NHÓM GIẢI PHÁP ĐỊNH HƢỚNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 105 - 110)

PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM

4.2.1 Nâng cao tính độc lập Ngân hàng Nhà nƣớc

- Về mục tiêu ổn định giá cả: Với cấu trúc hệ thống chính trị hiện nay, để có

thể đảm bảo sự độc lập của NHNN trong việc tự do lựa chọn các công cụ nhằm theo đuổi mức lạm phát mục tiêu đề ra cần thiết phải có những sửa đổi cụ thể trong Luật NHNN về nhiệm vụ, quyền hạn và địa vị pháp lý của NHNN trong nền kinh tế cũng nhƣ cần có những quy định cụ thể trong việc xác định mục tiêu ƣu tiên và duy nhất của CSTT là ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát.

Ngồi ra, từ góc độ thực tiễn các nƣớc đã chuyển đổi CSLPMT nhất là dựa trên kinh nghiệm của Brazil, Việt Nam nên tham khảo về việc thành lập Hội đồng CSTT trong thời gian gần. Theo đó hội đồng này sẽ trực thuộc Quốc hội bao gồm nhiều thành viên do Thống đốc đứng đầu, hoạt động độc lập với Chính phủ và có trách nhiệm chính trong việc xây dựng, giám sát việc thực thi CSTT của NHNN nhằm điều tiết mức lạm phát thực tế hƣớng đến lạm phát mục tiêu theo thỏa thuận giữa cơ quan này với Chính phủ. Đồng thời, để giảm sự cấp phát tài chính cho NHNN từ Chính phủ, cơ quan này cũng cần có quyền quyết định đối các khoản chi tiêu của NHNN dựa trên nguồn thặng dƣ trong hoạt động của ngân hàng này.

- Về sự tiếp cận tài chính từ Chính phủ: Hiện nay, vẫn chƣa có sự tách bạch

giữa cơ quan phát hành tiền và có quan sử dụng tiền. Do đó, cần có các thể chế quy định chặt chẽ về điều kiện, quy mơ, mục đích, hay thậm chí có thể ấn định hạn mức cụ thể hàng năm đối với các khoản vay của Chính phủ. Theo đó, Quốc hội với thẩm quyền quyết định chính sách tài chính tiền tệ cần phải thực thi vai trị của mình trong việc giám sát và phê duyệt các khoản vay này.

- Về mặt nhân sự: Nhiệm kỳ Thống đốc hay các thành viên chủ chốt trong thời gian tới cần đƣợc quy định lệch pha so với nhiệm kỳ Chính phủ để giảm bớt sự

chi phối từ các yếu tố chính trị trong hoạt động điều hành của NHNN. Ngồi ra, các tiêu chí về mơi trƣờng làm việc, chế độ lƣơng thƣởng, thăng tiến cũng cần đƣợc cải thiện nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao, nhất là những chuyên gia đầu ngành hoặc có kinh nghiệm cơng tác tại các quốc gia có trình độ phát triển. Song song đó, NHNN nên tiến hành thực hiện các kỳ sát hạch thƣờng xuyên và minh bạch nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực hiện tại.

4.2.2 Tăng cƣờng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình

Hiện nay, việc thiết lập văn bản thỏa thuận chung về mức lạm phát mục tiêu cụ thể trong ngắn hạn lẫn dài hạn giữa NHNN với Chính phủ, Quốc hội và thực hiện công bố công khai là yêu cầu cấp thiết đề ra. Trên cơ sở đó, NHNN nên thúc đẩy sự minh bạch hóa trong hoạt động của mình thơng qua tăng cƣờng giao tiếp công chúng thƣờng xuyên bằng các buổi họp báo, truyền thông nhằm truyền tải thông tin về các lãi suất, tỷ giá, lạm phát,…cũng nhƣ các động thái chính sách kinh tế đến công chúng để nâng cao tính hiệu lực trong việc thực thi CSTT nhằm đạt đƣợc mục tiêu lạm phát. Bên cạnh đó, Quốc hội hoặc Chính phủ cần thể hiện vai trị giám sát của mình thơng qua các phiên điều trần thƣờng xuyên hay đột xuất các lãnh đạo NHNN về những kết quả đạt đƣợc trên cơ sở thỏa thuận đã thiết lập, đồng thời cần có chế tài xử lý tƣơng ứng trong trƣờng hợp NHNN không thực hiện đúng cam kết đề ra. Từ đó, thúc đẩy NHNN tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành mục tiêu kiểm sốt lạm phát, ổn định vĩ mơ và tránh bị chi phối quá sâu bởi yếu tố khác.

