Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng điện thoại di động của tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 51)

2.2. Tình hình triển khai dịch vụ cổng thanh tốn và ví điện tử qua mạng

2.2.1.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

a. Điều kiện pháp lý

Hiện nay tại Việt Nam, hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử nói chung đã từng bước được xác lập dựa trên Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật giao dịch điện tử, Luật Cơng nghệ Thơng tin và các Nghị định của Chính phủ điều chỉnh về hoạt động thương mại điện tử, ứng dụng CNTT, thanh toán giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại và những văn

bản pháp lý đã được ban hành để hướng dẫn thực hiện các Luật, Nghị định có liên quan. (Chi tiết danh sách các nghị định, thông tư hướng dẫn Luật tại Phụ lục 8).

Từ khi Nghị định Thanh tốn khơng dùng tiền mặt được ban hành năm 2012 và hiệu lực từ 26/03/2013, dịch vụ trung gian thanh tốn mới được nâng cấp lên từ

thí điểm năm 2009 sang thành cấp phép chính thức cho các doanh nghiệp ngoài ngành ngân hàng, nhằm thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Đánh giá chung:

Như vậy, xét về khía cạnh pháp lý khi tham gia cung cấp dịch vụ cổng thanh tốn và ví điện tử, Tổng Cơng ty Viễn thơng MobiFone sẽ chịu nhiều ràng buộc:

Thứ nhất, trường hợp MobiFone tự xây dựng hạ tầng thanh toán điện tử và

trực tiếp triển khai dịch vụ, MobiFone phải sở hữu giấy phép hoạt động cung ứng

dịch vụ trung gian thanh toán với nhiều điều kiện phải đáp ứng.

Thứ hai, MobiFone sẽ chịu sự quản lý của Ngân hàng nhà nước, Bộ Công

thương, Bộ Thông tin và Truyền thông khi triển khai 2 dịch vụ này.

b. Điều kiện công nghệ về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và điện tử viễn thông

Công nghệ thông tin

Lĩnh vực công nghệ thơng tin vẫn duy trì một tốc độ tăng trưởng khá cao về doanh thu, đến năm 2015 đã đạt mức tăng trưởng 15% là 49,5 tỷ USD (Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ TTTT) Nguyễn Thanh Tuyên 2016). Kéo theo đó nguồn nhân lực trong lĩnh vực này cũng có sự gia tăng đáng kể. Trên cơ sở này, có thể tin tưởng vào tiềm lực của ngành công nghiệp CNTT phục vụ cho sự phát triển của thương mại điện tử nói chung và thương mại điện tử trên di động nói riêng. Chi tiết doanh thu và lao động lĩnh vực công nghiệp CNTT 2009-2013 tại Phụ lục 9.

Viễn thông

Với 5 nhà mạng tham gia (MobiFone, Viettel, Vinaphone, Gmobile, Vienam Mobile), số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thông tin di động vẫn phát triển với tỷ lệ cao không ngừng trong các năm vừa qua, đến cuối tháng 1/2017, tổng số thuê bao di động ước đạt 120,6 triệu thuê bao (vượt số dân) (Cục Viễn thông 2017).

Biểu đồ 2.1: Số lượng thuê bao di động ở Việt Nam vào tháng 1 các năm 2013-2017

Nguồn: Cục Viễn thông, Dữ liệu thống kê,

http://vnta.gov.vn/thongke/Trang/dulieuthongke.aspx# (Truy nhập 23/04/2017)

Cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán điện tử

Tại Việt Nam, đến hết quý IV/2016 có 111 triệu thẻ trên 90 triệu dân (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2017). Trong các năm gần đây, thanh toán điện tử tại Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng. Việt Nam hiện có 17.472 ATM với giá trị giao dịch là 477.306 tỷ đồng và gần 263.427 POS/ EFTPOS/EDC (điểm chấp nhận thẻ) với giá trị giao dịch là 70.172 tỷ đồng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2017).

Đánh giá chung:

- Sự đa dạng và tốc độ phát triển của dịch vụ cổng thanh tốn và ví điện tử phụ thuộc lớn vào khoa học công nghệ, đặc biệt là CNTT – viễn thông. - CNTT là nền tảng, cơ sở vật chất để dịch vụ được thiết lập trong khi thiết

bị di động, internet và viễn thông cung cấp môi trường, hệ sinh thái cho dịch vụ phát triển.

c. Điều kiện kinh tế

Làn sóng thương mại di động phát triển tại các quốc gia như Mỹ, Nhật đang lan rộng ra các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, và dần thâm nhập vào thị trường Việt Nam cũng tạo động lực thúc đẩy sự phát triển cho ngành thanh

135.682.142 126.165.834 136.235.188 119.105.132 120.600.235 80.000.000 90.000.000 100.000.000 110.000.000 120.000.000 130.000.000 140.000.000 2013 2014 2015 2016 2017 T h u ê b ao download by : skknchat@gmail.com

toán di động (mobile payment). Tuy nhiên, đánh giá tổng quan, thanh toán trực tuyến vẫn chưa phổ biến tại Việt Nam và chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.

