Đánh giá kết quả triển khai theo các tiêu chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng điện thoại di động của tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 70 - 89)

Cổng thanh tốn Ví điện tử

Quy mơ cung ứng dịch vụ

Danh mục tính năng

chưa đa dạng, chủ yếu thanh toán game và nội dung số

(15% người dùng được khảo sát

đánh giá ở thang điểm 0-3/5)

chưa đa dạng, chủ yếu thanh toán cước và nạp thẻ, tính năng mới và độc đáo chưa được phát triển

(17% người dùng được khảo sát đánh giá ở thang điểm 0-3/5)

Cổng thanh tốn Ví điện tử

Danh mục các ngân hàng, người bán liên kết

chưa đa dạng, chủ yếu là các nhà phát hành game

chưa đa dạng, chủ yếu là sản phẩm viễn thông do MobiFone tự sản xuất Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ hoặc số lượt khách hàng tập khách hàng lớn và phát triển nhanh chóng do có nền tảng từ tập thuê bao của MobiFone

tập khách hàng rất ít và bỏ dịch vụ cao

Doanh thu doanh thu trong 1 tháng của dịch vụ rất tốt và tiềm năng

doanh thu trong 9 tháng triển khai rất khiêm tốn

Chất lượng dịch vụ

Mức độ hài lịng, thỏa mãn của khách hàng

khơng phát sinh thiếu nại và tiếp nhận các ý kiến phàn nàn của khách hàng về chất lượng dịch vụ

chưa đáp ứng nhu cầu cho khách hàng trong thanh toán

Hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất

chưa sở hữu hạ tầng kỹ thuật do đó rất hạn chế và thiếu tính chủ động

chưa sở hữu hạ tầng kỹ thuật do đó rất hạn chế và thiếu tính chủ động

Vấn đề bảo mật, an tồn

khơng phát sinh các lỗ hổng về an toàn bảo mật dẫn đến khiếu nại của khách hàng

(56% người dùng được khảo sát

đánh giá ở thang điểm 4-5/5)

không phát sinh các lỗ hổng về an toàn bảo mật dẫn đến khiếu nại của khách hàng

(46% người dùng được khảo sát

đánh giá ở thang điểm 4-5/5)

Mức độ cạnh tranh về phí dịch vụ

mức phí 8% cạnh tranh so với các kênh thanh toán khác

(68% người dùng được khảo sát

đánh giá ở thang điểm 4-5/5)

thấp hơn so với các dịch vụ ví tương đương như Vimo, VTC pay, Vtpay

(68% người dùng được khảo sát

đánh giá ở thang điểm 4-5/5)

Trong bối cảnh của xã hội và thị trường Việt Nam hiện tại, việc thâm nhập lĩnh vực thanh toán điện tử của MobiFone sẽ phải đối diện với những khó khăn xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế như thói quen sử dụng tiền mặt của khách hàng, tâm lý e ngại khi không trực tiếp thấy hàng hóa khi thực hiện giao dịch…Ngoài ra

MobiFone có những khó khăn riêng như chưa được cấp phép về thực hiện các giao dịch ngân hàng, việc xây dựng kênh phân phối cũng rất khó khăn.

Hiện tại MobiFone đã có những bước đi đầu tiên trong việc phát triển dần dần dịch vụ cổng thanh tốn và ví điện tử từ năm 2016, thơng qua những kết nối, triển khai dịch vụ với một số đối tác như Vimo, các ngân hàng và mạng thanh toán như Vietcombank, Tienphongbank, mạng thanh toán Paynet, Smartlink, hay các nhà cung cấp dịch vụ nội dung (CP – Content provider)…Những cơ sở hợp tác này sẽ là tiền đề vững chắc trong việc phối hợp cùng MobiFone triển khai các dịch vụ thương mại. Có thể nhận định sau 1 năm triển khai chính thức cả 2 dịch vụ thanh toán trực tuyến trên mạng MobiFone đều có những điểm đạt và chưa đạt:

- Dịch vụ cổng thanh toán qua thẻ cào để thanh tốn game mang về những tín hiệu tốt đối với doanh thu nhưng vẫn đang trong giai đoạn định hình, sơ khai của dịch vụ cổng thanh toán thực sự.

- Trong khi đó, ví điện tử được triển khai bài bản với sự hợp tác của Vimo vẫn chưa khả quan, doanh thu hàng tháng dừng lại ở mức trên dưới 10 triệu đồng, quá khiêm tốn so với quy mô nhà mạng sở hữu hơn 30 triệu thuê bao, đồng thời việc hợp tác đang tạo sự lệ thuộc của MobiFone vào đối tác liên kết.