4.2.3 Hồn thiện các cơng cụ của chính sách ti ền tệ - Cơng cụ lãi suất - Công cụ lãi suất

Để đảm bảo thị trƣờng vận hành về cơ bản tuân theo quy luật cung cầu, phân bổ hợp lý nguồn vốn và nhất là để đáp ứng yêu cầu giải trình cao trong CSLPMT đòi hỏi NHNN cần hƣớng đến điều tiết lãi suất thị trƣờng để kiểm soát lạm phát. Hiện nay nguyên tắc Taylor đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc điều hành lãi suất đƣợc phần lớn NHTW các quốc gia theo đuổi CSLPMT áp dụng kể cả

NHTW các nƣớc đi đầu nhƣ: New Zealand, Canada, Anh, Úc, Thụy Điển, ECB. Nguyên tắc Taylor đƣợc biểu hiện bằng hàm sau [20]:

) ) (4.1)

Trong đó: : Lãi suất mục tiêu của NHTW; : lãi suất thực cân bằng giả

định; và : tỷ lệ lạm phát thực tế và mục tiêu; và : tăng trƣởng GDP thực tế và tiềm năng; và : trọng số đối với lạm phát và tăng trƣởng.

Nhƣ vậy, có thể nhận thấy rằng, ƣu điểm chính của nguyên tắc Taylor là tính đơn giản, dễ quan sát và tính tốn cũng nhƣ giúp tăng cƣờng sự minh bạch và khả năng giải trình cao trong cơng tác điều hành CSTT. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất NHNN nên lựa chọn lãi suất ngắn hạn liên ngân hàng làm mục tiêu hoạt động nhằm tác động đến là lãi suất thị trƣờng do tính chất quan trọng của hệ thống ngân hàng đối với các hoạt động kinh tế. Đồng thời, NHNN cũng có thể điều tiết lãi suất thị trƣờng một cách gián tiếp thông qua việc sử dụng lãi suất thị trƣờng mở, khi nghiệp vụ này ngày càng đóng vai trị quan trọng trên thị trƣờng tiền tệ.

- Công cụ tỷ giá

Cơ chế tỷ giá linh hoạt đƣợc xem nhƣ là điều kiện cần thiết để áp dụng CSLPMT. Nhƣng xét trong điều kiện hiện nay thì đây chƣa phải là thời điểm thuận lợi để vận hành cơ chế tỷ giá linh hoạt do các rủi ro trong việc gia tăng gánh nặng nợ vay ngoại tệ cũng nhƣ có thể gây ra cú sốc về giá cả khi khả năng can thiệp của NHNN trên thị trƣờng ngoại hối vẫn chƣa đủ mạnh. Theo đó, trƣớc tiên NHNN cần nới rộng biên độ tỷ giá, và đồng thời thực hiện điều tiết tỷ giá theo hai cả hai chiều tăng giảm với tần suất lớn dần dựa trên cơ sở nắm bắt diễn biến thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế nhằm tạo khuôn khổ linh hoạt cho tỷ giá trƣớc khi thực hiện thả nổi hoàn toàn trong trung hạn.

Ngồi ra, có thể thấy rằng Nghị định 70/2014/NĐ-CP đƣợc ban hành ngày 17/07/2014 về việc điều hành tỷ giá theo hƣớng thả nổi có quản lý dựa trên một rổ tiền tệ là một lựa chọn hợp lý trong thời điểm hiện tại nhằm giúp ngăn chặn tốt hơn các cú

sốc từ thị trƣờng quốc tế. Nhƣng song song đó, NHNN cần thiết phải hồn thiện nhanh chóng các khung hành lang pháp lý cho hoạt động bảo hiểm trên thị trƣờng ngoại hối nhằm giảm thiểu rủi ro cũng nhƣ giúp tăng cƣờng tính thanh khoản cho thị trƣờng, nhất là khi tự do hóa dịng vốn là bắt buộc theo lộ trình cam kết mở cửa tài khoản vốn đến năm 2018.

- Nghiệp vụ thị trƣờng mở

Trong thời gian đến, nghiệp vụ TTM cần thiết đƣợc hoàn thiện theo hƣớng trở thành công cụ chủ chốt trong điều hành CSTT do tính linh hoạt, chủ động trong việc điều tiết tiền tệ trên thị trƣờng. Theo đó, để nghiệp vụ TTM ngày càng hiệu quả thì NHNN cần:

+ Hoàn thiện khung pháp lý phù hợp với các thông lệ quốc tế và các điều kiện thị trƣờng trong từng thời kỳ theo hƣớng tạo sự thuận lợi cho các các thành viên tham gia cũng nhƣ tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng giữa các NHTM. Trên cơ sở đó, NHNN có thể xem xét áp dụng việc đấu thầu riêng lẻ đối với từng nhóm NHTM, hoặc thực hiện đa dạng hóa các kỳ hạn giao dịch hay phƣơng thức giao dịch nhằm tạo sự linh hoạt trong việc điều tiết vốn khả dụng cho các NHTM cũng nhƣ giúp tác động hiệu quả đến lƣợng tiền cung ứng.

