8. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Tổ chức đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động
học sinh lớp 9 theo chương trình GDPT 2018
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Chương trình GDPT 2018 nói chung, chương trình GDHN nói riêng có nhiều đổi mới về mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, do đó, BGH mỗi trường THCS cần tổ chức, quản lý chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện tốt các yêu cầu đổi mới của Chương trình GDHN 2018 đã được ban hành.
Mục đích của cải tiến, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9 nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo chủ động của giáo viên. Đồng thời tạo sự hứng thú, phát triển năng lực cho học sinh lớp 9 trong các hoạt động GDHN.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
a. Về thực hiện Nội dung và Phương pháp GDHN cho học sinh lớp 9
- Trước hết, BGH cần tổ chức tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để đội ngũ giáo viên chuyên trách GDHN, đặc biệt là nhóm GDHN lớp 9 nắm vững các yêu cầu đổi mới GDHN đã có trong Chương trình GDHN 2018, nắm vững phân phối nội dung chương trình, mối liên hệ kiến thức, kĩ năng GDHN giữa các khối lớp và giữa các mơn học.
Trong chương trình GDPT mới đã ghi: Ở cấp THCS, GDHN tiếp tục được tích hợp vào các mơn học, đồng thời được biên soạn thành một số chủ đề ở các môn Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật, Giáo dục công dân và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong hai năm học cuối cấp.
Như vậy, nội dung GDHN mới ở lớp 9 sẽ không phải là môn học chuyên biệt (với 7- 8 chủ đề, mỗi chủ đề 1 tiết, do một giáo viên chuyên trách, hoặc kiêm nhiệm giảng dạy) như trước đây. Mà được tích hợp trong một số môn học như
môn: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật, Giáo dục công và Hoạt động trải nghiệm, do các giáo viên bộ mơn đó thực hiện.
Do đó, BGH cần đi sâu, đi sát trong chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên bộ mơn dạy tích hợp nội dung GDHN, đặc biệt với chương trình GDHN cho học sinh lớp 9.
Về Phương pháp dạy học GDHN, Chương trình GDHN mới đã xác định:
Phương pháp GDHN theo hướng tạo môi tường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân.
Như vậy, BGH cần chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên, một mặt tiếp tục thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa người học, phát triển năng lực học sinh; Mặt khác, phải đảm bảo các yêu cầu mới về PPDH trong GDHN nhằm phát triển là năng lực lựa chọn, định hướng và phát triển nghề nghiệp bản thân học sinh, đặc biệt là trong phân luồng nguồn nhân lực sau THCS.
Một số PPDH tích cực được khuyến khích trong GDHN cho học sinh lớp 9: - Dạy học theo Dự án học tập (Project based Learn);
- Làm việc theo nhóm, đội (Team Works);
- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề (Problem based Learn),... - Những lưu ý để thực hiện tốt các phương pháp GDHN:
Người dạy cần chuẩn bị chu đáo nội dung bài học, có tính đến các tình huống phát sinh
Phát huy tính tích cực và phát triển các năng lực của người học.
Có thể có phiếu trắc nghiệm sở thích và khả năng nghề nghiệp, phiếu khảo nghiệm về hướng nghiệp,….
Học sinh cần được thông báo và chuẩn bị trước về các chủ đề thảo luận để tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả…
Điều kiện cơ sở vật chất phải đầy đủ để học sinh có thể làm việc theo nhóm nhỏ: diện tích lớp học, hệ thống micro nếu cần, máy chiếu, phấn trắng, bảng đen, bút viết bảng, nếu là ngồi trời thì phải có giấy khổ A4,...
b. Về hình thức tổ chức GDHN cho học sinh lớp 9
Trong chương trình GDPT mới đã ghi: Ở cấp THCS, GDHN tiếp tục được tích hợp vào các mơn học, đồng thời được biên soạn thành một số chủ đề ở các môn Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật, Giáo dục công dân và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong hai năm học cuối cấp.
Đây là một định hướng hồn tồn mới (và khó cho đội ngũ giáo viên bộ mơn, cho BGH) so với hoạt động GDHN trước đây.
Do đó, trước hết BGH các trường THCS cần xác định rõ và chỉ đạo các tổ chun mơn, giáo viên có mơn học tích hợp GDHN quán triệt yêu cầu:
Đảm bảo thực hiện mục tiêu, nội dung GDHN thơng qua tích hợp GDHN với các mơn học Cơng nghệ, Tin học, Nghệ thuật, Giáo dục công dân và Hoạt động trải nghiệm.
Tư vấn hướng nghiệp là một hình thức GDHN đặc biệt và cũng là một hoạt động GDHN mới được ưu tiên trong đổi mới hình thức GDHN của Chương trình GDPT 2018.
Gắn kết chặt chẽ với phụ huynh học sinh, các doanh nghiệp, Hội phụ nữ,… để cùng tổ chức cho học sinh nhằm đạt hiệu quả cao nhất;
Với tích hợp GDHN trong các mơn học
Môn Công nghệ: Giáo dục công nghệ phổ thông chuẩn bị cho học sinh học tập và làm việc hiệu quả trong mơi trường cơng nghệ ở gia đình, nhà trường và xã hội; hình thành và phát triển các thành phần năng lực công nghệ: nhận thức, giao tiếp, sử dụng, đánh giá công nghệ và thiết kế kỹ thuật; chuẩn bị cho học sinh tri thức, kĩ năng nền tảng để lựa chọn ngành nghề thuộc các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ. GDHN trong môn Công nghệ được triển khai chủ yếu ở các lớp cuối cấp THCS và toàn bộ giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Môn Tin học: Được dành từ 6% đến 10% cho các chủ đề hướng nghiệp với tin học, đồng thời tích hợp GDHN thơng qua việc giới thiệu cho học sinh một số nghề nghiệp liên quan tới ứng dụng tin học, mạng máy tính và Internet,
một số chủ đề hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hướng dẫn học sinh thực hiện các dự án học tập, tạo sản phẩm số.