2.2.4.2. Những ưu và nhược điểm của kết quả triển khai a. Cổng thanh toán a. Cổng thanh toán

Những ưu điểm đối với dịch vụ cổng thanh toán

- Dịch vụ thanh toán Mpay qua hình thức nạp thẻ vào tài khoản để thanh toán game, dịch vụ nội dung số...trong năm 2016 vừa qua đạt doanh thu khả quan.

- Dịch vụ đã bước đầu tạo điều kiện cho dịch vụ cổng thanh toán thực sự đúng nghĩa được phát triển trên cơ sở kinh nghiệm triển khai vừa qua. Khách hàng phần nào cũng đã dần quen hơn với hình thức thanh tốn mới, tương đối đón nhận do tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian.

- Đồng thời, dịch vụ cho phép nhiều đối tác cung cấp game, nội dung số tham gia, giúp cho nội dung dịch vụ được đa dạng, cũng như qua mạng liên kết rộng, MobiFone có điều kiện để phát triển, định hình dịch vụ cổng thanh tốn trong thời gian tới.

Những nhược điểm đối với dịch vụ cổng thanh toán:

- Dịch vụ cổng thanh toán Mpay của MobiFone được đánh giá hiện chỉ dừng lại ở giai đoạn sơ khai của Cổng thanh toán tiêu chuẩn, chưa thực sự cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán kết nối giữa ngân hàng và các tổ chức chấp nhận thanh toán. Chưa sở hữu giấy phép hiện đang là trở ngại lớn của MobiFone trong chặng đường phát triển dịch vụ cổng thanh toán hoàn thiện, đúng nghĩa.

- Tỷ lệ phân chia hiện tại của dịch vụ thấp hơn tỷ lệ tại một vài doanh nghiệp, nhà mạng khác mà các đối tác đang liên kết. Do đó, dịch vụ chưa thực sự thu hút được nhiều các nhà phát hành kết nối và chuyển sản lượng thanh toán qua kênh này.

- Đến thời điểm hiện tại, dịch vụ chưa phát triển được hệ thống nạp thẻ trả game và ứng dụng rộng khắp do việc phát triển đại lý, ký hợp đồng, và thanh tốn hồn tồn là do bên đối tác thực hiện.

- Về phía MobiFone cũng chưa phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ cho phép khách hàng thanh toán theo phương thức này nên chưa thu hút được đông đảo khách hàng nạp tiền vào tài khoản, chủ yếu chỉ là giới game thủ.

b. Ví điện tử

Những ưu điểm với dịch vụ ví điện tử

- Khác với dịch vụ cổng thanh tốn Mpay, ví điện tử Vimo bước đầu được xem như ví điện tử tiêu chuẩn, được MobiFone tích hợp thêm nhiều tính năng, tiện ích hấp dẫn như rút tiền tại ATM Sacombank hay các chương

trình ưu đãi 2 lần qua chiết khấu thanh toán bằng Vimo và tận dụng khuyến mại ngày vàng 50% thẻ nạp….Có thể đánh giá, các chương trình khuyến mại được xây dựng bài bản, bên cạnh đó ứng dụng Vimo trên di động có tính thân thiện cao cho người dùng, không xảy ra gián đoạn, lỗi, hoặc sự cố trong quá trình sử dụng.

❖ Những nhược điểm đối với dịch vụ ví điện tử:

Hai vấn đề lớn nhất của ví điện tử Vimo hiện nay là sự lệ thuộc vào đối tác và chính sách truyền thơng để người dùng biết đến.

- Vimo được phát triển với phương thức là một sản phẩm đồng thương hiệu giữa MobiFone và Công ty cổ phần công nghệ Vimo. Trong mối quan hệ này, MobiFone chỉ cần tận dụng thương hiệu của mình và tập thuê bao hiện có, trong khi đó việc chuẩn bị giấy phép, triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho dịch vụ, phát triển các merchant, ngân hàng liên kết…lại do đối tác phụ trách. Chính vì vậy, MobiFone gần như thụ động trong vai trò triển khai dịch vụ, lệ thuộc nhiều vào đối tác. Việc quản lý kết quả kinh doanh, hay thu thập phản ánh thị trường cũng nằm ngồi phạm vi kiểm sốt của MobiFone.

