Ví điện tử Momo hợp tác với Vinaphone

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng điện thoại di động của tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 43 - 44)

1.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử trong

1.3.2.2. Ví điện tử Momo hợp tác với Vinaphone

a. Thông tin chung

Ngày 29/10/2010, mạng di động VinaPhone phối hợp Công ty Cổ phần Dịch vụ Di Động Trực tuyến (cịn gọi là M_Service) đã chính thức giới thiệu dịch vụ ví điện tử MoMo qua ứng dụng được tích hợp trên SIMCARD. Đây cũng là dịch vụ đầu tiên ở Việt Nam cho phép người tiêu dùng thực hiện các giao dịch thanh toán điện tử trên điện thoại di động. Sau khi được 2 nhà đầu tư chiến lược là Standard Chartered Private Equity và Goldman Sachs cung cấp 1 khoản đầu tư trị giá 28 triệu USD năm 2016, Momo đang trở thành 1 trong những đại diện Fintech tiêu biểu sở hữu ứng dụng trên điện thoại thông minh với hơn 1 triệu người dùng với hơn 100 dịch vụ tiện ích, bao gồm chuyển tiền, thanh tốn hóa đơn, thu hộ-chi hộ và thương mại trên di động.

b. Các dịch vụ của ví điện tử Momo

Ví điện tử MoMo được tích hợp sử dụng trên MaxSIM của Vinaphone hoặc khách hàng có thể tải ứng dụng ví MoMo về điện thoại. Cung cấp đa dạng các dịch vụ chuyển/nhận tiền bằng số điện thoại; nạp/rút tiền; thanh tốn hơn 100 hóa đơn/dịch vụ các loại như điện, nước, Internet, truyền hình Cáp, điện thoại, vay tiêu dùng (Home Credit, FE Credit, Prudential Finance…), các dịch vụ thương mại điện tử…liên kết với 24 ngân hàng nội địa và thẻ thanh toán quốc tế Visa, Master, JCB

c. Phí dịch vụ

Phí dịch vụ của Momo đánh giá chung là cạnh tranh với các sản phẩm ví tương đương, và có tính định hướng tiêu dùng rõ ràng. Chẳng hạn, với những dịch vụ chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng, tài khoản ví đến 1 số điện thoại bất kỳ được Momo khơng tính phí giao dịch, tuy nhiên chủ thuê bao phải lập, đăng ký tài khoản ví theo link gửi kèm tin nhắn thì mới nhận được tiền. Đây là cách Momo phát triển thêm khách hàng.

Chi tiết Phí dịch vụ Momo tại Phụ lục 4 và Phụ lục 5 của Luận văn.

d. Hệ thống cửa hàng

Hiện tại hệ thống Momo có khoảng 4.000 cửa hàng trên tồn quốc, trong đó 50% các cửa hàng được mở tại miền Nam, 30% tại miền Bắc, còn lại tại miền Trung. Các cửa hàng MoMo từ các tiệm vàng, tiệm tạp hóa đến các cửa hàng điện thoại tập trung ở các khu dân cư, chợ, bến xe, khu công nghệ/khu chế xuất…Để trở thành một điểm giao dịch MoMo, chủ cửa hàng phải có giấy phép kinh doanh từ 1 năm trở lên.

e. Kết quả kinh doanh

Đến tháng 9/2015, MoMo đã cán mốc 1 triệu người dùng ứng dụng MoMo. Momo là một trong những ví điện tử điển hình được xây dựng, triển khai bài bản và tạo được thương hiệu, hình ảnh trên thị trường Việt Nam trong nhiều năm. Dù vậy, theo Momo công bố, hiện M_Service vẫn chưa đạt đến điểm hòa vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng điện thoại di động của tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 43 - 44)