Bài học cho các doanh nghiệp tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng điện thoại di động của tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 45 - 48)

1.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử trong

1.3.3. Bài học cho các doanh nghiệp tại Việt Nam

1.3.3.1. Tích hợp cơng nghệ hiện đại vào dịch vụ để thu hút và tạo sự tiện lợi cho người dùng

Ví điện tử là một sản phẩm công nghệ thông tin kết hợp giữa dịch vụ mobile banking và ứng dụng trên thiết bị điện thoại thông minh. Do đó, các doanh nghiệp tại những quốc gia lớn thường tập trung đầu tư nghiên cứu công nghệ để phát triển nhiều tiện ích thanh tốn nhanh, tiện lợi và sáng tạo nhưng thân thiện với người dùng. NFC

hay quét mã vạch (QR code) là hai trong số những công nghệ đột phá được triển

khai rộng rãi tại Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ…và được người dùng đón nhận, mang về thương hiệu cho các doanh nghiệp. Do đó, trong thời gian tới, các ví điện tử tại Việt Nam cũng cần đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát minh hoặc tranh thủ công nghệ trên thế giới để đưa những tiện ích tiên tiến đến gần hơn với người dùng.

1.3.3.2. Chú trọng khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất đối với việc sử dụng công nghệ mới

Nhật Bản là quốc gia đã áp dụng NFC để phát triển ví điện tử rất sớm ngay từ 2004 và đến thời điểm này đã có khoảng 100 triệu người đăng ký dịch vụ thanh toán di động qua công nghệ NFC gọi là FeliCaoh yeah. Mặc dù vậy, Nhật Bản cũng đang cố gắng để tiêu chuẩn hóa cơng nghệ của họ để phù hợp hơn với thế giới.

Trong khi ứng dụng thanh toán di động ở Nhật Bản đã phát triển từ rất lâu, ở những nơi khác trên thế giới mới chỉ thử nghiệm trong thời gian 6-8 năm trở lại đây, đặc biệt là ở các quốc gia châu Âu và một vài vùng ở Mỹ. Google Wallet cũng là ứng dụng phát triển bởi công ty công nghệ hàng đầu thế giới nhưng cũng chưa thực sự đột phá do vướng rào cản về cơ sở vật chất hỗ trợ thanh toán NFC tại các cửa hàng

bán lẻ, và xu hướng tiêu dùng của người dân Mỹ.

Tại Việt Nam, triển khai từ năm 2010, Momo là dịch vụ ví điện tử trên di động đáng chú ý đầu tiên tại Việt Nam. Sau 7 năm triển khai, số lượng các giao dịch thanh tốn khác nói chung cịn ít và giá trị chưa cao. Có 02 nguyên nhân chủ yếu:

- Sự hạn chế của hình thức triển khai qua Sim Tookit. Khách hàng không hào hứng với việc phải tới cửa hàng để đổi Sim.

- Các hàng hóa, dịch vụ chấp nhận thanh tốn qua MoMo cịn ít, chưa đa dạng và chưa đáp ứng được nhu cầu phong phú của khách hàng.

Rút kinh nghiệm từ việc triển khai dịch vụ cổng thanh tốn và ví điện tử trong nước và trên thế giới, việc phát triển các dịch vụ cổng thanh tốn và ví điện tử dù

mang tính nội địa hóa để thích nghi mới mơi trường địa phương nhưng vẫn cần đi theo tiêu chuẩn chung của thế giới. Đồng thời, các nhà mạng cần có sự học hỏi

kinh nghiệm triển khai thực tế của các doanh nghiệp viễn thông lớn trên thế giới như NTT Docomo rất thành cơng với sản phẩm ví điện tử của họ bằng cơng nghệ thanh toán NFC hiện đại và sáng tạo. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của việc cung cấp dịch vụ này vẫn là người tiêu dùng phải mua hàng tại các điểm bán hàng có thiết bị đầu

cuối tương thích, do đó các nhà mạng phải tính tốn đến giải pháp kết nối, hợp tác

với các nhà cung cấp dịch vụ để đáp ứng nhu cầu sử dụng rộng rãi của khách hàng. Thêm nữa, bài tốn về chi phí phát triển và chính sách chi trả, chia sẻ doanh thu cho các nhà cung cấp dịch vụ cũng cần phải xét đến khi nhà mạng đầu tư quá lớn vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật với công nghệ cao và phải nâng cấp thường xuyên để mở rộng tính năng và năng lực xử lý khối lượng giao dịch tăng dần trong tương lai. Vì vậy, các doanh nghiệp viễn thơng tại Việt Nam cũng cần tham khảo thêm tỷ lệ chia sẻ doanh thu và nguyên tắc hợp tác với các đối tác (mẫu hợp đồng khung, cam kết bảo mật…) để đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp và khách hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 của Đề tài đã giải quyết các vấn đề về cơ sở lý luận về dịch vụ cổng thanh tốn và ví điện tử trên di động thơng qua việc đưa ra khái niệm, vai trị và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển hai dịch vụ này của các nhà mạng. Trong xu thế phát triển và vận động không ngừng của công nghệ, kèm theo sự chuyển dịch của di động truyền thống, việc triển khai dịch vụ cổng thanh tốn và ví điện tử vừa là yêu cầu vừa là giải pháp cho các doanh nghiệp viễn thơng để tìm kiếm những cơ hội phát triển mới.

Bên cạnh đó, đề tài cũng đã nghiên cứu các kinh nghiệm, cách thức triển khai của các doanh nghiệp có thương hiệu trong lĩnh vực này trong nước và trên thế giới từ đó rút ra những bài học chung cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Thời điểm và tốc độ phát triển của hai dịch vụ nói trên ngay cả trên thế giới hiện nay vẫn là một ẩn số, và phần lớn tính quyết định nằm ở xu hướng tiêu dùng. Do đó, các doanh nghiệp ln phải sẵn sàng các phương án, kế hoạch chuẩn bị cho cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Chương 1 của Đề tài sẽ là cơ sở lý luận quan trọng cho việc phân tích thực trạng triển khai dịch vụ cổng thanh tốn và ví điện tử qua điện thoại di động tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỊCH VỤ CỔNG THANH TỐN VÀ VÍ ĐIỆN TỬ QUA MẠNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng điện thoại di động của tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 45 - 48)