- Các đội ngũ cán bộ trực tiếp triển khai của MobiFone ít tiếp xúc trực tiếp với thực tế triển khai nên cũng khơng có nhiều nhiều kinh nghiệm vận hành, và nhận diện được những rủi ro, cơ hội, khó khăn của dịch vụ. - Đồng thời, trong năm 2016 vừa qua, MobiFone chưa tập trung đẩy mạnh

kênh truyền thơng qua internet, báo đài, truyền hình cho dịch vụ mà hầu như dịch vụ chỉ được xuất hiện trên website của MobiFone, một số bài báo tại thời điểm đưa ra thị trường (lauching), cịn lại do Cơng ty cổ phần công nghệ Vimo truyền thông.

2.2.4.3. Phân tích nguyên nhân dẫn đến kết quả triển khai dịch vụ cổng thanh tốn và ví điện tử qua mạng điện thoại di động tại Tổng Cơng ty viễn tốn và ví điện tử qua mạng điện thoại di động tại Tổng Công ty viễn thông MobiFone

a. Nguyên nhân khách quan

Trong số các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến kết quả triển khai dịch vụ cổng thanh tốn và ví điện tử qua mạng điện thoại di động của MobiFone phải kể đến yếu tố từ khách hàng, các đối tác và những rào cản pháp lý.

- Yếu tố chính quyết định đến việc thành cơng của dịch vụ cổng thanh tốn, ví điện tử hay bất kỳ một sản phẩm tiện ích thanh tốn cơng nghệ cao chính là nhu cầu, thói quen, hành vi tiêu dùng của khách hàng. Người dân Việt

Nam hiện nay vẫn chưa thực sự làm quen với 2 hình thức thanh tốn này. Mặc dù đây sẽ là xu hướng thanh toán của tương lai, các dịch vụ ví

điện tử đều được cho rằng sẽ dần thay thế ví tiền truyền thống nhưng hiện tại thói quen của người dùng vẫn thích mang theo mình một chiếc ví. Trên thực tế, một phương thức thanh tốn mới như ví điện tử cũng như bất kỳ một dịch vụ nào khác cũng cần có thời gian để khách hàng tìm hiểu, trải nghiệm trước khi quyết định sử dụng thường xuyên.

- Ví điện tử xuất hiện rải rác từ năm 2009, nhưng chưa có một thương hiệu nào thực sự ghi được dấu ấn đối với người tiêu dùng. Tiềm năng

của dịch vụ cổng thanh tốn và ví điện tử thì khơng thể phủ nhận, nhưng việc quá nhiều trung gian thanh toán cũng khiến thị trường bị bội thực. Theo thống kê, tại Việt Nam có tới 20 đơn vị cung cấp dịch vụ ví điện tử, con số này gấp 2, gấp 3 lần so với Nhật, Mỹ, các quốc gia phát triển. Chính vì sự bão hịa về số lượng và thiếu đi chất lượng dẫn đến tình cảnh mặc dù ví điện tử trước đây được đầu tư nhiều vì niềm tin vào sự phát triển của thương mại điện tử, nhưng câu chuyện thương mại điện tử đến nay vẫn chưa đi tới đâu.

- Một khó khăn khác mà MobiFone gặp phải là việc xuất hiện liên tục những đối thủ cạnh tranh mới. Thứ nhất là chính các ngân hàng cũng đang thử nghiệm mơ hình Fintech (như VPBank với Timo, hoặc Maritime Bank với MEED) hoặc các ứng dụng Mobile Banking cũng thanh tốn đầy đủ các loại hóa đơn và nhiều dịch vụ khác. Ngoài ra, Banknetvn, sau khi sáp nhập vào Smartlink cuối năm 2014 thành thương hiệu NAPAS chiếm lĩnh thị

trường. Vì thế, có thể nhận định, rất khó để các doanh nghiệp mới tham gia và tồn tại được trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như vậy.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Nguyên nhân lớn nhất cho việc phát triển chậm chạp của dịch vụ trung gian thanh toán, đặc biệt là dịch vụ ví điện tử Vimo của MobiFone là chưa làm

chủ được giấy phép và công nghệ, phải đi mua công nghệ, hợp tác với đối tác để phát triển dịch vụ. Trong khi đó, muốn phát triển dịch vụ này

cần đến giải pháp công nghệ liên quan đến yếu tố di động, thiết bị di động (thanh tốn di động) và các hình thức thanh tốn giá trị thấp (vi thanh toán), ứng dụng sâu rộng vào đời sống thường nhật của người dùng, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay mặc dù với 1 số tính năng khác biệt so với sản phẩm ví khác để tạo dấu ấn riêng, nhưng Vimo cũng chưa đúng với khẩu vị của người dùng, để họ thấy sự khác biệt và thuận tiện hơn giữa ví điện tử với các hình thức thanh tốn khác trong khi đa số người dùng mới chỉ biết đến ví điện tử như một cơng cụ để mua/trả cước điện thoại, thanh toán online.

- Bị lệ thuộc rất nhiều vào đối tác, khơng giữ vai trị kiểm sốt trong mối quan hệ hợp tác, nhân lực của MobiFone cũng khơng có điều kiện để tiếp xúc, xử lý chun mơn để tích lũy kinh nghiệm. Đối với sản phẩm ví điện tử Vimo, vai trị lệ thuộc khiến MobiFone khơng làm chủ được dịch vụ và công tác truyền thông. Hơn thế, doanh thu thu được từ 2 dịch vụ này phải chia sẻ đáng kể cho đối tác trong khi các chi phí phát triển thuê bao di động hàng năm lại do MobiFone chi trả.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, Luận văn đã đưa ra thực trạng triển khai dịch vụ cổng thanh tốn và ví điện tử trên mạng di động tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

MobiFone là nhà mạng đứng thứ hai thị trường di động tại Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp, sở hữu tiềm lực về tài chính, con người…làm địn bẩy quan trọng cho việc việc phát triển những dịch vụ mới như cổng thanh tốn và ví điện tử. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, dịch vụ trung gian thanh toán cung cấp bởi các tổ chức phi ngân hàng vẫn chưa thực sự bùng nổ mặc dù thương mại điện tử và các nền tảng viễn thơng, internet đã hồn toàn đáp ứng. Rõ ràng, người tiêu dùng vẫn chưa đón nhận dịch vụ này bởi thói quen thanh tốn truyền thống khơng dễ dàng thay đổi và những băn khoăn về chất lượng vẫn còn nhiều.

Tuy nhiên, tính cần thiết của việc xây dựng 2 dịch vụ này đối với MobiFone là khơng thể phủ nhận. Đó là lý do trong năm 2016, MobiFone đồng loạt triển khai 2 dịch vụ này với tên gọi là cổng thanh tốn Mpay và ví điện tử Vimo. Kết quả đạt được sau quá trình triển khai chưa đầy 1 năm có những điểm đạt và chưa đạt, tuy nhiên thời gian triển khai chưa đủ dài để có thể đánh giá chính xác về hiệu quả dịch vụ. Vì vậy, Đề tài đã đi sâu vào phân tích nguyên nhân, tác động ảnh hưởng đến việc triển khai.

Từ kết quả nghiên cứu của Chương 2, đề tài sẽ đề xuất những giải pháp, hướng phát triển cho hai dịch vụ trong Chương 3.

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỔNG THANH TỐN VÀ VÍ ĐIỆN TỬ QUA MẠNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE

3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển dịch vụ cổng thanh tốn và ví điện tử trên mạng điện thoại di động tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone trên mạng điện thoại di động tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

3.1.1. Định hướng phát triển dịch vụ cổng thanh tốn và ví điện tử 3.1.1.1. Dịch vụ cung cấp

Căn cứ trên thực tế thị trường, và tiềm năng ở thị trường Việt Nam, MobiFone sẽ phát triển dịch vụ thanh toán trên di động với cả 02 hình thức cổng thanh tốn và ví điện tử. Trong đó:

- Đối với dịch vụ cổng thanh toán: cần phải được phát triển theo đúng bản chất là một cổng thanh tốn đảm nhiệm vai trị kết nối kết nối giữa các đơn vị chấp nhận thanh tốn và ngân hàng thay vì là hình thức cung cấp thanh toán game và dịch vụ nội dung số qua sử dụng tài khoản trung gian được nạp tiền bằng thẻ cào viễn thông hiện nay.

- Đối với dịch vụ ví điện tử: MobiFone cần phát triển thêm các tính năng mới, từng bước làm chủ được cơng nghệ và vận hành, thốt ly sự phụ thuộc đối tác để chủ động truyền thông, bán hàng và giảm bớt doanh thu chia sẻ với đối tác.

3.1.1.2. Kênh cung cấp dịch vụ tới khách hàng

Các kênh có thể triển khai bao gồm: SMS, USSD, wapsite, website, ứng dụng. Với xu thế công nghệ đang dẫn dắt hành vi tiêu dùng, MobiFone dự kiến sẽ định hướng chú trọng nhất vào mảng xây dựng ứng dụng trên điện thoại thông minh để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng điện thoại di động của tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 70 - 89)