1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU
1.3.2.2 Các nguyên tắc của chính sách lạm phát mục tiêu
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) [32] thì việc thiết kế, thực hiện và đánh giá CSLPMT thƣờng dựa trên sáu nguyên tắc sau:
Thứ nhất, việc lựa chọn các mục tiêu khác trong CSLPMT phải phù hợp với
việc cung cấp một neo danh nghĩa cho lạm phát và các kỳ vọng lạm phát. Theo đó NHTW không thể theo đuổi các mục tiêu nhƣ tăng trƣởng hay việc làm vốn mâu thuẫn với việc kiểm soát lạm phát trong ngắn hạn mà bỏ qua mục tiêu ổn định giá cả trong dài hạn.
Thứ hai, một CSLPMT hiệu quả sẽ cho thấy những ảnh hƣởng ích lợi trƣớc
tiên đến phúc lợi dựa trên việc loại bỏ sự không chắc chắn, neo đậu các kỳ vọng lạm phát và giảm thiểu phạm vi cũng nhƣ tính chất nghiêm trọng của chu kỳ bùng nổ và suy thối nhanh chóng của nền kinh tế.
Thứ ba, các chính sách kinh tế khác có ảnh hƣởng rất nhiều đến sự thành
công của CSLPMT nhất là khi các chính sách này giúp cho nhiệm vụ của CSTT trở nên dễ dàng và đáng tin cậy hơn. Theo đó, một mức chi tiêu cơng q lớn hay một chính sách thuế bất hợp lý có thể dẫn đến việc kiếm soát lạm phát của NHTW trở nên vô hiệu.
Thứ tư, do độ trễ trong kênh truyền dẫn tiền tệ, hay những mối quan tâm về
chênh lệch sản lƣợng thực tế so với tiềm năng và sai lệch giữa lạm phát thực tế so với mục tiêu, khi đó trên thực tế thì CSLPMT đơn thuần chỉ còn là việc hƣớng đến dự báo lạm phát cũng nhƣ rất khó để giữ lạm phát đúng với kế hoạch đề ra. Theo đó hàm ý sự cần thiết phải đảm bảo tính linh hoạt tối thiểu của CSLPMT.
Thứ năm, do khả năng xảy ra xung đột giữa mục tiêu lạm phát và các mục
tiêu khác là rất dễ xảy ra, vì vậy nhiệm vụ của NHTW cần đƣợc xác định rõ ràng và độc lập tƣơng đối so với các yếu tố mang tính chính trị.
Cơng cụ CSTT Mục tiêu hoạt động Mục tiêu cuối cùng
Thứ sáu, cần phải có một cơ chế giải trình và giám sát hiệu quả để đảm bảo
rằng các thành viên của NHTW đang ứng xử một cách phù hợp so với các mục tiêu cơ bản đã công bố và CSTT đang dựa trên những hành động hợp lý.