Các mơ hình nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 26 - 29)

1.2 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ

1.2.2 Các mơ hình nghiên cứu thực nghiệm

Fischer (1993) là ngƣời đầu tiên sử dụng bộ số liệu về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của 93 nƣớc từ 1979 - 1993 để thực hiện hồi quy nhằm xem xét tác động các yếu tố vĩ mô đến tăng trƣởng. Dựa trên phƣơng pháp chia dữ liệu mẫu bởi các ngƣỡng lạm phát lựa chọn trên cơ sở nghiên cứu Greene và William (1993) là dƣới 15%, từ 15% - 40%, và lớn hơn 40%. Qua đó, Fischer đã tìm ra mối quan hệ nghịch chiều giữa lạm phát - tăng trƣởng trong cả 3 dãy nghiên cứu và kết luận rằng ảnh hƣởng lạm phát là phi tuyến thể hiện khi lạm phát gia tăng từng điểm % thì mối quan hệ giữa lạm phát, tăng trƣởng và các yếu tố quyết định của nó yếu đi một cách bình quân [40].

Sarel (1996) [62] cũng kiểm tra mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế dựa trên ngƣồn dữ liệu của 87 quốc gia trong thời gian 20 năm (1970 - 1990). Theo đó, tác giả tập trung vào ba vấn đề chính: (i) Liệu có tồn tại một điểm gẫy cấu trúc trong mối quan hệ giữa lạm phát - tăng trƣởng; (ii) Tại mức lạm phát nào sẽ xuất hiện điểm gẫy cấu trúc; (ii) Điểm gẫy có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với tăng trƣởng. Để trả lời các câu hỏi này, Sarel sử dụng kỹ thuật đơn giản với:

EXTRA = ) )) (1.6)

Trong đó: là tỷ lệ lạm phát mà tại đó điểm gẫy cấu trúc xảy ra. Biến giả DD = 1 nếu và bằng 0 nếu ngƣợc lại. Sau đó, tác giả thực hiện hồi quy theo phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu (Odinary Least Square – OLS) để ƣớc lƣợng

dựa trên hai biến log(π) và đồng thời kết hợp với các biến giải thích gồm

thu nhập bình quân đầu ngƣời năm đầu tiên (LY), chi tiêu chính phủ (GOV), tỷ lệ tăng dân số (N) và tỷ lệ thay đổi tỷ giá thƣơng mại (TOT). Nhƣ vậy, khi lạm phát thấp ( ), EXTRA = 0 thì tác động của lạm phát đến tăng trƣởng là hệ số của log( ). Ngƣợc lại khi lạm phát cao ( ), thì tác động của lạm phát đến tăng trƣởng là tổng của hai hệ số log( ) và EXTRA. Theo đó, hệ số EXTRA sẽ chỉ ra sự khác biệt trong tác động của lạm phát tới tăng trƣởng giữa hai phía điểm gẫy cấu trúc, còn giá trị t-stastic sẽ cho biết liệu điểm gẫy cấu trúc có ý nghĩa hay không. Ƣớc lƣợng sẽ đƣợc lặp lại với các giá trị và điểm gẫy sẽ đƣợc chọn lựa tại giá trị nào mà tại đó tổng phần dƣ bình phƣơng – RSS là bé nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng là phi tuyến tính, cụ thể xuất hiện điểm gẫy cấu trúc tại ngƣỡng lạm phát 8% và dƣới tỷ lệ này, lạm phát tác động không đáng kể hoặc cùng chiều với tăng trƣởng ngƣợc lại, khi tỷ lệ lạm phát cao hơn 8% thì mối quan hệ này là ngƣợc chiều và đáng kể.

Khan và Senhadji (2001) [64] đã sử dụng tập hợp bộ dữ liệu bao gồm 140 quốc gia từ giai đoạn 1960 - 1998 để xem xét mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế cho các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển một cách riêng biệt dựa mơ hình ƣớc lƣợng nhƣ sau :

) ) [ ) )] {

(1.7)

Trong đó: ) là tốc độ tăng trƣởng GDP, là tác động cố định, là tác động thời gian, là tỷ lệ lạm phát đƣợc tính dựa trên thay đổi của CPI, là ngƣỡng lạm phát; là biến giả, nhận giá trị 1 khi và nhận giá trị 0 khi

; là vecto các biến giải thích gồm: Tổng vốn đầu tƣ so GDP (igdp), tốc độ tăng trƣởng dân số (dlog(pop)), logarit bình quân thu nhập đầu ngƣời năm đầu tiên (log( )), tốc độ tăng trƣởng tỷ giá thƣơng mại (dlog(tot)) và là sai số ngẫu nhiên. Theo đó, mơ hình đƣợc ƣớc lƣợng nhiều lần với các giá trị khác nhau của

log( ) để ƣớc tính ngƣỡng lạm phát ứng với trƣờng hợp giá trị RSS của hàm hồi quy là nhỏ nhất. Kết quả cho thấy có sự tồn tại của ngƣỡng mà khi vƣợt quá ngƣỡng này thì lạm phát sẽ tác động tiêu cực lên tăng trƣởng và ngƣợc lại, nếu lạm phát dƣới ngƣỡng sẽ khơng có ảnh hƣởng hoặc ảnh hƣởng tích cực đến tăng trƣởng. Cụ thể, ngƣỡng lạm phát của các nƣớc đang phát triển nằm trong khoảng từ 11 - 12% và từ 1 - 3% cho các nƣớc phát triển.

