Định hướng phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng điện thoại di động của tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 78)

3.1.1.1. Dịch vụ cung cấp

Căn cứ trên thực tế thị trường, và tiềm năng ở thị trường Việt Nam, MobiFone sẽ phát triển dịch vụ thanh toán trên di động với cả 02 hình thức cổng thanh toán và ví điện tử. Trong đó:

- Đối với dịch vụ cổng thanh toán: cần phải được phát triển theo đúng bản chất là một cổng thanh toán đảm nhiệm vai trò kết nối kết nối giữa các đơn vị chấp nhận thanh toán và ngân hàng thay vì là hình thức cung cấp thanh toán game và dịch vụ nội dung số qua sử dụng tài khoản trung gian được nạp tiền bằng thẻ cào viễn thông hiện nay.

- Đối với dịch vụ ví điện tử: MobiFone cần phát triển thêm các tính năng mới, từng bước làm chủ được công nghệ và vận hành, thoát ly sự phụ thuộc đối tác để chủ động truyền thông, bán hàng và giảm bớt doanh thu chia sẻ với đối tác.

3.1.1.2. Kênh cung cấp dịch vụ tới khách hàng

Các kênh có thể triển khai bao gồm: SMS, USSD, wapsite, website, ứng dụng. Với xu thế công nghệ đang dẫn dắt hành vi tiêu dùng, MobiFone dự kiến sẽ định hướng chú trọng nhất vào mảng xây dựng ứng dụng trên điện thoại thông minh để cung cấp dịch vụ tới khách hàng.

3.1.1.3. Mô hình áp dụng

Việc triển khai các dịch vụ thanh toán đòi hỏi doanh nghiệp phải có nghiệp vụ tài chính chuyên sâu và quy trình quản lý tiền tệ chặt chẽ. Trong khi đó lợi thế của MobiFone là tập khách hàng lớn, kênh phân phối mạnh mẽ và công nghệ tiên tiến và không có nhiều kinh nghiệm về các họat động tài chính, ngân hàng. Trên cơ sở đó,

tác giả xác định để triển khai các dịch vụ dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử trên mạng MobiFone sẽ triển khai theo mô hình xã hội hóa có thời hạn, tức là hợp tác với các nhà cung cấp giải pháp, các hệ thống bán lẻ, các ngân hàng, các nhà cung cấp ví điện tử trong một thời gian nhất định để cùng xây dựng một chuỗi giá trị hoàn chỉnh, mạnh mẽ cho dịch vụ. Trong ngắn hạn, MobiFone sẽ không đầu tư hệ thống để triển khai dịch vụ mà chỉ dừng lại ở mức độ nâng cấp các hệ thống hiện có để kết nối và phối hợp vận hành với các đối tác tham gia cung cấp để hạn chế phải đầu tư lớn, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và tận dụng được nguồn lực và thế mạnh từ các tổ chức, doanh nghiệp sẽ tham gia hợp tác. MobiFone sẽ là đơn vị chủ quản dịch vụ, dịch vụ sẽ mang thương hiệu của MobiFone.

- Để phát triển dịch vụ cổng thanh toán, MobiFone sẽ hợp tác với một số đơn vị cung cấp giải pháp dịch vụ thanh toán trực tuyến. Việc hợp tác với các đơn vị cung cấp giải pháp dịch vụ dịch vụ cổng thanh toán sẽ ưu tiên triển khai với các Công ty con của MobiFone hiện nay là Công ty cổ phần Dịch vụ gia tăng MobiFone, một số đối tác uy tín có thương hiệu trên thị trường và có lịch sử hợp tác với MobiFone nhằm 02 mục đích tăng khả năng quản lý bảo mật và làm chủ dịch vụ, đồng thời đảm bảo lợi ích về hiệu quả kinh doanh cho Công ty con khi dịch vụ mang lại doanh thu lớn. - Để phát triển dịch vụ ví điện tử, MobiFone sẽ tiếp tục xây dựng các tính

năng mới độc quyền cho thuê bao MobiFone sau thời gian 6 tháng kết thúc cung cấp dịch vụ độc quyền cho mạng MobiFone, và nhanh chóng làm chủ công nghệ, quản lý để thoát ly sự phụ thuộc vào đối tác, tiến tới độc lập đầu tư và cung cấp dịch vụ khi hợp đồng đồng thương hiệu chấm dứt sau 3 năm.

Trong dài hạn, 3-5 năm tới, MobiFone sẽ tham gia đầy đủ trong chuỗi giá trị của dịch vụ bao gồm: mở và duy trì tài khoản tiền di động, thực hiện giao dịch giữa các bên tham gia dịch vụ, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và thực hiện các giao dịch trên mạng di động. Với việc tham gia sâu trong chuỗi giá trị của dịch vụ sẽ đảm bảo giá trị của các mạng di động trong việc cung cấp các dịch vụ dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử không chỉ đơn giản là một mảng truyền tải lưu lượng.

Sơ đồ 3.1: Mô hình triển khai m-payment và m-banking tổng thể trên mạng MobiFone

Doanh nghiệp bán hàng (dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa, nội dung)

MOBIFONE

Khách hàng

Hợp tác cung cấp dịch vụ m-payment. Hoa hồng

(%) theo giao dịch Giá trị thanh toán

Doanh thu từ lưu lượng

Đối tác cung cấp giải pháp

Thanh toán qua tài khoản thích hợp Phân chia

doanh thu

Tài khoản viễn thông của khách hàng (do MobiFone quản lý) Ví do MobiFone cung cấp (do MobiFone quản lý) Các loại ví điện tử trên thị trường Các ngân hàng, tổ chức tín dụng

Hợp tác cung cấp dịch vụ m-payment. Doanh thu chia sẻ từ phí giao dịch, thuê bao dịch vụ.

Nguồn tiền Đơn vị chủ quản dịch vụ Đơn vị chấp nhận thanh toán Hợp tác cung cấp dịch vụ m- banking. Doanh thu chia sẻ từ phí giao dịch, thuê bao dịch vụ. download by : skknchat@gmail.com

3.1.2. Mục tiêu phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử

Ba mục tiêu của MobiFone đối với việc phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử như sau:

- Mục tiêu số 1: Xây dựng thành công thương hiệu ví điện tử Vimo và cổng thanh

toán Mpay, giúp MobiFone trở thành một trong 10 doanh nghiệp chiếm thị phần cao nhất trong lĩnh vực này tại Việt Nam trong 3-5 năm tới.

- Mục tiêu số 2: Phát triển 2 dịch vụ với nhiều tính năng hiện đại theo xu hướng

công nghệ thế giới và các nhà mạng tại nhiều quốc gia phát triển đang áp dụng như công nghệ thanh toán bằng QR code, công nghệ giao tiếp tầm ngắn NFC… - Mục tiêu số 3: Tiến tới hợp tác với công ty con của MobiFone sở hữu giấy phép

cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán để nâng cao vai trò và tính chủ động.

3.2. Cơ hội và thách thức phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng điện thoại di động tại Tổng công ty viễn thông MobiFone mạng điện thoại di động tại Tổng công ty viễn thông MobiFone

3.2.1. Thách thức

Thách thức đầu tiên phải kể đến là người sử dụng đến giờ vẫn không mấy mặn

mà với loại công nghệ này. Lý do xảy ra tình trạng này có rất nhiều. Thứ nhất: thói quen sử dụng tiền mặt của người dân. Trong giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ, phần đông người mua và người bán vẫn quen thực hiện qua tiền mặt. Thứ hai: sự hạn chế về cộng đồng người sử dụng. Các ví điện tử, cổng thanh toán đang có mặt trên thị trường nhưng không liên thông với nhau nên rất khó cho người sử dụng. Thứ ba: hạn chế về các sản phẩm dịch vụ. Chưa có nhiều sự tham gia của các doanh nghiệp bán hàng lớn như các siêu thị, nhà hàng,… chấp nhận thanh toán qua ví điện tử trên di động. Thứ tư: hạn chế bởi các kênh nạp và rút tiền vào ví điện tử. Gần như khách hàng chỉ có 01 kênh duy nhất là rút tiền tại cửa hàng, kios của đơn vị cung cấp dịch vụ.

Thách thức thứ hai mà MobiFone gặp phải là các rào cản pháp lý về giấy phép

cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán với thực tế đáp ứng điều kiện của MobiFone hiện nay và trong thời gian tới. Việc tự triển khai và xin cấp phép như trường hợp Bankplus

của Viettel gần như là không khả thi với MobiFone, do đó trong ngắn hạn, MobiFone chưa thể tự mình đầu tư và triển khai độc lập dịch vụ này, vẫn phải tiếp tục hợp tác với đối tác hoặc lựa chọn một trong những công ty con đủ điều kiện.

