Cơ hội và thách thức phát triển dịch vụ cổng thanh tốn và ví điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng điện thoại di động của tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 81 - 83)

mạng điện thoại di động tại Tổng công ty viễn thông MobiFone

3.2.1. Thách thức

Thách thức đầu tiên phải kể đến là người sử dụng đến giờ vẫn không mấy mặn

mà với loại công nghệ này. Lý do xảy ra tình trạng này có rất nhiều. Thứ nhất: thói quen sử dụng tiền mặt của người dân. Trong giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ, phần đơng người mua và người bán vẫn quen thực hiện qua tiền mặt. Thứ hai: sự hạn chế về cộng đồng người sử dụng. Các ví điện tử, cổng thanh tốn đang có mặt trên thị trường nhưng khơng liên thơng với nhau nên rất khó cho người sử dụng. Thứ ba: hạn chế về các sản phẩm dịch vụ. Chưa có nhiều sự tham gia của các doanh nghiệp bán hàng lớn như các siêu thị, nhà hàng,… chấp nhận thanh tốn qua ví điện tử trên di động. Thứ tư: hạn chế bởi các kênh nạp và rút tiền vào ví điện tử. Gần như khách hàng chỉ có 01 kênh duy nhất là rút tiền tại cửa hàng, kios của đơn vị cung cấp dịch vụ.

Thách thức thứ hai mà MobiFone gặp phải là các rào cản pháp lý về giấy phép

cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán với thực tế đáp ứng điều kiện của MobiFone hiện nay và trong thời gian tới. Việc tự triển khai và xin cấp phép như trường hợp Bankplus

của Viettel gần như là không khả thi với MobiFone, do đó trong ngắn hạn, MobiFone chưa thể tự mình đầu tư và triển khai độc lập dịch vụ này, vẫn phải tiếp tục hợp tác với đối tác hoặc lựa chọn một trong những công ty con đủ điều kiện.

Thách thức thứ ba là để tham gia thị trường thanh toán điện tử và phát triển các

dịch vụ trung gian thanh toán, MobiFone phải đáp ứng được nhiều yêu cầu như khả năng kết nối tốt với ngân hàng, các công ty viễn thông, công ty điện, nước, bệnh viện, các hãng vận tải, các nhà bán lẻ lớn...Đây không phải là những mối liên kết truyền thống, dễ thiết lập đặc biệt trong bối cảnh chính các bán lẻ hay các ngân hàng lại cho ra mắt những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp. Điển hình các thương hiệu tạo được tiếng vang như ứng dụng ngân hàng số Timo của Global Online Financial Solution Company và ngân hàng VP Bank, loại bỏ hoàn toàn các quy trình, thủ tục của các ngân hàng truyền thống.

Thách thức cuối cùng, thị trường chưa phát triển hết tiềm năng nên các doanh

nghiệp vẫn ở trong giai đoạn chưa hồn vốn, thậm chí tồn tại bằng vốn dài hạn từ nhà đầu tư để nuôi dịch vụ, chờ đến thời điểm thị trường thực sự phát triển.

Tóm lại, khai phá một thị trường mới ln là thách thức khơng nhỏ khơng riêng

gì đối với MobiFone mà đối với các doanh nghiệp, do đó cần phải nắm bắt và chuyển hóa những thách thức bằng thế mạnh của Tổng Công ty để đưa dịch vụ cổng thanh tốn và ví điện tử phát triển thực sự mạnh mẽ.

3.2.2. Cơ hội

Thứ nhất, thị trường thanh toán di động tại Việt Nam vẫn chưa ở giai đoạn phát

triển, và còn nhiều cơ hội với cơ cấu dân số trẻ đang dần quen với giao dịch điện tử.

Việt Nam có hơn 90 triệu dân, trong đó 35% dưới 35 tuổi. Số người sử dụng Internet, số thuê bao di động, số chủ thẻ và chủ tài khoản có tốc độ tăng trưởng cao. Thống kê của Cục TMĐT &CNTT (Bộ Công thương) cho thấy, hơn 40% trong tổng 92 triệu dân của Việt Nam sử dụng internet và 58% trong số này đã từng tham gia mua hàng trực tuyến. Thứ hai, các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy sự biến chuyển dần trong xu

hướng tiêu dùng và thanh toán tại Việt Nam. Vào cuối năm 2016, hãng thẻ Visa đã

công bố kết quả khảo sát về “Thái độ thanh toán của người tiêu dùng” cho thấy, người tiêu dùng có xu hướng ngày càng ít sử dụng tiền mặt khi mua sắm hàng hóa, dịch vụ khi 62% người được khảo sát khẳng định họ thích thanh tốn điện tử hơn cách thức truyền thống. Đáng chú ý hơn, mức độ tin dùng thanh toán điện tử tại Việt Nam tăng 8% so với năm trước đó. Khảo sát cũng chỉ ra người dùng Việt Nam có xu hướng ít mang tiền mặt hơn khi 29% người được khảo sát mang tiền mặt ít hơn so với 5 năm về trước.

Hơn thế nữa, dịch vụ ví điện tử và cổng thanh tốn được Chính phủ hậu thuẫn

bằng các chính sách nhằm hướng đến một nền kinh tế có tỷ lệ sử dụng tiền mặt thấp,

chuyển dịch nền kinh tế sang thanh toán điện tử. Dự kiến trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đồng bộ hóa hành lang pháp lý để quản lý, giám sát, tạo điều kiện thuận lợi cho các hệ thống TTĐT mới phát triển, bảo đảm an ninh, an toàn và hoạt động ổn định của các hệ thống TTĐT tại Việt Nam để thúc đẩy phát triển TMĐT.

Thị trường thanh toán điện tử hiện nay tại Việt Nam chưa định hình rõ ràng, bức tranh về thị phần còn bất ổn và sẽ cịn tiếp tục thay đổi. Đây cũng chính là cơ hội của MobiFone với tư cách là doanh nghiệp mới tiếp cận khu vực này. Thị trường cổng thanh tốn và ví điện tử có gần 20 doanh nghiệp tham gia, đã 8 năm kể từ thời điểm bắt đầu thử nghiệm năm 2009, mặc dù vậy số lượng thương hiệu để lại dấu ấn và tập khách hàng chưa nhiều. Lợi thế của người đi đầu trong trường hợp này chưa thực sự được phát huy, cơ hội dường như vẫn dành cho tất cả các doanh nghiệp mới và cũ trên thị trường. Vì vậy, nếu làm tốt, MobiFone có thể khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng điện thoại di động của tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 81 - 83)