Bảng giá dự kiến của dịch vụ cổng thanh toán Mpay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng điện thoại di động của tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 89)

Năm 2017 2018 2019 2020

Thuê bao tháng của dịch vụ (vnđ/tháng) 5.000 7.000 7.000 8.000 Phí tra cứu tài khoản ngân hàng (vnđ/giao dịch) 500 500 1.000 1.000 Phí chuyển tiền cùng ngân hàng (vnđ/giao dịch) - - 1.000 1.000 Phí chuyển tiền liên ngân hàng (vnđ/giao dịch) 10.000 10.000 12.000 12.000

Phí chuyển tiền quốc tế (vnđ/giao dịch) - - - -

Năm 2017 2018 2019 2020

Tỷ lệ % thu của các doanh nghiệp đối với các giao dịch thanh tốn hóa đơn từ dịch vụ (%/tổng số tiền giao dịch)

1% 1% 1,5% 1,5%

Lãi suất tiền gửi ngân hàng (%/năm) 5% 5% 5% 5%

Dự kiến về kết quả sử dụng dịch vụ của khách hàng trong thời gian tới: Bảng 3.4: Dự kiến kết quả sử dụng dịch vụ cổng thanh toán Mpay

Năm 2017 2018 2019 2020

Số thuê bao 150.000 255.000 357.000 428.400

Số giao dịch tra cứu xem thơng tin tài khỏan (trung bình lần/th bao/tháng)

1 1 2 2

Số giao dịch chuyển tiền cùng ngân

hàng (lần/thuê bao/tháng) 0,8 0,8 1 1

Số giao dịch chuyển tiền liên ngân

hàng (lần/thuê bao/tháng) 0,10 0,20 0,30 0,50

Số giao dịch chuyển tiền quốc tế

(lần/thuê bao/tháng) - - - -

Số tiền thanh tốn hàng tháng

(Trung bình/th bao/tháng) 200.000 300.000 400.000 500.000

Ghi chú: Số thuê bao được xây dựng trên nguyên tắc trung bình của 10 dịch vụ giá trị gia tăng (cùng nhóm với dịch vụ cổng thanh tốn) của MobiFone trong 5 năm

Dự kiến doanh thu của dịch vụ:

Bảng 3.5: Dự kiến doanh thu dịch vụ cổng thanh toán Mpay

(Đơn vị: triệu VNĐ)

Năm 2017 2018 2019 2020

Thuê bao dịch vụ 9.000 21.420 29.988 41.126,4

Tra cứu thông tin tài khoản 900 1.530 8.568 10.281,6

Chuyển tiền cùng ngân hàng - - 4.284 5.140,8

Chuyển tiền liên ngân hàng 1.800 6.120 15.422,4 30.844,8

Chuyển tiền quốc tế - - - -

Năm 2017 2018 2019 2020

Doanh thu từ giao dịch thanh toán 3.600 9.180 25.704 38.556

Lãi tiền gửi ngân hàng 180 459 1.285 1.928

TỔNG 15.480 38.709 85.252 127.877

Với những giả thiết như trên thì doanh thu trong những năm 2017 và 2018 do dịch vụ mới bắt đầu triển khai nên mới chỉ dừng ở tổng doanh thu 15,5 tỷ và 38,8 tỷ. Sang đến năm 2019 và 2020 dịch vụ đã trở nên hồn thiện hơn, có tập khách hàng đơng đảo hơn nên doanh thu sẽ tăng lên 85,2 tỷ năm 2019 và 127,9 tỷ năm 2020. Với số liệu dự tính như trên cho ta thấy tiềm năng của dịch vụ trong tương lai là rất lớn.

3.5. Lộ trình và các giải pháp phát triển dịch vụ ví điện tử của Tổng Công ty Viễn thông MobiFone thông MobiFone

3.5.1. Lộ trình triển khai

Người nghiên cứu đề ra kế hoạch gồm 2 giai đoạn trong việc cung cấp và phát triển dịch vụ ví điện tử trên mạng MobiFone như sau:

- Giai đoạn 1 (05/2017-12/2018): Đây là giai đoạn hồn thiện tính năng Momo

- Giai đoạn 2 (từ 01/2019): Sau khi MobiFone Plus có kinh nghiệm triển khai cổng

thanh tốn và giấy phép cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán, chuyển hợp tác từ Công ty Vimo sang MobiFone Plus.