Năm 2015, mặc dù quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam hơn 4,07 tỷ USD nhưng thanh toán điện tử mới chiếm khoảng 5% giá trị trong khi thanh toán tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ đa số với khoảng 65% (Bộ Công Thương Việt Nam 2015). Tuy nhiên, các Tổ chức nghiên cứu và các cơ quan quản lý phần lớn đều có những nhận định tích cực về sự phát triển của thanh toán di động. Theo báo cáo Thương mại điện tử 2015 của Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương), doanh số thương mại điện tử của Việt Nam năm 2015 đạt khoảng 4,07 tỷ USD, đã tăng 35% so với năm 2014, và tăng gần gấp đôi so với năm 2013.

Biểu đồ 2.2: Lượng chuyển tiền trực tuyến tại Việt Nam

Nguồn: Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) 2015, Báo cáo Thương mại điện tử 2015

d. Điều kiện xã hội

Xét về môi trường xã hội chung tại Việt Nam, với dân số hơn 90 triệu người năm 2016, trong đó chủ yếu là thế hệ Millennials chiếm hơn 35% (những người sinh ra năm 1980 đến năm 2000, cuộc sống được làm quen và gắn mật thiết với internet, là thế hệ đầu tiên lớn lên cùng các phương tiện thông tin và truyền thơng xã hội), thanh tốn di động của Việt Nam đang nắm giữ những tiềm năng phát triển rất lớn. Với tỉ lệ người sở hữu tài khoản ngân hàng mới ở mức 20% và số người có thẻ tín dụng chỉ là 3%, Việt Nam vẫn là một thị trường rất hấp dẫn cho các công ty dịch vụ tài chính – cơng nghệ mới, khi dân số trong nước ở mức trẻ cùng nhu cầu kết nối cao.

8,5 9 10,6 11 12 12,5 0 2 4 6 8 10 12 14 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ đồng download by : skknchat@gmail.com

e. Điều kiện môi trường ngành

Khách hàng:

Về thói quen ưa chuộng dùng tiền mặt:

Sau khi Nhà nước đổi mới ngành Ngân hàng, toàn bộ những yêu cầu quản lý tiền mặt áp dụng trước đó được loại bỏ. Tiền mặt trở thành một cơng cụ thanh tốn không hạn chế về đối tượng và phạm vi sử dụng, có điểm ưu việt rất lớn là thủ tục đơn giản và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Đây là lực cản lớn trong việc phát triển thanh toán điện tử.

Về xu hướng sử dụng điện thoại

Thay vì hình thức truy cập Internet truyền thống qua máy tính để bàn (desktop), người tiêu dùng Việt Nam đang dần chuyển hướng sang sử dụng các thiết bị di động nhỏ gọn tiện dụng để truy cập Internet. Trong khi năm 2010, số người truy cập Internet qua điện thoại di động chỉ ở mức 27% thì sau 5 năm, tỷ lệ này đã tăng 40-45% dân số trong năm 2015 (Trung tâm Internet Việt Nam – VINIC, Bộ Thông tin và Truyền thơng 2016). Tuy nhiên, khi thanh tốn hóa đơn, phần lớn người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng sử dụng các ứng dụng thanh toán của ngân hàng hơn là các ứng dụng thanh toán qua di động khác. Vì thế các doanh nghiệp viễn thơng nếu muốn thay đổi tâm lý ưa chuộng các sản phẩm thanh tốn do ngân hàng cung cấp thì phải tạo ra những sản phẩm mang tính cạnh tranh.

Nhà cung cấp: bao gồm các doanh nghiệp hợp tác xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và nhà cung ứng dịch vụ, sản phẩm (merchant).

Hiện nay tại Việt Nam, các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ không thiếu về số lượng nhưng thiếu về chất lượng và sự khác biệt. Các website thương mại điện tử thường có tuổi thọ ngắn do sản phẩm dịch vụ không thu hút, doanh thu và lượt khách hàng truy cập ảm đạm không đủ bù đắp chi phí đầu tư và vận hành cả hệ thống kỹ thuật và bán hàng, thương hiệu ít được nhận diện. Chẳng hạn như trường hợp của Lazada, mặc dù đã vào Việt Nam nhiều năm và xây dựng được thương hiệu tốt song hiện tại, vẫn đang phải bù lỗ vài chục triệu USD mỗi năm.

