chuyển đổi thành cơng CSLPMT, có thể rút ra đƣợc một số kinh nghiệm quan trọng sau đây:

Thứ nhất, sự lựa chọn chính sách lạm phát một tiêu là một hướng đi hợp lý trong xu thể hiện nay: Lịch sử cho thấy rằng, các nƣớc đi trƣớc đều từng trải qua

thời kỳ lạm phát cao, trong khi tốc độ tăng trƣởng suy giảm và nền kinh tế thƣờng rơi vào khủng hoảng. Trong khi đó, việc sử dụng các neo cung tiền hay tỷ giá đều không mang lại kết quả kỳ vọng. Chính vì vậy mà sự nhận thức về tác động bất lợi của lạm phát là rất rõ ràng và việc kiềm chế lạm phát trở thành một vấn đề cấp thiết. Theo đó, CSLPMT thƣờng cho thấy những kết quả đáng chú ý tại các nƣớc áp dụng khi tỷ lệ lạm phát thƣờng đƣợc ổn định trở lại nhanh chóng và duy trì ở mức thấp, trong khi tốc độ tăng trƣởng kinh tế và công ăn việc làm có sự cải thiện đáng kể.

Thứ hai, việc tuyên bố áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu nên thực hiện sau một giai đoạn kiềm chế lạm phát thành công: Theo kinh nghiệm cho thấy, các

sau khi đã tiến hành một loạt các biện pháp kiềm chế lạm phát nhằm đƣa mức lạm phát về mức giá trị có thể chấp nhận đƣợc. Theo đó, nếu trong thời kỳ lạm phát đang cao thì việc NHTW tuyên bố mục tiêu duy nhất là ổn định giá cả sẽ không hợp lý khi việc thuyết phục công chúng tin vào khả năng của NHTW trong việc cắt giảm lạm phát và duy trì ở mức thấp là rất khó.

Thứ ba, các chính sách kinh tế vĩ mơ khác khơng được phép xung đột với CSLPMT: Khi đã xác định mục tiêu ổn định giá cả là mục tiêu cơ bản, hàng đầu của CSTT thì đơi khi NHTW cần phải chấp nhận những hi sinh trong các chính sách vĩ mơ khác. Điều này hàm ý rằng các chính sách vĩ mơ khác khơng đƣợc có những hành động khiến mục tiêu ổn định giá cả bị phá vỡ.

Thứ tư, chính sách lạm phát mục tiêu phải công khai minh bạch đi cùng với trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Trung Ương. Đây là các điều kiện vô cùng

quan trọng tƣơng xứng với mức độ độc lập ở mức cao của NHTW tại bất cứ một nƣớc nào thực thi CSMTLP. Chỉ có sự minh bạch và rõ ràng trong hoạt động mới có thể đảm bảo cho NHTW có đủ quyền lực và khả năng sử dụng các công cụ CSTT để tác động đến kỳ vọng thị trƣờng nhằm đạt đƣợc mục tiêu lạm phát đề ra cũng nhƣ để cơng chúng có thể hiểu đƣợc NHTW đang làm gì, từ đó thúc đẩy NHTW thực hiện đúng các cam kết của mình.

Thứ năm, chính sách lạm phát mục tiêu phải thể hiện tính linh hoạt cao. Tại

các nƣớc đi trƣớc, lạm phát mục tiêu thƣờng đƣợc đặt trong một khung giá trị hơn là quy định một con số cụ thể. Theo đó, khung mục tiêu này một mặt cho phép các sai sót nhất định trong công tác thống kê, một mặt tạo sự linh hoạt cho NHTW trƣớc những cú sốc bất thƣờng trong nền kinh tế. Ngoài ra, một khung mục tiêu đủ rộng cũng sẽ giúp NHTW dễ dàng hơn trong việc thực hiện điều tiết tỷ lệ lạm phát lên xuống nhằm vẫn đảm bảo đƣợc các mục tiêu tăng trƣởng hay công ăn việc làm.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 đã tổng hợp các lý thuyết cơ bản về lạm phát cũng nhƣ các quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa lạm phát và tốc độ tăng trƣởng. Nhìn chung, các nhà kinh tế thuộc đều thống nhất rằng lạm phát cao sẽ gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực đến nền kinh tế, ngƣợc lại lạm phát thấp và ổn định là cơ sở để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế bền vững. Theo đó, tồn tại một ngƣỡng lạm phát ứng với mỗi quốc gia khác nhau mà tại đó, nếu tỷ lệ lạm phát vƣợt quá ngƣỡng này sẽ có tác động kìm hãm tốc độ tăng trƣởng kinh tế, ngƣợc lại lạm phát thấp dƣới ngƣỡng sẽ có tác động cùng chiều lên tốc độ tăng trƣởng.

Đồng thời, chƣơng 1 cũng đã tập trung làm rõ những lý thuyết liên quan đến công tác điều hành CSTT trong việc kiểm sốt lạm phát. Theo đó, CSLPMT đã cho thấy ƣu thế đáng kể khi cho phép NHTW một quốc gia có thể tập trung vào việc kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả trong khi vẫn có thể linh hoạt trong việc đảm bảo các mục tiêu vĩ mô khác nhƣ sản lƣợng, việc làm. Ngoài ra, dựa trên kinh nghiệm các quốc gia áp dụng CSLPMT nhƣ New Zealand, Mexico, Brazil cho thấy, để áp dụng chính sách này thành cơng địi hỏi phải đáp ứng một số điều kiện nhất định nhƣ: Ổn định giá cả là mục tiêu hàng đầu, mức độ độc lập của NHTW, thị trƣờng tài chính phát triển, năng lực dự báo lạm phát hay vai trị chi tiêu chính phủ trong nền kinh tế. Theo đó, việc lựa chọn áp dụng CSLPMT có thể đƣợc xem là một hƣớng đi hợp lý trong giai đoạn hiện nay, nhƣng cũng cần lƣu ý rằng việc công khai áp dụng cơ chế này chỉ nên đƣợc thực hiện sau một thời kỳ kiềm chế đƣợc lạm phát, từ đó góp phần thực hiện thành cơng chính sách này khi cơng bố áp dụng hồn tồn.

CHƢƠNG 2

TÌNH HÌNH LẠM PHÁT, TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ KIỂM SỐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 43 - 46)