Hình thức tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9 THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 ở các trường trung học cơ sở thị xã sa pa, tỉnh lào cai theo chương trình giáo dục phổ thông 2018​ (Trang 30 - 33)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.4.Hình thức tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9 THCS

Ở cấp THCS, hoạt động GDHN tiếp tục được tích hợp vào các môn học, đồng thời được biên soạn thành một số chủ đề ở các môn Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật, Giáo dục công dân và Hoạt động trải nghiệm- hướng nghiệp trong hai năm học cuối cấp.

Trong Chương trình GDPT mới, hoạt động GDHN có vai trị quan trọng trong hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh và được tích hợp trong một số môn học, hoạt động giáo dục:

* Với chương trình mơn Cơng nghệ

Giáo dục cơng nghệ phổ thông chuẩn bị cho học sinh học tập và làm việc hiệu quả trong mơi trường cơng nghệ ở gia đình, nhà trường và xã hội; hình thành và phát triển các thành phần năng lực công nghệ: nhận thức, giao tiếp, sử dụng, đánh giá công nghệ và thiết kế kỹ thuật; chuẩn bị cho học sinh tri thức, kĩ năng nền tảng để lựa chọn ngành nghề thuộc các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ. GDHN

trong môn Công nghệ được triển khai chủ yếu ở các lớp cuối cấp THCS và toàn

bộ giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

- Cấp THCS: Ở lớp 7 và lớp 8, Chương trình mơn Cơng nghệ giúp học sinh tìm hiểu các ngành nghề liên quan tới các lĩnh vực nông - lâm nghiệp và thủy sản, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện. Ở lớp 9, Chương trình mơn Cơng nghệ

giúp học sinh tìm hiểu hệ thống nghề nghiệp, hệ thống giáo dục quốc dân, thị trường lao động và phương pháp lựa chọn nghề nghiệp. Học sinh chọn học một mơ đun có tính nghề về cơng nghiệp, nơng nghiệp hoặc dịch vụ; từ đó đánh giá khả năng của bản thân đối với nghề nghiệp đó.

* Với Chương trình mơn Tin học

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0, có nhiều ngành nghề và việc làm mới xuất hiện đòi hỏi kiến thức, kỹ năng tin học chun sâu. Mơn Tin học có cơ hội góp phần giúp học sinh định hướng nghề nghiệp tương lai hoặc ra đời khởi nghiệp, lập nghiệp trong lĩnh vực tin học. Do vậy, Chương trình mơn Tin học được dành từ 6% đến 10% cho các chủ đề hướng nghiệp với tin học. Đồng thời,

tích hợp GDHN thơng qua việc giới thiệu cho học sinh một số nghề nghiệp liên quan tới ứng dụng tin học, mạng máy tính và Internet, một số chủ đề hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hướng dẫn học sinh thực hiện các dự án học tập, tạo sản phẩm số.

* Với Chương trình mơn Giáo dục cơng dân

GDHN cũng thể hiện rõ trong môn Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật.

Ở cấp THCS, nội dung GDHN được tích hợp vào các chủ đề mơn Giáo dục công dân: Xác định mục tiêu cá nhân, Sống có lý tưởng, Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân, Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

* Với Chương trình mơn Nghệ thuật

Mơn Nghệ thuật là một môn học ghép, gồm hai môn là Âm nhạc và Mỹ thuật. Trong đó, Chương trình mơn Âm nhạc góp phần định hướng nghề nghiệp cho những học sinh có năng khiếu và nguyện vọng được làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến âm nhạc. Nội dung dạy học mơn này có trọng tâm bao gồm những kiến thức và kĩ năng âm nhạc mở rộng, nâng cao về hát, chơi nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thưởng thức âm nhạc (thời lượng học tập là 70 tiết/năm).

- Từ lớp 1 đến lớp 9, bên cạnh việc hình thành và phát triển các năng lực âm nhạc cơ bản, thông qua các hoạt động học tập âm nhạc đa dạng và phong phú như hát, đọc nhạc, nghe nhạc, chơi nhạc cụ và thưởng thức âm nhạc, học sinh còn được tạo điều kiện để nhận ra sở trường và phát huy năng khiếu âm nhạc của bản thân và bước đầu có ý thức về nghề nghiệp;

- Bên cạnh đó, những học sinh có sở thích và năng khiếu âm nhạc có thể chọn các chuyên đề học tập (35 tiết/năm học) về kĩ năng biểu diễn âm nhạc, phương pháp soạn đệm cơ bản, sử dụng một số phần mềm âm nhạc để phát triển kĩ năng, kiến thức có thể chuẩn bị cho những nghề nghiệp liên quan đến âm nhạc trong tương lai.

Chương trình mơn Mỹ thuật: Trong môn Mỹ thuật, nội dung GDHN được thực hiện qua mạch Mỹ thuật ứng dụng. Ở cấp THCS, chương trình lớp 8,

lớp 9, mỗi lớp dành khoảng 10% tổng thời lượng của chương trình cho nội dung GDHN.

* Hướng nghiệp trong hoạt động trải nghiệm

Hoạt động GDHN là một trong 4 mạch nội dung hoạt động chính và được thực hiện trong cả hai giai đoạn giáo dục cơ bản (THCS) và giáo dục định hướng nghề nghiệp (THPT), giúp học sinh hiểu biết về nghề nghiệp và những phẩm chất liên quan tới nghề nghiệp, có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sự tư vấn của thầy cơ và gia đình, biết lập và thực hiện kế hoạch học tập đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp. Nội dung hoạt động GDHN ở THCS gồm:

- Tìm hiểu nghề nghiệp (Ý nghĩa, đặc điểm và yêu cầu của nghề. Tìm hiểu u cầu về an tồn và sức khoẻ nghề nghiệp. Tìm hiểu thị trường lao động);

- Hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp (Tự đánh giá sự phù hợp của bản thân với định hướng nghề nghiệp. Rèn luyện phẩm chất và năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp);

Với một cách diễn đạt cụ thể hơn, GDHN nêu trên được chia nhỏ thành các hình thức GDHN chi tiết sau đây:

- Hướng nghiệp qua dạy chương trình hướng nghiệp chính khóa;

- Hướng nghiệp qua dạy các môn khoa học cơ bản và Giáo dục công dân; - Hướng nghiệp qua dạy môn Công nghệ, môn Tin học, môn Nghệ thuật; - Hướng nghiệp qua dạy nghề phổ thông;

- Hướng nghiệp qua tham quan cơ sở sản xuất, các cơ sở đào tạo nghề; - Hướng nghiệp qua việc mời các chuyên gia nói chuyện;

- Hướng nghiệp qua hội thảo, tranh luận theo chủ đề; - Hướng nghiệp qua hoạt động Tư vấn hướng nghiệp; - Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 ở các trường trung học cơ sở thị xã sa pa, tỉnh lào cai theo chương trình giáo dục phổ thông 2018​ (Trang 30 - 33)