Về phía các ngân hàng, hiện nay, dịch vụ ngân hàng điện tử đã xuất hiện và ngày càng được các ngân hàng chú trọng phát triển để đáp ứng được nhu cầu thanh toán của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, các dịch vụ này chỉ có thể hưởng đến các khách hàng hiện hữu của ngân hàng đó, mà chưa đáp ứng được hết tồn bộ người sử dụng thẻ thanh tốn hiện nay.

Về phía các đối tác hợp tác, liên kết để đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống kỹ thuật và các giải pháp công nghệ cho dịch vụ cổng thanh tốn và ví điện tử trên di động, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp sở hữu hạ tầng có sẵn đều chưa có thương hiệu dễ nhận biết trừ một số cái tên quen thuộc như Smartlinks, nganluong, Momo…

Đối thủ:

Không dừng lại trong lĩnh vực dịch vụ thông tin di động, MobiFone, Viettel và Vinaphone sẽ tiếp tục cạnh tranh trên thị trường thanh toán điện tử khi Viettel phát triển thương hiệu ngân hàng điện tử BankPlus năm 2012 trong khi đó Vinaphone hợp tác với M_Service để cho ra đời dịch vụ ví điện tử Momo năm 2010.

Bên cạnh đó, thị trường cổng thanh tốn và ví điện tử cịn có sự xuất hiện của doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực viễn thông nhưng đã đạt những thành công nhất định trong xây dựng thương hiệu, thị phần. Một số doanh nghiệp đã có những bước tiến trong công nghệ khi xây dựng những ứng dụng, tiện ích trên điện thoại, quét qua công nghệ NFC hay mã vạch QR code… rất tiện lợi cho người dùng.

Từ năm 2015, khi Thơng tư 39 có hiệu lực, dịch vụ trung gian thanh toán mới được nâng cấp lên từ thí điểm sang thành cấp phép chính thức cho các doanh nghiệp ngồi ngân hàng, nhằm thúc đẩy thanh tốn không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp cũng đã mạnh dạn tiến thêm vào lĩnh vực trung gian thanh toán. Đa số cũng chỉ dừng ở 2 mảng hoạt động gồm cổng thanh toán điện tử và ví điện tử. Chỉ trong 1 năm, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép cho 16 đơn vị như Onepay, Peacesoft, VNPay…và đến tháng 02/2017, con số này đã lên tới 20 đơn vị. Trong nỗ lực chinh phục khách hàng, mỗi cơng ty tự tìm một lợi thế riêng. Chẳng hạn, nguồn thu lớn của Ngân Lượng chủ yếu là dịch vụ cổng thanh toán điện tử, hầu hết các website thương mại điện tử đều sử dụng dịch vụ của Ngân Lượng. FPT cũng gia nhập lĩnh vực này

tận dụng lợi thế của Ví FPT là thừa hưởng danh mục khách hàng từ Sendo.vn, FPT Telecom, FPT Retail, FPT Online....

2.2.1.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Giấy phép triển khai dịch vụ

MobiFone là doanh nghiệp ngoài ngân hàng (non-bank), để cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán, MobiFone cần được Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép.

Căn cứ theo lĩnh vực hoạt động tại điều lệ, dịch vụ trung gian thanh tốn khơng nằm trong các lĩnh vực hoạt động chính của Tổng cơng ty. Hiện nay, MobiFone cũng

chưa sở hữu giấy phép dịch vụ này mà đang cung cấp dịch vụ thông qua hợp tác với đối tác đã sở hữu giấy phép.

Nguồn lực tài chính:

Theo hướng tự đầu tư, để xây dựng hệ thống kỹ thuật, MobiFone phải đầu tư khoảng 50-60 tỷ đồng. Bên cạnh đó là các chi phí vận hành hệ thống, bảo dưỡng, chi phí nhân cơng quản lý vận hành. Như trường hợp ví điện tử Momo, đầu năm 2016, doanh nghiệp này tiếp nhận 2 khoản đầu tư từ Goldman Sachs là 3 triệu USD và từ Standard Chartered Private Equity là 25 triệu USD, tương đương hơn 600 tỷ đồng. Hiện nay, MobiFone sở hữu vốn điều lệ 15.000 tỷ đồng, lợi nhuận năm 2016 ở mức 5.200 tỷ đồng, 70% lợi nhuận này phải nộp về ngân sách nhà nước, chỉ có 30% lợi nhuận để sử dụng tái đầu tư.

