Phương pháp tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9 THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 ở các trường trung học cơ sở thị xã sa pa, tỉnh lào cai theo chương trình giáo dục phổ thông 2018​ (Trang 29 - 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.3.Phương pháp tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh lớp 9 THCS

chương trình GDPT 2018

Học sinh lớp 9 là học sinh cuối cấp THCS, nên phương pháp tổ chức GDHN cho HS lớp 9 chương trình GDPT 2019 như sau:

- Phương pháp học tập theo dự án: đây là phương pháp tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng những kiến thức học được trong việc giải quyết một vấn đề cụ thể trong cuộc sống, ví dụ như tìm hiểu về xu hướng nghề nghiệp của học sinh trong một lớp học hoặc tìm hiểu về các nhu cầu nhân lực của cơ quan cha mẹ học sinh đang làm việc, tìm hiểu về các nghề truyền thống của địa phương…

- Phương pháp trắc nghiệm: nhà trường cung cấp các bảng trắc nghiệm giúp học sinh tự hiểu được năng lực, kỹ năng, nhu cầu, sở thích nghề nghiệp của bản thân… Các trắc nghiệm này có thể được sử dụng 1 lần hoặc nhiều lần nhằm giúp học sinh xác định chính xác hơn đặc điểm nhân cách nghề nghiệp của mình. Sau đây là một số trắc nghiệm thường được sử dụng: trắc nghiệm xu hướng nghề, trắc nghiệm của John Holland, trắc nghiệm MBTI, trắc nghiệm IQ (trí thơng minh), trắc nghiệm EQ (trí tuệ cảm xúc), trắc nghiệm tính bền vững chú

ý, trắc nghiệm Raven, trắc nghiệm động cơ học tập, trắc nghiệm tư duy hình học, trắc nghiệm tư duy ngôn ngữ…

- Phương pháp sân khấu hóa: cán bộ Quản lí giáo dục có thể hướng dẫn giáo viên dạy hoạt động GDHN thực hiện phương pháp này nhằm thay đổi khơng khí học tập, tăng hứng thú cho học sinh khi tham gia hoạt động GDHN. Qua hình thức sân khấu hóa, học sinh có thể tiếp cận và giới thiệu với bạn bè các tình huống liên quan đến việc lựa chọn nghề nghiệp có thể gặp trong đời sống hằng ngày (ví dụ: mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái khi chọn nghề; giữ gìn và phát huy các nghề truyền thống; thích ứng với một số nghề mới…). Sau khi xem tiết mục sân khấu hóa, các học sinh cịn lại có thể thảo luận để làm sáng tỏ vấn đề với sự dẫn dắt của giáo viên.

- Phương pháp tổ chức tham quan học tập: cán bộ QLGD chỉ đạo Ban

GDHN phối hợp cùng các tổ bộ mơn và phịng, ban trong nhà trường tổ chức cho học sinh tham quan các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, các làng nghề, trường nghề, các trường Đại học, Cao Đẳng, Trung học chuyên nghiệp nhằm tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với thế giới nghề nghiệp. Bên cạnh tham quan GDHN, các tổ bộ mơn cũng tổ chức hoạt động ngoại khóa hoạt động GDHN, đưa học sinh đến những địa điểm có liên quan đến bài học của bộ mơn. Cần lưu ý cả giáo viên và học sinh khi tham gia GDHN phải nghiêm túc, cuối buổi tham quan, có thể cho học sinh viết bài cảm nghĩ về chuyến tham quan.

- Phương pháp hướng học để hướng nghiệp: phương pháp này chủ yếu là tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu về các ngành học, các bậc học, các trường Đại học, Cao Đẳng, Trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề, các cơ sở đào tạo nghề tại gia… Hiện nay, với sự tham gia của truyền thông vào hoạt động GDHN, các tịa soạn báo có uy tín cũng tổ chức “Ngày hội tư vấn hướng nghiệp” với sự tham gia của học sinh nhiều trường trung học phổ thông ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 ở các trường trung học cơ sở thị xã sa pa, tỉnh lào cai theo chương trình giáo dục phổ thông 2018​ (Trang 29 - 30)