8. Cấu trúc luận văn
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực trạng hoạt động GDHN và thực trạng quản lý GDHN cho học sinh lớp 9 ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo chương trình GDPT hiện hành, nhằm xác định cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý GDHN của Hiệu trưởng khi triển khai thực hiện chương trình GDPT mới 2018.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9 ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Sa Pa (2017-2019);
- Thực trạng quản lý các hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9 ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Sa Pa (2017-2019);
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9 trên địa bàn thị xã Sa Pa (2017-2019);
- Bước đầu khảo nghiệm và đánh giá khả năng thực hiện Chương trình GDHN theo Chương trình GDPT 2018 cho học sinh lớp 9 ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Sa Pa (2017-2019).
2.2.3. Phương pháp khảo sát
Chúng tôi sử dụng các định hướng và các tiêu chí về nội dung và hình thức tổ chức GDHN ở bậc THCS theo Chương trình GDPT 2018 để khảo sát và đánh giá thực trạng các hoạt động GDHN hiện nay, qua đó sẽ xác định được những vấn đề cần phải giải quyết trong quản lý nâng cao chất lượng GDHN cho học sinh lớp 9 các trường THCS thị xã Sa Pa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng phối hợp như: Điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn, khảo nghiệm... Trong đó, Điều tra bằng bảng hỏi được xem là phương pháp cơ bản với 02 mẫu phiếu điều tra được thiết kế riêng cho từng nhóm khách thể: cán bộ quản lý và giảng viên (phụ lục 1); học sinh (phụ lục 2); Phiếu khảo nghiệm (phụ lục 3).
2.2.4. Địa bàn và thời gian khảo sát
- Địa bàn khảo sát: THCS Kim Đồng; THCS Lê Văn Tám; THCS Võ Thị Sáu, trường DTNT THCS&THPT thị xã Sa Pa.
- Thời gian khảo sát: Học kỳ II, năm học 2019-2020 (từ tháng 02/2020 đến tháng 04/2020)
2.2.5. Đối tượng khảo sát
Số Phiếu khảo sát phát ra là 250, số Phiếu thu được là 229, trong đó gồm: 07 cán bộ quản lý, 45 giáo viên và 177 học sinh của 04 trường THCS Kim Đồng; THCS Lê Văn Tám; THCS Võ Thị Sáu, trường DTNT THCS&THPT thị xã Sa Pa.
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm thống kê để tính và kiểm tra số liệu khi thu thập thông tin từ khách thể khảo sát.
Bao gồm các mức độ đánh giá theo Thang Linkert 5 bậc:
* Đối với mức độ thực hiện: Được đánh giá theo 5 mức độ: Rất thường xuyên (5 điểm), Thường xuyên (4 điểm); Đôi khi (3 điểm), Không thường xuyên, (2 điểm); Rất ít, khơng thực hiện (1 điểm).
* Đối với kết quả thực hiện: được đánh giá theo 5 mức độ: Tốt (5 điểm),
Khá (4 điểm); Trung bình (3 điểm), Yếu, kém (2 điểm), Rất kém, khơng thực hiện (1 điểm).
* Đối với mức độ quan trọng được đánh giá theo 5 mức độ: Rất quan trọng
(5 điểm), Quan trọng (4 điểm), Ít quan trọng (3 điểm), Khơng quan trọng (2 điểm), Rất không quan trọng (1 điểm)
Tính số lượng các ý kiến với tính tỉ lệ phần trăm và tính điểm trung bình: Xi = (∑ Xi*fi)/ (∑fi)
Trong đó: Xi: là biến quan sát theo tiêu chí; Fi: Số người trả lời cho giá trị Xi Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5 -1)/ 5= 0,8 điểm
Bảng 2.2. Thống kê ý nghĩa mức độ thang đo
Mức Khoảng
điểm Mức ý nghĩa
Mức đánh giá
5 4.21 - 5.00 Rất quan trọng/Rất thường xuyên/tốt/rất khả thi/ rất
cần thiết/tốt Rất cao
4 3.41 - 4.20 Quan trọng/thường xuyên/khá/khả thi/cần thiết/khá Cao
3 2.61 - 3.40 Bình thường/trung bình Trung bình
2 1.81 - 2.60 Khơng quan trọng/không thường xuyên/không hiệu
quả/không khả thi/không cần thiết/yếu Thấp
1 1.00 - 1.80
Rất không quan trọng/rất không thường xuyên/rất không hiệu quả/rất không khả thi/rất không hiệu quả/ rất kém, Không thẻ chấp nhận