Thách thức thứ ba là để tham gia thị trường thanh toán điện tử và phát triển các

dịch vụ trung gian thanh toán, MobiFone phải đáp ứng được nhiều yêu cầu như khả năng kết nối tốt với ngân hàng, các công ty viễn thông, công ty điện, nước, bệnh viện, các hãng vận tải, các nhà bán lẻ lớn...Đây không phải là những mối liên kết truyền thống, dễ thiết lập đặc biệt trong bối cảnh chính các bán lẻ hay các ngân hàng lại cho ra mắt những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp. Điển hình các thương hiệu tạo được tiếng vang như ứng dụng ngân hàng số Timo của Global Online Financial Solution Company và ngân hàng VP Bank, loại bỏ hoàn toàn các quy trình, thủ tục của các ngân hàng truyền thống.

Thách thức cuối cùng, thị trường chưa phát triển hết tiềm năng nên các doanh

nghiệp vẫn ở trong giai đoạn chưa hoàn vốn, thậm chí tồn tại bằng vốn dài hạn từ nhà đầu tư để nuôi dịch vụ, chờ đến thời điểm thị trường thực sự phát triển.

Tóm lại, khai phá một thị trường mới luôn là thách thức không nhỏ không riêng

gì đối với MobiFone mà đối với các doanh nghiệp, do đó cần phải nắm bắt và chuyển hóa những thách thức bằng thế mạnh của Tổng Công ty để đưa dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử phát triển thực sự mạnh mẽ.

3.2.2. Cơ hội

Thứ nhất, thị trường thanh toán di động tại Việt Nam vẫn chưa ở giai đoạn phát

triển, và còn nhiều cơ hội với cơ cấu dân số trẻ đang dần quen với giao dịch điện tử.

Việt Nam có hơn 90 triệu dân, trong đó 35% dưới 35 tuổi. Số người sử dụng Internet, số thuê bao di động, số chủ thẻ và chủ tài khoản có tốc độ tăng trưởng cao. Thống kê của Cục TMĐT &CNTT (Bộ Công thương) cho thấy, hơn 40% trong tổng 92 triệu dân của Việt Nam sử dụng internet và 58% trong số này đã từng tham gia mua hàng trực tuyến. Thứ hai, các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy sự biến chuyển dần trong xu

hướng tiêu dùng và thanh toán tại Việt Nam. Vào cuối năm 2016, hãng thẻ Visa đã

công bố kết quả khảo sát về “Thái độ thanh toán của người tiêu dùng” cho thấy, người tiêu dùng có xu hướng ngày càng ít sử dụng tiền mặt khi mua sắm hàng hóa, dịch vụ khi 62% người được khảo sát khẳng định họ thích thanh toán điện tử hơn cách thức truyền thống. Đáng chú ý hơn, mức độ tin dùng thanh toán điện tử tại Việt Nam tăng 8% so với năm trước đó. Khảo sát cũng chỉ ra người dùng Việt Nam có xu hướng ít mang tiền mặt hơn khi 29% người được khảo sát mang tiền mặt ít hơn so với 5 năm về trước.

Hơn thế nữa, dịch vụ ví điện tử và cổng thanh toán được Chính phủ hậu thuẫn

bằng các chính sách nhằm hướng đến một nền kinh tế có tỷ lệ sử dụng tiền mặt thấp,

chuyển dịch nền kinh tế sang thanh toán điện tử. Dự kiến trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đồng bộ hóa hành lang pháp lý để quản lý, giám sát, tạo điều kiện thuận lợi cho các hệ thống TTĐT mới phát triển, bảo đảm an ninh, an toàn và hoạt động ổn định của các hệ thống TTĐT tại Việt Nam để thúc đẩy phát triển TMĐT.

Thị trường thanh toán điện tử hiện nay tại Việt Nam chưa định hình rõ ràng, bức tranh về thị phần còn bất ổn và sẽ còn tiếp tục thay đổi. Đây cũng chính là cơ hội của MobiFone với tư cách là doanh nghiệp mới tiếp cận khu vực này. Thị trường cổng thanh toán và ví điện tử có gần 20 doanh nghiệp tham gia, đã 8 năm kể từ thời điểm bắt đầu thử nghiệm năm 2009, mặc dù vậy số lượng thương hiệu để lại dấu ấn và tập khách hàng chưa nhiều. Lợi thế của người đi đầu trong trường hợp này chưa thực sự được phát huy, cơ hội dường như vẫn dành cho tất cả các doanh nghiệp mới và cũ trên thị trường. Vì vậy, nếu làm tốt, MobiFone có thể khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực này.

