Lý do nên áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 75 - 77)

2.3 NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT

2.3.1 Lý do nên áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam

Trong thời gian qua, tỷ lệ lạm phát Việt Nam ln có nhiều biến động khi nhiều lúc ở mức hai con số, khi sụt giảm ở mức thấp hay thậm chí cịn mang giá trị âm. Đồng thời, nguyên nhân của lạm phát cũng gồm nhiều yếu tố khác nhau nhƣ cầu kéo, chi phí đẩy, sự dƣ thừa tiền trong lƣu thông, sự kỳ vọng lạm phát hay xuất phát từ chính sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan Nhà nƣớc, vì vậy địi hỏi các nhà hoạch định chính sách cần nhìn lại cơng tác điều hành CSTT một cách nghiêm túc. Theo đó, cơ chế điều hành CSTT trƣớc đây liệu có cịn phù hợp với những điều kiện kinh tế trong nƣớc ngày càng thay đổi nhất là khi diễn ra sự luân chuyển mạnh mẽ của dòng vốn quốc tế? Vì sao Việt Nam nên hƣớng đến áp dụng CSLPMT?

17

Điều này thể hiện khá rõ trong năm 2007, khi NHNN đã thực hiện nghiệp vụ trung hòa đến 90% nội tệ qua nghiệp vụ TTM sau khi mua vào ngoại tệ để bình ổn cung cầu trên thị trƣờng ngoại hối, tuy nhiên tốc độ

Liệu CSLPMT có thể đƣợc áp dụng ngay trong thời điểm hiện nay? Nhƣ vậy, các lý giải về sự cần thiết áp dụng CSLPMT tại Việt Nam gồm:

Thứ nhất, dễ thấy rằng việc theo đuổi CSTT đa mục tiêu trong thời gian qua đã dần bộc lộ rất nhiều hạn chế khi NHNN nhiều lúc chấp nhận bỏ qua mục tiêu lạm phát để gia tăng cung tiền, tài trợ thâm hụt ngân sách,..nhằm đảm bảo tốc độ tăng trƣởng kinh tế hay việc làm trong ngắn hạn, do đó khiến tỷ lệ lạm phát khơng cịn mang tính thị trƣờng mà chịu nhiều chi phối từ các yếu tố chủ quan nhƣ chính trị hay kỳ vọng lạm phát của công chúng. Hơn nữa, việc không quy định rõ ràng mục tiêu ƣu tiên của CSTT cũng làm hạn chế khả năng phản ứng lại của NHNN trƣớc các biến động thị trƣờng khi phải đắn đo trong việc đƣa ra các quyết định mà không làm ảnh hƣởng đến các mục tiêu khác, từ đó đặt NHNN trƣớc nhiều lựa chọn phức tạp. Do vậy, CSLPMT cho phép NHTW có thể tập trung vào một mục tiêu duy nhất là ổn định giá cả mà không bị chi phối quá nhiều bởi các mục tiêu khác.

Thứ hai, nhƣ đã trình bày, năng lực kiểm soát của NHNN đối với mục tiêu cung tiền M2 hiện nay còn rất nhiều hạn chế. Hơn nữa, mối tƣơng quan giữa cung tiền M2 với các mục tiêu cuối cùng của CSTT ngày càng ít chặt chẽ và kém rõ ràng. Vì vậy, việc áp dụng CSLPMT cho phép NHNN không cần quá quan tâm đến khối lƣợng tiền cung ứng mà thay vào đó là tập trung điều hành linh hoạt các công cụ CSTT nhằm đạt đƣợc mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Thứ ba, vấn đề làm thể nào để vừa kiềm chế lạm phát vừa đảm bảo tăng trƣởng tại Việt Nam là một bài tốn khó. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm một số quốc gia áp dụng CSLPMT điển hình là trƣờng hợp của New Zeanland, Brazil đã cho thấy việc ổn định giá cả trong trung hạn vẫn đƣợc đảm bảo trong khi vẫn cho phép những dao động ngắn hạn trong lạm phát nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trƣởng.

Thứ tư, trong quá trình tự do hóa dịng vốn mạnh mẽ nhƣ hiện nay, việc áp

dụng cơ chế neo tỷ giá cũng đang cho thấy sự hạn chế và kém linh hoạt trƣớc các điều kiện thay đổi của thị trƣờng. Vì vậy, việc áp dụng CSLPMT là một hƣớng đi phù hợp khi cho phép NHNN có thể phản ứng linh hoạt trƣớc các cú sốc, nhất là

trong điều kiện Việt Nam đang/sắp phải đối mặt với các vấn đề nhƣ sự bất ổn thị trƣờng tiền tệ quốc tế, sự tăng giá đồng USD do hiệu ứng FED tăng lãi suất hay khả năng duy trì mặt bằng lãi suất VND thấp để hỗ trợ kinh tế tăng trƣởng.

Tóm lại, các nhà quản lý hiện nay đã dần chấp nhận việc ổn định giá cả nhƣ là mục tiêu ƣu tiên cao nhất của CSTT và nỗ lực để duy trì mục tiêu đó. Với các biến động vừa qua, có thể thấy rằng CSLPMT là một lựa chọn tốt đối với công tác điều hành CSTT tại Việt Nam, nhất là khi các vấn đề lớn nhất của nền kinh tế trong vài năm gần đây về cơ bản chủ yếu duy trì ổn định vĩ mơ để kiến tạo đà tăng trƣởng kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên, để có thể áp dụng thành cơng CSLPMT địi hỏi một quốc gia phải có những tiền đề vĩ mơ thật sự ổn định, theo đó, tác giả sẽ tiếp tục đánh giá về khả năng đáp ứng các điều kiện tiên quyết tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại việt nam (Trang 75 - 77)