Kinh nghiệm của Brazil

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 41 - 43)

1.4 KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG VIỆC ÁP DỤNG CHÍNH

1.4.3 Kinh nghiệm của Brazil

Kể từ năm 1980, nền kinh tế Brazil liên tục trải qua trình trạng nhiều bất ổn khi lạm phát có thời điểm lên đến 600%/năm (1989), hay thậm chỉ trên 1000%/năm (1990). Cũng nhƣ nhiều nƣớc khác, lạm phát của Brazil bắt nguồn từ thâm hụt tài khoá dẫn đến phải in thêm tiền để bù đắp bội chi ngân sách. Từ năm 1994, Brazil đã bắt đầu áp dụng cơ chế tỷ giá với việc neo cố định có điều chỉnh dần đồng Real vào

đồng USD. Mặc dù thời gian đầu khi đồng Real đƣợc định giá cao hơn có tác dụng khiến lạm phát giảm rất nhanh, từ mức ba con số xuống còn 2% (1998), song kể từ cuối năm 1998, ngân sách Brazil lại rơi vào tình trạng thâm hụt nghiêm trọng lên tới 8% GDP, kèm theo đó là việc định giá quá cao đồng nội tệ đã nhanh chóng đẩy nền kinh tế rơi vào khủng hoảng2. Đến tháng 1/1999, Brazil quyết định thả nổi tỷ giá đồng thời thiết lập cơ chế lạm phát mục tiêu. Theo đó, ngay từ khi bắt đầu áp dụng, NHTW Brazil đề ra mức lạm phát mục tiêu lần lƣợt 8% (1999), 6% (2000), 4% (2001) với mức sai lệch cho phép là 2% trong giai đoạn 1999 - 2002. Bên cạnh đó, rất nhiều cải cách đƣợc nƣớc này thông qua nhƣ: (i)Thành lập vụ nghiên cứu phát triển các công cụ kỹ thuật và dự báo lạm phát; (ii) Thành lập Hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia (Copom) để thiết lập mục tiêu lạm phát và lãi suất; (iii) Trao quyền hạn cho NHTW trong việc thực thi CSLPMT; (iv) Thực hiện cơ chế giải trình và minh bạch trong các chính sách; và quan trọng nhất là (v) Thông qua luật trách nhiệm CSTK. Kết quả cho thấy tỷ lệ lạm phát giai đoạn 1999 - 2000 giảm dần còn 6%, đúng mức lạm phát mục tiêu đề ra, thâm hụt cũng giảm từ mức 10% GDP (1999) xuống còn 4% năm (2000).

Biểu đồ 1.3: Diễn biến lạm phát Brazil (1999-2014)

Nguồn:NHTW Brazil https://www.bcb.gov.br/?inflation

2

Trong giai đoạn 1995-1998, Brazil đã 3 lần phải đối đầu với các cuộc đầu cơ tiền tệ và nối tiếp giai đoạn 1998 - 1999 Brazil phải trải qua sự bất ổn của các dịng vốn nƣớc ngồi tháo chạy ồ ạt.

0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% Lạm phát mục tiêu Trần Sàn Lạm phát thực tế

Trong giai đoạn 2001 - 2003, xuất phát từ những cú sốc khủng hoảng năng lƣợng đi cùng với sự suy giảm niềm tin về sự cam kết phối hợp giữa CSTT và CSTK do ảnh hƣởng của cuộc bầu cử tổng thống đã khiến lạm phát thực tế vƣợt ra khỏi mục tiêu đề ra. Trƣớc tình hình đó, các hành động can thiệp của NHTW thơng qua cơ chế giải trình trƣớc Bộ Tài Chính về lý do khơng đạt đƣợc mục tiêu và việc cam kết thực thi các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát đƣợc thực hiện. Theo đó, lạm phát trong giai đoạn 2004 - 2005 dần trở lại khung phạm vi với 7,6% (2004) và 5,7% (2005). Đến năm 2006, lạm phát đã ở mức thấp nhất kể từ năm 1999 là 3,14%, và ổn định trong vùng mục tiêu cho đến nay (2014). Nhìn chung, qua trƣờng hợp của Brazil, có thể thẩy rằng CSTK đóng vai trị rất quan trọng trong việc kiểm sốt lạm phát, theo đó việc thực thi CSLPMT cũng góp phần tạo ra một cơ chế kiểm sốt chi tiêu cơng hiệu quả dựa trên việc xác lập các cam kết chung giữa NHTW và Chính phủ trong việc theo đuổi mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 41 - 43)