Theo sau các nghiên cứu nền tảng, một loạt các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy các kết quả tƣơng đồng trong mối quan hệ giữa lạm phát – tăng trƣởng nhƣ Mubarik (2005) [76] với số liệu hàng năm từ năm 1973 – 2000 chỉ ra sự tồn tại một ngƣỡng lạm phát tại Pakistan là 9%. Li (2006) [59] tìm thấy ngƣỡng lạm phát 14% từ bộ số liệu 90 quốc gia đang phát triển 1961-2004. Fabayo và Ajilore (2006) [39] dựa trên bộ số liệu Nigeria từ 1970 - 2003 đã ƣớc lƣợng ngƣỡng lạm phát cho quốc gia này là 6%. Kremer và cộng sự (2009) [56] với bộ dữ liệu 63 nƣớc công nghiệp và đang phát triển đã xác định ngƣỡng lạm phát đối với các nƣớc công nghiệp và đang phát triển lần lƣợt là 2% và 17%. Sergii (2009) [70] thông qua bộ dữ liệu giai đoạn 2001 – 2008 tại Cộng đồng các quốc gia độc lập (Commonwealth Independent States), đã sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu phi tuyến (Non Linear Least Squared) và tìm thấy ngƣỡng lạm phát là 8%. Espinoza và cộng sự (2010) [38] sử dụng mơ hình hồi quy chuyển tiếp trơn (Smooth Transiton Model) dựa trên bộ dữ liệu bảng của 165 quốc gia (bao gồm cả các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ) giai đoạn 1960 – 2007 đã cho thấy ngƣỡng lạm phát là 10% và khi lạm phát cao hơn 13% sẽ cắt giảm tổng sản lƣợng thực tế của các nƣớc phi xuất khẩu dầu mỏ khoảng 2,7% mỗi năm. Leshoro (2012) [73] dựa trên dữ liệu chuỗi thời gian Nam Phi từ năm 1980 - 2010 đã sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng OLS và 2SLS để xem xét sự tồn tại điểm gẫy cấu trúc của lạm phát đối với tăng trƣởng, theo đó tìm đƣợc ngƣỡng lạm phát là 4%. Vinayagathasan (2013) [75] sử dụng phƣơng pháp GMM đối với bộ dữ liệu của 32 quốc gia khu vực châu Á giai đoạn 1980 - 2009 cũng chỉ ra mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát - tăng trƣởng biểu hiện qua ngƣỡng lạm phát 5,43% và nếu lạm phát trên ngƣỡng thì về lâu dài sẽ dần loại bỏ các hiệu ứng tích cực lên tăng trƣởng.

Tóm lại, các nghiên cứu đều cho thấy mối quan hệ giữa hai biến số này là phi tuyến tính mặc dù trƣớc thập niên 70, lạm phát vẫn đƣợc nhìn nhận là một yếu tố có ảnh hƣởng tích cực và tuyến tính đối với tăng trƣởng. Sarel (1996) cũng đã từng đề cập lý giải điều này khi mà các nền kinh tế khơng có nhiều thời kỳ lạm phát cao trong giai đoạn trƣớc, nhƣng kể từ thập niên 70 thì tình trạng lạm phát khắc nghiệt đã xảy ra tại nhiều nƣớc, vì vậy, các bộ dữ liệu sau này đã tái khẳng định lạm phát có ảnh hƣởng tiêu cực lên tăng trƣởng. Nhƣ vậy, kết luận này cũng đặt ra câu hỏi là nếu mối quan hệ giữa lạm phát - tăng trƣởng là phi tuyến tính thì điều này có ảnh hƣởng gì đến các quyết định ƣu tiên về mặt chính sách? Liệu Việt Nam có tồn tại ngƣỡng lạm phát hay khơng? Nếu có, thì ngƣỡng lạm phát đó là bao nhiêu? Do vậy, việc nghiên cứu xoay quanh mối quan hệ giữa lạm phát - tăng trƣởng tại Việt Nam dựa trên các bằng chứng điểm gẫy cấu trúc để làm cơ sở cho việc thiết lập khung lạm phát mục tiêu là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 26 - 29)