3.5.2. Các giải pháp triển khai

3.5.2.1. Bổ sung danh sách các ngân hàng có thị phần thẻ lớn tại Việt Nam để liên kết tài khoản ví kết tài khoản ví

Hiện nay, tại một số ví điện tử trên thế giới và Việt Nam, tính năng liên kết tài khoản ví với thẻ ngân hàng đã được triển khai, cho phép người dùng tích hợp một tài khoản ngân hàng vào tài khoản ví điện tử của mình. Tiện ích này giúp người dùng loại bỏ đi sự bất tiện khi phải nhập thông tin cá nhân mỗi lần nạp tiền vào ví từ tài khoản ngân hàng, giảm bớt lo lắng thường xuyên về tính bảo mật thơng tin khi giao dịch trên ví thơng qua giải pháp liên kết thuận tiện, nhanh chóng và an tồn qua nhiều lớp bảo vệ như mật khẩu ứng dụng, mã OTP (One time password) liên kết.

Vimo hiện đã cho phép khách hàng của mình có thẻ 1 trong 12 loại thẻ bao gồm Visa, Mastercard, Sacombank, Agribank, PG bank, GP bank, Saigon Bank, Sea Bank, Bac A Bank, Eximbank, NCB, Nam A Bank, AB Bank, Maritime bank, SCB có thể liên kết trực tiếp với tài khoản ví điện tử. So sánh với Momo, Vimo nổi trội hơn hẳn về số lượng ngân hàng tuy nhiên VCB là một trong những ngân hàng sở hữu số lượng thẻ lớn nhất hiện nay thì Vimo chưa đi đến được thỏa thuận liên kết với ngân hàng này. Bên cạnh đó, VTC và BIDV đã hợp tác để cung cấp tiện ích liên kết thẻ BIDV với tài khoản ví VTC Pay. Đây là một điểm hạn chế của Vimo cần phải khắc phục.

Do đó, trong thời gian tới, Vimo cần phải làm việc với nhiều ngân hàng có thị phần thẻ cao để phát triển danh sách các thẻ liên kết với tài khoản ví, như VCB, BIDV....

Thời gian triển khai: Từ giai đoạn 1.

3.5.2.2. Bổ sung tính năng quét QR code (Quick Response Code) cho ví điện tử

Tại Ấn Độ, giữa năm 2015, hãng Visa ra mắt mVisa, một phương pháp hoàn toàn mới để chi trả và nhận thanh tốn dựa trên cơng nghệ mã QR và điện thoại di động. Người tiêu dùng có thể tải ứng dụng về smartphone rồi kết nối thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng Visa hoặc tài khoản trả trước với ứng dụng mVisa một cách rất an tồn. Thay vì yêu cầu lắp đặt các thiết bị tốn kém, khiến nhiều điểm chấp nhận thẻ khơng mặn mà thì tất cả những gì mVisa cần chỉ là một mã QR. Điều này không chỉ làm giảm đáng kể các rào cản gia nhập cho những đơn vị chấp nhận thẻ mà nó cịn cho phép những đơn vị chấp nhận thẻ khơng có vị trí hoạt động cố định áp dụng thanh toán điện tử dễ dàng.

Hiện nay, VTC Pay hay Momo cũng đã áp dụng công nghệ này. VTC Pay của VTC đã triển khai công nghệ quét QR code tại khoảng 20 cửa hàng cà phê và taxi Long Biên bao gồm QR code vật lý (hay còn gọi là quét mẽ Merchant) và QR code điện tử. Momo còn thực hiện ưu đãi tặng 30.000 đồng cho khách hàng khi áp dụng quét QR code tại Coffee House, chuỗi cửa hàng cà phê sở hữu trên 28 địa điểm tại Hà Nội và Hồ Chí Minh (tính đến 08/2016), thu hút 10.000 lượt khách mỗi ngày. Rõ ràng công nghệ này tạo sự thuận tiện rất lớn cho người dùng khi thực hiện thanh tốn tại các điểm có nhiều người trẻ như nhà hàng, taxi, rạp chiếu phim…

Do đó, Vimo của MobiFone sẽ cần nghiên cứu và đưa tính năng này vào ứng dụng ví điện tử tại các điểm giao dịch, các địa điểm liên kết thanh toán như quán cà phê, rạp chiếu phim, nhà hàng, taxi, shop thời trang…mang lại trải nghiệm mới cho người dùng.

