Tại Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng điện thoại di động của tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 39 - 41)

1.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử trong

1.3.1.2. Tại Nhật Bản

a. Thành công trong việc triển khai rộng rãi và sử dụng cơng nghệ NFC

Chiếc ví điện tử tiên phong trong việc sử dụng công nghệ giao tiếp tầm ngắn NFC (Near field Communication) xuất hiện ở Nhật từ năm 2004 do nhà cung cấp dịch vụ lớn nhất nước này là NTT DoCoMo phát triển. NFC là công nghệ kết nối không dây phạm vi tầm ngắn trong khoảng cách 4 cm, sử dụng cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị khi có sự tiếp xúc trực tiếp hay để gần nhau. Do khoảng cách truyền dữ liệu khá ngắn nên giao dịch qua công nghệ NFC được xem là

an toàn. Với tên gọi theo tiếng địa phương là osaifu-keitai, ví điện tử đã được sử dụng trên 300.000 kênh bán lẻ trên khắp đất nước Nhật Bản. Osaifu-keitai được đánh giá là 1 bước đi đột phá trong công nghệ của NTT Docomo, thu hút rất nhiều người sử dụng thông qua việc đưa chiếc điện thoại do Docomo phát triển trở thành cơng cụ thanh tốn tiện dụng. Loại điện thoại di động + ví điện tử này đã được tung ra vào tháng 7/2004, từ con số 1 triệu chiếc được bán ra vào tháng 12/2004 thì đến 2016 đã lên tới 100 triệu chiếc. Hầu hết các điện thoại di động có trang bị hệ thống thẻ từ Felica tại Nhật đều có thể sử dụng loại dịch vụ tài chính hiện đại và thơng minh này. Osaifu-keitai hiện được sử dụng rộng rãi như tiện ích thanh toán từ những gian hàng nhỏ, những cửa hàng lớn, những nhà hàng, cho tới siêu thị, những cửa hàng bán lẻ... Việc NTT Docomo xây dựng lên hệ thống các điểm chấp nhận thanh toán như vậy đã tạo điều kiện để dịch vụ này phát triển. Đồng thời, qua việc ghi lại các giao dịch, các siêu thị có thể phân tích hành vi mua sắm của khách hàng để tạo ra những chương trình cho khách hàng thân thiết (loyalty programs). NTT Docomo còn sử dụng chiến lược truyền thông tới người dùng thông qua thông điệp: sử dụng bằng giao dịch điện tử sẽ góp phân tích cực tiết kiệm và đồng thời bảo vệ mơi trường.

Sở dĩ Osaifu-keitai có thể đạt những bước tiến lớn như vậy bởi vì DoCoMo chiếm thị phần rất lớn trong ngành công nghiệp này. DoCoMo đã đầu tư 900 triệu USD để đạt được 34 % vốn vào Sumitomo Mitsui Card- hãng thẻ tín dụng lớn thứ 2 của Nhật. Sau đó, hãng cung cấp thẻ tín dụng này đã bắt đầu phát triển những máy thanh toán tiền và ATM được sử dụng với các thiết bị cầm tay của DoCoMo. Vì vậy DoCoMo dễ dàng nắm thế độc quyền về thị trường này và hãng này có tới gần 50 triệu thuê bao tại thời điểm ra mắt dịch vụ khiến cho tiền điện tử rất thành công tại Nhật Bản.

b. Hạn chế trong việc trang bị các thiết bị tương thích với cơng nghệ NFC tại cửa hàng

Trở ngại lớn nhất thời điểm đó là người tiêu dùng phải mua hàng tại các điểm bán hàng có trang bị thiết bị đầu cuối tương thích. Ở Nhật đã có khoảng 78.000 gian

hàng có thiết bị hỗ trợ dịch vụ Osaifu-Keitai và 25.000 gian hàng dùng dịch vụ thẻ tín dụng (Thu Trang 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng điện thoại di động của tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)