Đánh giá kết quả mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 99 - 102)

3.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

3.2.6 Đánh giá kết quả mơ hình

Từ mơ hình thực nghiệm, kết quả ƣớc lƣợng INF*= 7% là mức ngƣỡng mà tại đó tác động của lạm phát đến tăng trƣởng kinh tế Việt Nam thay đổi từ tích cực sang tiêu cực. Nếu tỷ lệ lạm phát hàng năm khơng vƣợt q 7% sẽ có tác động kích thích tốc độ tăng trƣởng kinh tế ngƣợc lại, khi tỷ lệ lạm phát cao hơn mức 7%, lạm phát lập tức sẽ hạn chế tốc độ tăng trƣởng do các tác động trái chiều. Cụ thể, dựa trên kết quả ƣớc lƣợng GMM tại mức ý nghĩa 5%, nếu lạm phát tăng 1% thì tốc độ tăng trƣởng kinh tế tăng 0,633% và khi lạm phát vƣợt ngƣỡng 7% thì cứ 1% tăng lên của tỷ lệ lạm phát dẫn đến sự sụt giảm là 0,028% trong tốc độ tăng trƣởng (β1 + β2= - 0,028). Hơn nữa, mức ngƣỡng lạm phát tìm đƣợc cũng có sự khác biệt với những kết quả đƣợc ƣớc lƣợng trƣớc đó khi thấp hơn mức 8% của Sarel (1996), 11 - 13% cho các quốc gia đang phát triển của Khan và Senhadji (2001), 14% của Li (2006), 10% của Espinoza và cộng sự (2010); hay cao hơn mức 5,43% trong nghiên cứu Vinayagathasan (2013) và 3,6% do IMF (2006) [53] đề xuất các quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những kết quả quan trọng sau:

- Tổng chi tiêu Chính phủ trên GDP có mối quan hệ ngƣợc chiều và đáng kể đối với tốc độ tăng trƣởng kinh tế tại mức ý nghĩa 1% (β3 = - 0,6152). Điều này có thể xuất phát từ sự hạn chế trong việc sử dụng các nguồn lực khi Chính phủ thƣờng không sử dụng hiệu quả nhƣ khu vực tƣ nhân; do sự mất cân đối trong nguồn thu thuế phí và nợ vay; hay do các hành vi rủi ro đạo đức trong hoạt động chi tiêu công cũng dẫn đến kìm hãm tốc độ tăng trƣởng. Trên thực tế, có thể thấy rằng trong giai đoạn 2007 – 2012 với quy mô chi tiêu công so GDP luôn ở mức rất cao từ 40 - 43% song tăng trƣởng kinh tế lại ít có chiều hƣớng cải thiện hay thậm chí suy giảm nhanh chóng. Đồng thời, từ năm 2013 đến nay, mặc dù tỷ lệ này đã giảm xuống dƣới mức 40%, nhƣng nhìn chung quy mơ chi tiêu Chính phủ trong nƣớc vẫn còn tồn tại sự chênh lệch khá lớn so với mức thông thƣờng đề xuất cho các nƣớc đang phát triển là từ 15 – 20% [19].

- Tỷ lệ tổng đầu tƣ nội địa trên GDP có mối quan hệ cùng chiều với tăng trƣởng kinh tế tại mức ý nghĩa 5%, tuy nhiên hệ số ƣớc lƣợng INV khá thấp (β4 = 0,1703) hàm ý rằng mức độ hiệu quả của tổng đầu tƣ nội địa ở Việt Nam là không cao31. Trên thực tế, theo báo cáo của Tổng cục thống kê 2014, mặc dù kinh tế Việt Nam đƣợc vận hành theo hình mẫu kinh tế thị trƣờng, tuy nhiên tỷ lệ đầu tƣ khu vực Nhà nƣớc đến nay vẫn chiếm phần lớn (gần 40% tổng nguồn vốn đầu tƣ) trong khi mức độ hiệu quả của khu vực này là thấp nhất. Hơn nữa, sự yếu kém trong đầu tƣ còn thể hiện qua khu vực tƣ nhân khi năng lực tài chính của các DNTN cịn thấp khi đa phần dựa vào nguồn vốn ngân hàng, song lại tập trung quá nhiều vào khu vực phi sản xuất (bất động sản, chứng khốn) thay vì đầu tƣ vào khu vực sản xuất tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác động của hai biến độ mở thƣơng mại (OPENNESS) và phần trăm thay đổi tỷ giá thƣơng mại (GTOT) đến tốc độ tăng trƣởng là không rõ ràng dựa trên mẫu quan sát.

31

Huybens & Smith (1999), Bose (2002) và J.Rutayisire (2013) cho rằng trong thời kỳ lạm phát càng cao, tác động của hoạt động đầu tƣ và thị trƣờng tài chính đến tăng trƣởng kinh tế càng nhỏ và ngƣợc lại.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Kết quả phân tích thực nghiệm dựa trên mơ hình hồi quy OLS, 2SLS và GMM với dữ liệu theo quý từ Q1/2004 đến Q4/2014 đã cho thấy kết quả ngƣỡng lạm phát đối với tốc độ tăng trƣởng kinh tế là 7% tại mức ý nghĩa 5%. Theo đó khi lạm phát ở dƣới mức ngƣỡng sẽ có tác động tích cực lên tăng trƣởng kinh tế. Ngƣợc lại khi lạm phát cao hơn so với mức ngƣỡng sẽ có tác động tiêu cực đáng kể lên tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Ngồi ra, tỷ lệ chi tiêu Chính phủ so GDP có mối quan hệ tiêu cực đối với tốc độ tăng trƣởng một cách đáng kể với mức ý nghĩa 1% và tỷ lệ tổng đầu tƣ tồn xã hội so GDP có mối quan hệ tích cực lên tăng trƣởng kinh tế tại mức ý nghĩa 5% nhƣng với hiệu suất đầu tƣ thấp. Đồng thời hai biến độ mở thƣơng mại và phần trăm thay đổi tỷ giá thƣơng mại khơng có ảnh hƣởng rõ ràng đến tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng đã ủng hộ các lập luận của các nghiên cứu trƣớc đây khi cho rằng lạm phát và tăng trƣởng có mối quan hệ phi tuyến tính cũng nhƣ một số nhận định các nhà kinh tế về mối quan hệ ngƣợc chiều giữa tăng trƣởng kinh tế với chi tiêu Chính phủ hay cùng chiều so với Tổng đầu tƣ tồn xã hội. Theo đó kết quả nghiên cứu tại chƣơng 3 đã phần nào ủng hộ một số phân tích định tính chƣơng 2 đồng thời làm nền tảng cho việc xác định khung lạm phát mục tiêu trong chƣơng 4.

CHƢƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THEO LỘ TRÌNH ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH LẠM

PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM

4.1 NHÓM GIẢI PHÁP ƢU TIÊN TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN 2015 - 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 99 - 102)