Thời gian triển khai: Từ giai đoạn 1.

3.5.2.3. Bổ sung tính năng NFC (công nghệ kết nối không dây tầm ngắn) cho ví điện tử

Nhật Bản cũng là quốc gia đã áp dụng NFC rất sớm. Vào tháng 7/2004, chiếc điện thoại đầu tiên hỗ trợ NFC để thanh toán di động đã được ra mắt tại Nhật Bản và hiện đã có khoảng 100 triệu người đăng ký dịch vụ thanh tốn di động qua cơng nghệ NFC. Một số thành phố lớn ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, chẳng hạn San Francisco đã áp dụng NFC trong việc thanh toán tại các bãi đỗ xe.

Tại Việt Nam, ví điện tử VTC Pay là đơn vị tiên phong trong triển khai công nghệ này từ năm 2016. Tuy nhiên, một vướng mắc là công nghệ NFC qua App VTC Pay mới này tạm thời chỉ dành riêng cho hệ điều hành Android. Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng với những người ưa thích cơng nghệ thì NFC là một giải pháp thanh tốn thơng minh và thu hút người dùng cần được phát triển.

Để cạnh tranh, Vimo cũng cần học hỏi kinh nghiệm triển khai NFC của VTC Pay, nghiên cứu cơng nghệ để từ đó trở thành 1 trong những ví điện tử tiên phong trong sử dụng cơng nghệ này tại Việt Nam. Tuy nhiên, cần lưu ý về khả năng sử dụng ứng dụng này trên nhiều hệ điều hành khác nhau của điện thoại.

Thời gian triển khai: Từ giai đoạn 1.

3.5.2.4. Tăng số lượng các điểm giao dịch, đặt mục tiêu đến 2019 sở hữu 1.100 đại

Tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực nông thôn, hệ thống mạng lưới điểm giao dịch đang là điểm yếu lớn không chỉ của Vimo, mà là của tất cả các doanh nghiệp sở hữu ví điện tử hiện nay như Momo, Payoo…Momo với hơn 4.000 điểm giao dịch trên tồn quốc, có xây dựng tính năng đánh giá điểm giao dịch trên ứng dụng ví nhưng hầu như

các đánh giá đều phàn nàn về thái độ phục vụ kém, hoặc điểm giao dịch đã ngừng cung cấp dịch vụ. Như vậy con số 4.000 điểm chỉ là danh nghĩa.

Nhìn từ thực tế đó, Vimo cần phải xây dựng mạng lưới điểm giao dịch trên cơ sở: - Tiếp tục tận dụng đại lý bán thẻ MobiFone hiện nay để đảm bảo số lượng và

vị trí tiện lợi cho khách hàng (hơn 1.100 đại lý các cấp)

- Xây dựng chỉ tiêu, yêu cầu để trở thành đại lý giao dịch của MobiFone - Xây dựng chính sách chia sẻ doanh thu hấp dẫn hơn để các điểm giao dịch

cảm thấy hấp dẫn, có thái độ tốt khi phục vụ khách hàng

- Xây dựng tính năng đánh giá điểm giao dịch cho khách hàng, hệ thống quản lý các điểm giao dịch

- Kiểm tra thường xuyên, đột xuất các giao dịch tại các điểm giao dịch

- Đào tạo, tập huấn trình độ giao dịch viên tại cửa hàng, xây dựng hệ thống tra cứu dịch vụ cho các giao dịch viên

3.5.2.5. Bổ sung danh sách các đối tác liên kết

Đối tác hiện nay của Vimo còn hạn chế cho các dịch vụ thanh tốn hóa đơn điện, internet, truyền hình…Trong khi đó, Momo đã mở rộng sang cả đặt vé xem phim của CGV, hay đặt vé máy bay của Jetstar. Đây là xu hướng tiêu dùng của giới trẻ, với số lượng, quy mơ lớn. Vì vậy, MobiFone cũng cần lập danh sách các đối tác liên kết để đàm phán hợp tác với chính sách chia sẻ doanh thu hấp dẫn để cho phép khách hàng sử dụng ví điện tử có nhiều trải nghiệm hơn với nhiều dịch vụ, sản phẩm khác nhau thay vì danh mục đơn điệu hiện nay. Danh sách đối tác tương tự như đề xuất tại Mục b (3.4.2.3) đối với dịch vụ cổng thanh toán Mpay để tận dụng ký kết hợp tác trong nhiều dịch vụ.

3.5.2.6. Chuyển hợp tác từ đối tác hiện tại sang hợp tác với công ty con của MobiFone trên thương hiệu Vimo ban đầu MobiFone trên thương hiệu Vimo ban đầu

Sau khi MobiFone Plus có kinh nghiệm triển khai cổng thanh tốn và giấy phép cung cấp dịch vụ trung gian thanh tốn, chuyển hợp tác từ Cơng ty Vimo sang MobiFone Plus. Việc thực hiện này diễn ra ở Giai đoạn 2. Vimo lúc này sẽ được kế thừa từ phiên bản hợp tác ban đầu giữa Công ty Vimo và MobiFone.

Sau giai đoạn thay đổi đối tác cùng phát triển Vimo, MobiFone và MobiFone Plus chủ yếu sẽ tập trung vào phát triển mạng lưới các nhà liên kết, đẩy mạnh và chủ động truyền thông để gia tăng người dùng, giảm thiểu bớt sự chia sẻ doanh thu ra bên ngoài.

3.5.2.7. Sử dụng chủ đạo các truyền thông hiện đại để phân phối dịch vụ ví điện tử đến khách hàng đến khách hàng

Trong thời gian tới, MobiFone và các đối tác cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động truyền thông, giới thiệu dịch vụ đến khách hàng, đặc biệt là những khách hàng trẻ tuổi qua các kênh:

- Mạng xã hội nơi tập trung nhiều người trẻ và có mức độ lan truyền nhanh (chẳng hạn Facebook, Zalo…)

- Đối tác, các nhà phát hành game phối hợp với MobiFone truyền thông trên các diễn đàn game thủ, các diễn đàn công nghệ, website…

- Truyền thông qua kênh đặc thù của MobiFone là tin nhắn, cuộc gọi tự động. - Truyền thông qua quảng cáo trên các ứng dụng game, các ứng dụng được nhiều

người sử dụng

- Truyền thơng dựa trên tính năng chia sẻ (share) của ứng dụng ví điện tử để người chia sẻ và người nhận chia sẻ đều được hưởng ưu đãi. Đây là cách làm mới được nhiều doanh nghiệp ứng dụng.

3.5.2.8. Xây dựng các chính sách khuyến mại khác nhau tới khách hàng sử dụng dịch vụ ví điện tử dịch vụ ví điện tử

Đề xuất ưu tiên các chính sách khuyến mại định kỳ và đột xuất cho các khách hàng sử dụng dịch vụ cổng thanh toán Mpay như sau:

- Liên kết với người bán để tặng coupon, mã hoặc phiếu giảm giá mua hàng, qua đó cũng thúc đẩy khách hàng quay lại mua hàng và thanh tốn qua ví điện tử - Cho khách hàng nạp thẻ viễn thơng, thanh tốn các hóa đơn qua cổng Mpay với

chiết khấu ưu đãi. Để làm được điều này, MobiFone phải thương thảo với các đối tác để quyết định mức chiết khấu và tỷ lệ chịu chiết khấu của mỗi bên.

- Tổ chức và truyền thơng các chương trình bốc thăm trúng thưởng. download by : skknchat@gmail.com

3.5.3. Dự kiến kết quả

Bảng 3.6: Dự kiến doanh thu dịch vụ ví điện tử Vimo

Năm 2017 2018 2019 2020

Thuê bao dịch vụ 1.500 6.450 13.545 46.053

Doanh thu nạp tiền (triệu đồng) 216 929 1.950 6.632

Trong đó

Tỷ lệ thuê bao nạp tiền 80% 80% 80% 80%

Phí nạp tiền (đồng/tháng) 3.000 3.000 3.000 3.000

Số lần nạp trung bình/tháng 10 10 10 10

Mức chia sẻ doanh thu 1:1 1:1 1:1 1:1

Doanh thu rút tiền (triệu đồng) 149 58 122 414

Trong đó

Tỷ lệ thuê bao nạp tiền 50% 40% 40% 40%

Phí rút tiền (đồng/tháng) 11.000 11.000 11.000 11.000

Số lần rút trung bình/tháng 3 2 1 1

Mức chia sẻ doanh thu 1:1 1:1 1:1 1:1

Doanh thu chuyển tiền (triệu đồng) 149 58 122 414 Doanh thu thanh tốn hóa đơn, nạp

thẻ viễn thông (triệu đồng) 7.200 30.960 65.016 221.054

TỔNG (triệu đồng) 7.713 32.005 67.210 228.515

Ghi chú: Số thuê bao được xây dựng trên nguyên tắc trung bình của 10 dịch vụ giá trị gia tăng (cùng nhóm với dịch vụ cổng thanh toán) của MobiFone trong 5 năm

Với những giả thiết như trên thì doanh thu trong những năm 2017 và 2018 do dịch vụ mới bắt đầu triển khai nên mới chỉ dừng ở tổng doanh thu 7,7 tỷ và 32 tỷ. Sang đến năm 2019 và 2020 dịch vụ đã trở nên hồn thiện hơn, có tập khách hàng đơng đảo hơn nên doanh thu sẽ tăng lên 67,2 tỷ năm 2015 và 228,5 tỷ năm 2016. Với số liệu dự tính như trên cho ta thấy tiềm năng của dịch vụ trong tương lai là rất lớn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, Luận văn đã tập trung đưa ra lộ trình và giải pháp để phát triển dịch vụ cổng thanh tốn và ví điện tử trên mạng di động tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

Thông qua phân tích những cơ hội và thách thức, có thể nhìn nhận thị trường cổng thanh tốn và ví điện tử nói riêng cũng như là thị trường thanh tốn điện tử nói chung vẫn cịn nhiều tiềm năng tại Việt Nam. Với nhiều thế mạnh là doanh nghiệp hoạt động trong ngành viễn thông trên 20 năm, sở hữu tập khách hàng lớn và mạng lưới kinh doanh trên tồn quốc, MobiFone có nhiều điểm mạnh để tận dụng để phát triển các dịch vụ này. Tuy nhiên, để làm tốt và hiệu quả, MobiFone sẽ cần nghiên cứu và đưa ra những phương án kinh doanh hợp lý.

Chính vì vậy, qua nghiên cứu, đề tài đã lập ra các lộ trình triển khai phù hợp với dự kiến các giai đoạn phát triển của dịch vụ, và xu thế, từ đó đi sâu vào đề xuất những giải pháp triển khai cụ thể cho từng dịch vụ cổng thanh tốn và dịch vụ ví điện tử trong đó bao gồm:

- Giải pháp nhằm phát triển đa dạng các dịch vụ và đối tác liên kết - Giải pháp nhằm mở rộng mạng lưới cửa hàng giao dịch

- Giải pháp nhằm đẩy mạnh truyền thông đưa dịch vụ đến gần hơn với khách hàng - Giải pháp nhằm phát triển yếu tố công nghệ cho dịch vụ

- Giải pháp nhằm phát triển đa dạng các chính sách khuyến mại cho khách hàng

KẾT LUẬN

Sự phát triển của công nghệ thông tin, di động… đang dẫn đến việc hình thành một xu hướng dịch chuyển từ e-commerce sang m-commerce. Trên thế giới đã có nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng điện thoại di động của tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 89)