Môn Giáo dục cơng dân: nội dung GDHN được tích hợp vào các chủ đề : Xác định mục tiêu cá nhân, Sống có lý tưởng, Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân, Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế,…
Mơn Nghệ thuật: với chương trình giáo dục âm nhạc,học sinh được tạo điều kiện để nhận ra sở trường và phát huy năng khiếu âm nhạc của bản thân và bước đầu có ý thức về nghề nghiệp; Bên cạnh đó, những học sinh có sở thích và năng khiếu âm nhạc có thể chọn các chuyên đề học tập (35 tiết/năm học) về kĩ năng biểu diễn âm nhạc, phương pháp soạn đệm cơ bản, sử dụng một số phần mềm âm nhạc để phát triển kĩ năng, kiến thức có thể chuẩn bị cho những nghề nghiệp liên quan đến âm nhạc trong tương lai;
Với Chương trình giáo dục Mỹ thuật, GDHN được thực hiện qua mạch
Mỹ thuật ứng dụng. Ở cấp THCS, chương trình lớp 8, lớp 9, mỗi lớp dành khoảng 10% tổng thời lượng của chương trình cho nội dung GDHN.
Hướng nghiệp trong hoạt động trải nghiệm ở THCS giúp học sinh hiểu biết về nghề nghiệp và những phẩm chất liên quan tới nghề nghiệp, có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sự tư vấn của thầy cơ và gia đình, biết lập và thực hiện kế hoạch học tập đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp. Nội dung hoạt động hướng nghiệp ở THCS gồm:
- Tìm hiểu nghề nghiệp (Ý nghĩa, đặc điểm và yêu cầu của nghề. Tìm hiểu
yêu cầu về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp. Tìm hiểu thị trường lao động);
- Hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề
nghiệp (Tự đánh giá sự phù hợp của bản thân với định hướng nghề nghiệp. Rèn luyện phẩm chất và năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp);
- Một phần của Hoạt động lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch
học tập theo định hướng nghề nghiệp (Tìm hiểu hệ thống trường trung cấp, cao
ương. Tham vấn ý kiến của thầy cô, người thân và chuyên gia về định hướng nghề nghiệp. Lựa chọn cơ sở đào tạo trong tương lai và lập kế hoạch học tập phù hợp với định hướng nghề nghiệp).
Với hoạt động Tư vấn hướng nghiệp cho cá nhân và nhóm
Hình thức Tư vấn hướng nghiệp là một yêu cầu mới của GDHN theo Chương trình GDPT 2019. Do khơng có biên chế Tư vấn viên chuyên trách, BGH cần đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ Giáo viên kiêm nhiệm Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THCS nói riêng, cho học sinh lớp 9 nói riêng:
Tổ chức loại hình tư vấn dành cho một số ít học sinh lớp 9 cần phải có sự hỗ trợ đặc biệt, theo nhu cầu của bản thân học sinh đó.
Những lưu ý để thực hiện tốt các hình thức Tư vấn hướng nghiệp:
Giáo viên kiêm nhiệm Tư vấn hướng nghiệp cần có kiến thức, kinh nghiệm, hiểu biết về văn hóa, tâm lý của đối tượng cần tư vấn và có khả năng tư vấn nhóm
lớn (trường, lớp, nhóm sở thích,…) và tư vấn trường hợp (cá nhân).
Giáo viên kiêm nhiệm Tư vấn hướng nghiệp cần và có thể biết định hướng cho học sinh:
Làm các phiếu trắc nghiệm để xác định sở thích
Xác định sở thích của học sinh thơng qua trị chuyện về những tình huống cụ thể trong cuộc sống và định hướng cho em đó phương pháp cụ thể
Tư vấn danh sách các trường phù hợp với năng lực và nguyện vọng nghề nghiệp sau này của học sinh.
Về các hình thức tổ chức GDHN khác:
Trong Chương trình GDHN 2018 đã xác định: Hướng nghiệp thông qua tham quan thực tế tại các đơn vị sử dụng lao động nói chung, các doanh nghiệp, các nhà máy, các cơ sở sản xuất, cơ quan văn hóa,...; tổ chức học tập thông qua các dự án học tập triển khai tại phịng thí nghệm, phịng học bộ mơn, các cơ quan nghiên cứu, đơn vị sản xuất kinh doanh; Cần và có thể lựa chọn và phối hợp sử dụng các hình thức như:
Triển lãm các sản phẩm GDHN Cắm trại, du lịch, tham quan thực địa Hội thảo, Thuyết trình, hùng biện Dự án nghiên cứu
….
Cần phát huy các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm và tập thể trong khi tổ chức các hoạt động GDHN cho cho sinh.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
* Đối với CBQL: Chỉ đạo từ khâu lập kế hoạch theo chủ đề để lựa chọn hình thức, nội dung và phương pháp GDHN phù hợp với học sinh lớp 9; Tăng cường chỉ đạo đến cán bộ Đoàn- Đội hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9 theo chủ đề đã chọn.
* Đối với giáo viên: Thường xuyên nắm được những xu hướng và sự phát triển của ngành khoa học, kĩ thuật và cơng nghệ mà mình giảng dạy; Hiểu biết những tri thức khoa học kĩ thuật và cơng nghệ có liên qua đến nghề nghiệp mình dạy; Thường xuyên rèn luyện tay nghề, khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Tham khảo những tài liệu, tham dự các lớp tập huấn chuyên đề, tham gia các hội giảng nhằm tiếp thu và vận dụng những phương thức và cách đào tạo mới nhằm khơng ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ.