Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 ở các trường trung học cơ sở thị xã sa pa, tỉnh lào cai theo chương trình giáo dục phổ thông 2018​ (Trang 69 - 71)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục

Để thực hiện GDHN cho học sinh THCS theo chương trình GDPT 2018, các hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9 đều phải được thực hiện theo mục đích giáo dục bậc THCS nói chung và các mục tiêu của GDHN ở bậc THCS nói riêng.

Vì vậy khi xây dựng biện pháp GDHN cho học sinh lớp 9 các trường THCS thị xã Sa Pa cần phải xác định đúng các mục đích GDHN về nhận thức lí luận của GDHN; về quy trình các bước thực hiện GDHN; xác định được các yêu cầu cần đạt nhằm định hướng cho việc GDHN và đánh giá kết quả GDHN cho học sinh lớp 9 đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THCS hiện nay.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và tính thực tiễn

Các biện pháp quản lí GDHN cho học sinh THCS theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018 cần phải đảm bảo tính kế thừa những kinh nghiệm GDHN của hệ thống GDHN đã có, tránh sự xáo trộn, đảo lộn hệ thống hoạt động giáo dục của nhà trường, nếu khơng thực sự cần thiết.

Đảm bảo tính thực tiễn khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi: Biện pháp quản lí đề xuất phải sát với thực tiễn giáo dục, phù hợp với hoàn cảnh và thực tế tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Các biện pháp quản lý GDHN cho học sinh lớp 9 các trường THCS theo chương trình GDPT 2018 cần dựa trên sự phân tích thực trạng hiện nay (như đã phân tích các mặt thực trạng ở Chương 2) và nắm bắt đặc thù của nhà trường, tìm ra các khâu yếu, tập trung giải quyết các vấn đề then chốt để từ đó có các tác

động lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá các hoạt động GDHN phù hợp, đạt hiệu quả cao. Mặt khác, các biện pháp đề xuất phải xuất phát từ yêu cầu đổi mới thực tiễn GDHN hiện nay, giải quyết được những vấn đề đổi mới GDHN ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Sa Pa theo chương trình GDPT 2018.

Sau này, trong quá trình vận dụng, thực hiện tại các trường THCS, các biện pháp phù hợp với thực tế được thực hiện rộng rãi và tiếp tục được hoàn chỉnh và ngày càng hoàn thiện.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ và tính khả thi

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính đồng bộ, một mặt địi hỏi các biện pháp quản lý GDHN cho học sinh lớp 9 trên địa bàn thị xã Sa Pa theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018 phải phù hợp với các yêu cầu của mục tiêu GDHN, chương trình và kế hoạch HĐHN, cũng như điều kiện hoạt động dạy học- giáo dục chung của nhà trường THCS; Mỗi biện pháp có thể nhằm tập trung giải quyết một mặt, một yếu tố của hệ thống GDHN, song sự phối hợp các biện pháp mới đảm bảo cả hệ thống GDHN cho học sinh lớp 9 nói riêng, GDHN cho học sinh THCS nói chung đạt được các mục tiêu và đạt chất lượng, hiệu quả mong đợi.

Yêu cầu tính khả thi địi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn GDHN cho học sinh lớp 9 trên địa bàn thị xã Sa Pa theo chương trình GDHN 2018 phải đảm bảo chỉ rõ mục đích, nội dung, cách thức tiến hành, điều kiện áp dụng các biện pháp. Mặt khác, các biện pháp quản lí GDHN cho học sinh lớp 9 các trường THCS theo chương trình GDPT 2018 sẽ phải tổ chức khảo nghiệm để được kiểm chứng, đảm bảo tính khách quan và được các chuyên gia, người sử dụng đánh giá là cao về khả năng thực hiện.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9 ở các trường THCS thị xã Sa Pa theo chương trình GDPT 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 ở các trường trung học cơ sở thị xã sa pa, tỉnh lào cai theo chương trình giáo dục phổ thông 2018​ (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)