Kinh nghiệm của Mexico

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 40 - 41)

1.4 KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG VIỆC ÁP DỤNG CHÍNH

1.4.2 Kinh nghiệm của Mexico

Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hƣởng nặng nề đến nền kinh tế Mexico năm 1995, dƣới chế độ tỷ giá thả nổi thì một trong những mục tiêu hàng đầu của kinh tế là ổn định trở lại một cách nhanh chóng, đồng thời đảm bảo rằng một sự áp chế tài chính sẽ khơng tái diễn. Theo đó, thách thức đầu tiên mà NHTW Mexico phải đối mặt là cần thiết lập CSTT nhƣ một neo danh nghĩa của nền kinh tế trong thời điểm mà niềm tin của công chúng đối với các cam kết cũng nhƣ năng lực của NHTW trong việc đạt đƣợc cả hai mục tiêu ổn định giá cả và bình ổn tài chính là rất thấp. Theo đó, chiến lƣợc NHTW Mexico đề ra bao gồm ba yếu tố chính: (i) Tăng cƣờng tính minh bạch trong việc thực thi CSTT; (ii) Kiên trì với quan điểm cắt giảm lạm phát nhằm đƣa tỷ lệ lạm phát về mức ổn định trong dài hạn; và (iii) Phản ứng một cách hợp lý trƣớc các cú sốc lạm phát. Ngồi ra, nhiệm vụ duy trì sự cân bằng tài khoản thanh toán của các NHTM tại NHTW (gọi là “corto”) cũng đƣợc thiết lập và sử dụng nhƣ một công cụ chủ yếu để tác động đến lãi suất. Theo đó, một vài điểm chính trong chiến lƣợc này chính là nền tảng của việc thực thi CSLPMT tại Mexico trong tƣơng lai. Kết quả cho thấy lạm phát đã giảm từ mức 52% xuống còn 3% chỉ sau một vài năm.

Biểu đồ 1.2: Diễn biến lạm phát của Mexico (1995-2008)

Nhƣ đã trình bày thì yếu tố minh bạch và trách nhiệm giải trình là hai yếu tố vô cùng quan trọng trong CSLPMT, theo đó việc đạt đƣợc hai yêu cầu này đóng vai trị ƣu tiên trong các chính sách của NHTW Mexico. Đồng thời để tiếp tục nâng cao tính hiệu lực của CSTT, đến năm 1998, các bản thông báo về những thay đổi công cụ CSTT bắt đầu đƣợc cơng bố đi kèm với các giải thích về các quyết định đó. Vào năm 1999, mục tiêu lạm phát trung hạn (CPI) đã đƣợc thiết lập nhằm hƣớng mức lạm phát thực tế của Mexico hội tụ về mức lạm phát của các đối tác thƣơng mại chủ yếu. Tiếp đến năm 2000, NHTW Mexico bắt đầu công bố các bản báo cáo lạm phát hàng q ngồi ra cịn đề cập chi tiết những thảo luận về những yếu tố ảnh hƣởng đến lạm phát. Đồng thời, khái niệm về lạm phát cơ bản cũng đã đƣợc giới thiệu nhƣ là một công cụ quan trọng, nhất là để đánh giá các cú sốc lạm phát. Cuối cùng, đến năm 2001 thì CSLPMT đã chính thức đƣợc thông qua và từ tháng 12/2002, mục tiêu lạm phát dài hạn đƣợc xác định ở mức 3% với biên độ ± 1%. Đến tháng 01/2008 thì NHTW đã chuyển hƣớng từ mục tiêu "Corto" sang mục tiêu hoạt động dựa trên lãi suất qua đêm liên ngân ngân.

Tóm lại, có thể thấy rằng kinh nghiệm của Mexico là khá nổi bật trong các thị trƣờng mới nổi khi thực hiện kiềm chế lạm phát thành công ngay cả trong thời kỳ vừa chuyển đổi sang khuôn khổ tỷ giá linh hoạt. Theo đó, yếu tố đặc biệt quan trọng dẫn đến áp dụng thành công CSLPMT tại Mexico là nhờ xác định các mục tiêu của CSTT một cách rõ ràng, minh bạch từ đó giúp nâng cao trách nhiệm của NHTW Mexico trong việc thực thi các cam kết đề ra cũng nhƣ hữu ích trong việc neo đậu các kỳ vọng lạm phát công chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)