+ Đa dạng hóa các loại GTCG để giúp thu hút thêm thành viên tham gia vào TTM. Theo đó, NHNN có thể bổ sung thêm các hàng hóa khác nhƣ: Chứng chỉ tiền gửi, thƣơng phiếu, hối phiếu ngân hàng, các hợp đồng thƣơng mại,...hoặc NHNN cũng có thể đa dạng hóa các kỳ hạn của các loại GTCG đang giao dịch.

+ Hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin, cơ sở hạ tầng kết hợp nâng cao trình độ nhân lực trong nghiệp vụ TTM nhằm tạo sự thông suốt trong việc điều tiết thị trƣờng tiền tệ của NHNN.

- Công cụ dự trữ bắt buộc

Do tác động mạnh có thể gây sốc và khó đo lƣờng hết những kết quả mang lại nên công cụ DTBB ít đƣợc sử dụng tại các nƣớc phát triển. Tuy nhiên, công cụ

DTBB ở Việt Nam hiện nay vẫn có những hiệu quả đáng kể đối với nhu cầu vốn khả dụng tại các NHTM cũng nhƣ có thể giúp NHNN nhanh chóng kiểm sốt đƣợc tình hình lạm phát. Tuy nhiên, NHNN nên thận trọng và cân nhắc trƣớc khi sử dụng công cụ này, đồng thời cần kết hợp chặt chẽ đối với nghiệp vụ TTM nhằm tránh gây ra những tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ thống.

4.2.4 Nâng cao năng lực dự báo lạm phát

Trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan, trƣớc tiên NHNN phải nỗ lực trong việc thực hiện cải tổ cách thức hoạt động hệ thống thông tin nhằm đảm bảo độ tin cậy, tính đầy đủ và cập nhật kịp thời của dữ liệu trƣớc những diễn biến nền kinh tế, nhằm làm nền tảng cho cơng tác phân tích và dự báo. Song song đó, NHNN cần thảo luận với Tổng cục Thống Kê về việc hồn thiện phƣơng pháp tính cũng nhƣ cơng bố chỉ tiêu lạm phát trên cơ sở tham chiếu các chuẩn mực quốc tế nhằm đảm bảo tính khoa học cũng nhƣ tính hiệu quả của chỉ tiêu này. Và ngoài ra, việc đào tạo đội ngũ nhân lực thực hiện công tác dự báo cũng hết sức quan trọng nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao và chuyên sâu trong việc xây dựng cũng nhƣ vận hành mơ hình kinh tế lƣợng dự báo lạm phát, theo đó NHNN có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia về việc tƣ vấn cũng nhƣ đào tạo đội ngũ cán bộ này để phục vụ cho công tác điều hành CSTT của NHNN.

4.2.5 Cắt giảm thâm hụt ngân sách

Với thực tế lãng phí và kém hiệu quả trong chi tiêu công nhƣ hiện nay, rõ ràng CSTK là tác nhân có ảnh hƣởng vơ cùng quan trọng (hoặc quan trọng nhất) đối với tình hình bất ổn và tăng trƣởng kém phẩm chất trong thời gian qua. Vì vậy, địi hỏi nền kinh tế cần phải thực hiện cải cách toàn diện CSTK để đƣa mức ngân sách trở lại trạng thái cân bằng nhằm duy trì sự ổn định dài hạn. Theo đó, Chính phủ cần phải thể hiện sự quyết tâm hơn nữa trong việc thu hẹp vai trò của Nhà nƣớc trong các hoạt động kinh tế nhƣ: Sàn lọc các dự án kém hiệu quả, cắt giảm chi tiêu cơng, đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, hay thậm chí phải kiên quyết trong việc thi hành thủ

tục phá sản đối với các DNNN khơng có triển vọng nhằm tạo mơi trƣờng thuận lợi cho các DNTN có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực này.

Song, vấn đề quan trọng nhất đối với CSTK hiện nay vẫn là cần công khai và minh bạch hóa trong các vấn đề về thu chi NSNN. Nhƣng để làm đƣợc điều này địi hỏi việc hạch tốn NSNN phải đƣợc thực hiện dựa theo các chuẩn mực quốc tế và đƣợc quy định cụ thể trong Luật Ngân sách. Nhƣ vậy, việc tính tốn thâm hụt Ngân sách cần phải loại bỏ những khoản thu kém bền vững, cũng nhƣ cần phải tính đến các gánh nặng ngân sách phát sinh trong tƣơng lai (khoản vay không bão lãnh DNNN, chi trả lƣơng hƣu hay bảo hiểm y tế,..) để có đƣợc cái nhìn chính xác về tình hình tài khóa hiện tại. Nhƣ vậy, nếu Chính phủ và các cơ quan có liên quan vẫn khơng thay đổi quan điểm về vai trị của chi tiêu cơng cũng nhƣ chƣa đảm bảo đƣợc sự minh bạch trong các chính sách thì việc áp dụng CSLPMT sẽ là không khả thi hay nền kinh tế cũng chậm hồi phục và các bất ổn tài chính là rất dễ xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 105 - 110)