Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDHN cho học sinh lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 ở các trường trung học cơ sở thị xã sa pa, tỉnh lào cai theo chương trình giáo dục phổ thông 2018​ (Trang 39 - 44)

8. Cấu trúc luận văn

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDHN cho học sinh lớp

trường THCS

1.6.1. Yếu tố khách quan

a) Các văn bản định hướng của nhà nước

nói chung và giáo dục THCS nói riêng. Các văn bản điều hành đề cập đến hoạt động GDHN như một tất yếu giúp các em lựa chọn nghề nghiệp có định hướng phù hợp. Đối với chính sách của từng chương trình hoạt động GDHN được phân cấp và triển khai từ Bộ đến các đơn vị trường các địa phương, các Luật, văn bản đều có nội dung quy định và điều chỉnh hoạt động này. Một số văn bản như Luật Giáo dục (2019), Điều lệ trường THPT là văn bản trực tiếp ảnh hưởng đến công tác quản lý của Hiệu trưởng vừa là kim chỉ nam hướng dẫn các hoạt động GDHN, vừa tạo ra môi trường pháp lý cho các cơ sở giáo dục thực hiện thống nhất.

b) Điều kiện kinh tế xã hội địa phương

Các điều kiện này có ảnh hưởng trực tiếp tới việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường gia đình và xã hội tác động tới tổ chức hoạt động GDHN của nhà trường.

c) Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho HĐHN

Đây là nhân tố có tác dụng hỗ trợ các hoạt động GDHN tiến hành có mơi trường một cách hiệu quả. Các nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động hướng nghiệp được huy động từ ngân sách nhà nước, cha mẹ phụ huynh học sinh, các cá nhân, tổ chức tài trợ,… Khả năng huy động nguồn lực tài chính từ các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà hảo tâm, PHHS sẽ góp phần đem lại kết quả cho hoạt động GDHN ở các trường.

1.6.2. Yếu tố chủ quan

a) Nhận thức của cán bộ, quản lý về tầm quan trọng của GDHN

Ban giám hiệu nhà trường là cấp chỉ đạo thực hiện hoạt động GDHN ở các cơ sở giáo dục phổ thông. Để công tác GDHN thực hiện đúng chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước, phân cơng ít nhất một thành viên trong ban giám hiệu nhà trường có tâm huyết, có chun mơn về hoạt động GDHN chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ đạo thực hiện cơng tác này ở nhà trường.

b) Năng lực tổ chức hoạt động GDHN của giáo viên

hoạt động GDHN. Nếu công tác này được quan tâm và thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho hoạt động GDHN đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao. Công tác tổ chức tốt sẽ giúp các cơ sở giáo dục tận dụng và huy động mọi nguồn lực để thực hiện tốt hoạt động GDHN. Giúp giáo viên và học sinh có điều kiện thuận lợi để tiến hành công tác dạy và học GDHN.

Trong chương trình GDPT hiện hành, thời lượng cho hoạt động GDHN chính khóa ở cấp THCS chỉ được tổ chức dạy cho học sinh lớp 9 với thời lượng 9 tiết/năm, mỗi tiết học tương đương với một chủ đề. Do vậy, để hoạt động này đạt được hiệu quả thì cơng tác tổ chức, quản lý có một vị trí rất quan trọng. Tùy vào từng phương pháp, hình thức dạy học mà nhà quản lý sẽ có cách tổ chức phù hợp.

Ngồi ra, một số trường có điều kiện về nhân sự tư vấn, GDHN đã thực hiện hình thức tư vấn hướng nghiệp theo nhóm nhỏ và tư vấn cá nhân. Đây là mơ hình mà nhiều nước phát triển trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, ở nước ta, hình thức tư vấn hướng nghiệp này chưa phổ biến, đa số vẫn chỉ tồn tại ở dạng tự phát, nhỏ lẻ.

c) Ý thức thái độ của giáo viên khi tham gia hoạt động GDHN

Những cán bộ, giáo viên này có thể là người của nhà trường hoặc người ngoài trường. Họ phải là người có tâm đối với việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong tương lai, họ cần được tập huấn về hoạt động GDHN. Họ phải nắm chắc và hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung, yêu cầu của công tác GDHN, nắm vững kiến thức về ngành nghề của địa phương, kiến thức về nhu cầu tuyển dụng lao động của địa phương, tình hình phát triển kinh tế của địa phương, của quốc gia và quốc tế. Và họ cần phải biết được những thông tin cập nhật liên quan đến vấn đề tuyển sinh vào các trường THPT. Ngồi ra, họ cần phải có kiến thức về giới, tâm lý học, có kĩ năng lắng nghe, thấu cảm để tư vấn, chia sẻ. Qua đó, các cán bộ, giáo viên này có thể thực hiện tốt hoạt động GDHN và đưa ra những tư vấn định hướng học tập, nghề nghiệp phù hợp với từng học sinh.

học sinh đóng vai trị hết sức quan trọng. Để tham gia thực hiện công tác này, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm này cần được trang bị một số kiến thức cơ bản về hướng nghiệp, đặc biệt là các phương pháp tìm hiểu sở thích và khả năng nghề nghiệp. Qua đó, họ có thể đưa ra những tư vấn nghề nghiệp phù hợp với từng học sinh.

Kết luận chương 1

Nội dung chương 1 chúng tôi tiến hành xây dựng khung lý thuyết cho đề tài dựa trên khía cạnh sau:

- Các khái niệm: Quản lý, GDHN, quản lý GDHN cho học sinh THCS, chương trình GDPT 2018 và các khía cạnh lý luận về hoạt động GDHN như:

mục tiêu, ý nghĩa, nội dung, hình thức, phương pháp GDHN cho học sinh lớp 9 theo chương trình GDPT 2018.

- Các khía cạnh lý luận về nội dung quản lý GDHN cho học sinh lớp 9 tại trường THCS theo chương trình GDPT 2018 qua các khía cạnh: Lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN cho học sinh THCS theo chương trình GDPT 2018.

Nội dung Chương 1 của Luận văn đã đưa ra những cơ sở khoa học trong công tác quản lý hoạt động GDHN ở trường THCS, làm tiền đề cho ánh giá thực trạng ở Chương 2 và xây dựng biện pháp quản lý hoạt động GDHN ở Chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 9 Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 ở các trường trung học cơ sở thị xã sa pa, tỉnh lào cai theo chương trình giáo dục phổ thông 2018​ (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)