Còn trong trường hợp MobiFone tiếp tục phát triển dịch vụ theo hướng liên kết với các đối tác như hiện nay thông qua phương thức đồng sở hữu thương hiệu, các đối tác chịu trách nhiệm về hạ tầng và giấy phép thì áp lực về nguồn vốn đầu tư gần như khơng đáng kể. Các chi phí vận hành, bán hàng đi kèm một phần sẽ được chia sẻ với đối tác liên kết, giảm gánh nặng lên chi phí sản xuất kinh doanh chung.

Đánh giá: Mặc dù sở hữu nguồn lực tài chính tốt với vốn điều lệ lên đến 15.000

tỷ nhưng MobiFone vẫn cần tính tốn kỹ lưỡng bài tốn tự đầu tư hay liên kết để chia sẻ áp lực vốn và chi phí vận hành hàng năm.

Nguồn lực công nghệ

Hiện tại MobiFone đã có những kết nối, triển khai dịch vụ với một số ngân hàng và mạng thanh toán như Vietcombank, Tienphong bank, mạng thanh toán Paynet, Smartlink…Những cơ sở hợp tác này sẽ là tiền đề vững chắc trong việc phối hợp cùng MobiFone triển khai dịch vụ thanh tốn. Là 1 doanh nghiệp viễn thơng, MobiFone sở hữu nền tảng công nghệ tương đối tốt, ước tính sở hữu hơn 300 hệ thống cơng nghệ thơng tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, hiện nay 50% hệ thống này đã hết khấu hao nhưng vẫn có thể khai thác. Thực trạng này cho thấy MobiFone cũng đang gặp khó khăn trong việc phát triển công nghệ mới.

Trong giai đoạn 2015-2017, hàng năm, đầu tư mới trên tồn Tổng Cơng ty là 10.000-15.000 tỷ đồng, trong đó khối lượng đầu tư cho các hệ thống công nghệ thông tin trong khoảng 400-1.500 tỷ đồng/năm. Điều này phản ánh việc chú trọng cải thiện, nâng cấp chất lượng công nghệ của MobiFone những năm gần đây, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và xu hướng công nghệ mới.

Bảng 2.2: Tổng mức đầu tư lĩnh vực công nghệ thông tin của Tổng Công ty Viễn thông MobiFone giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chương trình Tổng mức đầu tư Y2015 Tỷ trọng Y2015 Y2016 Tỷ trọng Y2016 Y2017 Tỷ trọng Y2017 1 TỔNG 12.649 100% 14.711 100% 10.877 100% Trong đó: 1.1 Các hệ thống CNTT 435 3% 1.444 10% 855 8%

Nguồn: MobiFone 2017, Báo cáo kế hoạch đầu tư năm 2017

Đánh giá: Là một cơng ty cơng nghệ, MobiFone có khả năng đáp ứng các yêu

cầu về cơng nghệ mà dịch vụ ví điện tử, cổng thanh tốn yêu cầu.

Hệ thống kênh phân phối, điểm bán và nhân lực bán hàng

Phủ sóng 63 chi nhánh tại mỗi tỉnh thành trong cả nước, với hơn 100 đại lý và 500 cửa hàng giao dịch, có thể đánh giá, cấu trúc KPP MobiFone có hầu hết các cấp độ kênh, chính điều này đã giúp sản phẩm của MobiFone có mặt rộng khắp trên thị

trường. Hơn thế, MobiFone sở hữu đội ngũ 2.000 nhân viên bán hàng (gọi là AM/KAM – Account Manager / Key Account Manager). Tuy vậy, hệ thống kênh phân phối của MobiFone hiện nay còn chồng chéo và chưa phát huy được hiệu quả.

Chính sách truyền thơng bán hàng

Việc phát triển dịch vụ cổng thanh tốn và ví điện tử phụ thuộc rất lớn vào chính sách truyền thơng, bán hàng, chăm sóc khách hàng khi tâm lý của khách hàng còn dè dặt với những dịch vụ mới và yêu cầu công nghệ hiện đại.

Trong các năm 2015-2017, MobiFone sử dụng hàng trăm tỷ chi phí truyền thơng phục vụ giới thiệu gói cước, sản phẩm dịch vụ mới, các hoạt động PR qua báo chí, phương tiện truyền thơng…Các chương trình truyền thơng của MobiFone rất đa dạng, và tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu MobiFone đến đông đảo khách hàng. Theo thống kê cuối năm 2016, MobiFone hợp tác với hơn 80 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền thông. Đây là những tổ chức đã phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ cổng thanh toán và ví điện tử qua mạng điện thoại di động của tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 51)