8. Cấu trúc luận văn
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động GDHN tại các trường THCS thị xã Sa Pa
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9
Để đánh giá thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9 ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Sa Pa hiện nay chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 (mục 4, phụ lục 1), kết quả thu được như sau:
Bảng 2.11: Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9
STT Nội dung Kém Yếu TB Khá Tốt
Tổng số phiếu trả lời Điểm TB 1
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, Chương trình GDHN cho học sinh THCS
2 7 11 21 11 52 3,62
2
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội dung, PP, hình thức tổ chức trong các GDHN cho học sinh THCS
5 10 11 13 13 52 3,37
3
Kiểm tra, đánh giá kết quả GDHN cho học sinh thông qua nhận thức nghề nghiệp
4 11 13 21 3 52 3,15
4
Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp giữa Sở, Trường và GV trong các đợt GDHN cho học sinh THCS
2 8 12 21 9 52 3,52
5
Rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý hoạt động GDHN cho học sinh THCS
6 9 13 20 4 52 3,13
6
Điều chỉnh hợp lý kế hoạch, nội dung, PP, hình thức…tổ chức GDHN cho học sinh THCS cho chu kỳ sau
5 8 11 16 12 52 3,42
Ý kiến CBQL, giáo viên đánh giá thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN học sinh lớp 9 hiện nay ở mức trung bình (điểm TBC đạt 3,37 điểm), trong đó các hoạt động khác nhau được đánh giá ở các mức độ khác nhau, đó là:
Các nội dung kiểm tra, đánh giá được thực hiện mức cao gồm nội dung 1, 4, 6 (điểm TB lần lượt đạt 3,62; 3,52; 3,42). Điều này cho thấy, việc CBQL và giáo viên thực hiện kiểm tra, đánh giá bằng việc lập các kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động GDHN trong nhà trường là rất cần thiết. Đặc biệt, CBQL và giáo viên các trường THCS trong thị xã Sa Pa đã xác định việc Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá GDHN trong nhà trường nhưng phải căn cứ vào phần nghiên cứu lý luận, nội dung, phương hướng và tài liệu hướng dẫn công tác GD kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông của Bộ GD&ĐT.
Các nội dung kiểm tra, đánh giá được thực hiện mức trung bình gồm nội dung 2, 3, 5 (điểm TB lần lượt đạt 3,37; 3,15; 3,13). Các nội dung này là: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức trong các GDHN cho học sinh THCS; Kiểm tra, đánh giá kết quả GDHN cho học sinh THCS thông qua nhận thức nghề nghiệp; Rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý hoạt động GDHN cho học sinh THCS. Qua phỏng vấn ý kiến cô Nguyễn Như Quỳnh trường THCS Lê Văn Tám chúng tôi được biết:
“Công việc nhà trường cuối năm nhiều, việc đánh giá rút kinh nghiệm chỉ là hình thức, chưa tạo thành điểm nhấn trong việc điều chỉnh GDHN, đơi lúc đánh giá cịn mang tính hình thức, đối phó cho có kết quả, nhưng thực chất kết quả cụ thể như thế nào, cá nhân có trách nhiệm liên đới ra sao chúng tơi không nắm được thông tin”.
Từ kết quả đánh giá trên cho thấy, thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN học sinh lớp 9 ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Sa Pa còn một số bất cập. Trên cơ sở đó, CBQL và giáo viên các trường cần phải điều chỉnh các hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện và đánh giá chất lượng các hoạt động GDHN.
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9 ở các trường THCS thị xã Sa Pa