3.3. Cơ sở đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử của Tổng Công ty Viễn thông MobiFone Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

Người nghiên cứu đưa ra các giải pháp phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử của Tổng Công ty Viễn thông MobiFone trên các cơ sở:

- Kết quả nghiên cứu kinh nghiệm triển khai tại các nước trên thế giới, và bài học rút ra khi triển khai tại Việt Nam được đề cập tại Chương 1 của Luận văn. - Kết quả nghiên cứu thực trạng triển khai và phân tích những nguyên nhân dẫn

đến những tồn tại hạn chế được đề cập tại Chương 2 của Luận văn. download by : skknchat@gmail.com

- Kết quả nghiên cứu khảo sát ý kiến khách hàng về cổng thanh toán và ví điện tử của MobiFone.

3.4. Lộ trình và các giải pháp phát triển dịch vụ cổng thanh toán của Tổng Công ty Viễn thông MobiFone ty Viễn thông MobiFone

3.4.1. Lộ trình triển khai

Người nghiên cứu đề ra kế hoạch gồm 2 giai đoạn trong việc cung cấp và phát triển dịch vụ cổng thanh toán trên mạng MobiFone như sau:

- Giai đoạn 1 (05/2017-12/2018): Đây là giai đoạn bắt đầu xây dựng cổng thanh

toán ở mức độ đơn giản, giới thiệu dịch vụ với khách hàng, đào tạo và tạo thói quen cho thị trường, xây dựng các quy chuẩn về kỹ thuật và kinh doanh đảm bảo phát triển dịch vụ linh hoạt. Dịch vụ Mpay qua tài khoản vẫn tiếp tục cung cấp. - Giai đoạn 2 (từ 01/2019): sau gần 2 năm tích lũy kinh nghiệm cung cấp dịch vụ,

đến giai đoạn này sẽ là giai đoạn phát triển mạnh hơn của dịch vụ cả về 2 chỉ tiêu:

quy mô và chất lượng dịch vụ.

3.4.2. Các giải pháp triển khai

Dựa trên kết quả triển khai dịch vụ thực tế thời gian qua tại MobiFone và kinh nghiệm triển khai dịch vụ trên thế giới, trong thời gian tới, MobiFone cần chú trọng vào các yếu tố: khai thác tập thuê bao lớn sẵn có của lĩnh vực viễn thông, mở rộng danh sách người bán và đối tác, và giải quyết vấn đề về giấy phép cung cấp dịch vụ. Cụ thể:

3.4.2.1. Định hướng công ty con của MobiFone trở thành đơn vị hợp tác cùng MobiFone xây dựng cổng thanh toán

Để chủ động trong cung cấp dịch vụ, MobiFone sẽ phải giao công ty con là Công ty cổ phần Dịch vụ gia tăng MobiFone (còn gọi là MobiFone Plus) chịu trách nhiệm xin giấy phép dịch vụ trung gian thanh toán. Công ty Công ty cổ phần Dịch vụ gia tăng MobiFone hiện đang hợp tác với MobiFone ở nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu tập trung vào dịch vụ viễn thông có yếu tố công nghệ thông tin như các dịch vụ giá trị gia tăng bao gồm dịch vụ xem phim trực tuyến mobifilm (http://mobifilm.vn/), thể thao

trực tuyến Mosport (http://mosport.vn/), dịch vụ thanh toán di động cho thuê bao MobiFone Fastbank (https://fastbank.vn/#/login)... Với vốn điều lệ là 106 tỷ đồng, MobiFone Plus đáp ứng quy định vốn điều lệ tối thiểu 50 tỷ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán. Như vậy, MobiFone Plus cần chuẩn bị cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin, giải pháp công nghệ phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Dự kiến công tác đầu tư hệ thống này mất khoảng 6-9 tháng.

Thời điểm hoàn thành cấp giấy phép: Trước tháng 6/2017 (thuộc Giai đoạn 1 của lộ trình triển khai).

3.4.2.2. Tập trung thu hút thuê bao sẵn có trong lĩnh vực di động của MobiFone

Khách hàng mục tiêu

- Giai đoạn đầu tiên sẽ tập trung vào khai thác những dịch vụ sẵn sàng kết nối mà người sử dụng những dịch vụ này cũng có hiểu biết cơ bản về các giao dịch thanh toán điện tử. Các dịch vụ này luôn ở mức thanh toán thấp từ dưới 1.000.000 đ/tháng, có một số dịch vụ mà mức phí rơi vào khoảng 100.000 đ tới 200.000 đ thì khách hàng càng mong muốn có thể thanh toán nhanh, ngay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng điện thoại di động của tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 78)